tailieuviet.vn giới thiệu Giải sách bài tập Toán lớp 9 Bài 3: Đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0) chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 9 Bài 3: Đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0)

Bài 14 trang 64 SBT Toán 9 tập 1:

a) Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cũng một mặt phẳng tọa độ:  

y=x+3;   (1)

y=2x+3;    (2)

b) Gọi giao điểm của đường thẳng y=x+3 với các trục Oy, Ox theo thứ tự là A, B và giao điểm của đường thẳng y=2x+3 với các trục Oy, Ox theo thứ tự là A, C. Tính các góc của tam giác ABC (dùng máy tính bỏ túi CASIO fx-220 hoặc CASIO fx-500A).

Phương pháp giải:

Cách vẽ đồ thị hàm số y=ax+b (a≠0)

+ Nếu b=0  ta có hàm số y=ax . Đồ thị của  y=ax  là đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0;0) và điểm A(1;a);

+ Nếu b≠0 thì đồ thị y=ax+b là đường thẳng đi qua các điểm A(0;b); B(−ba;0).

Lời giải:

a)

*) Vẽ đồ thị của hàm số y=x+3 

Cho x = 0 thì y=3. Ta có: A(0;3)

Cho y = 0 thì x+3=0⇒x=−3. Ta có: B(−3;0)

*) Cách tìm điểm có tung độ bằng 3 trên trục Oy:

–   Dựng điểm M(1;1). Ta có: OM=12+12=2

–   Dựng cung tròn tâm O bán kính OM cắt trục Ox tại điểm có hoành độ bằng 2 .

–   Dựng điểm N(1;2). Ta có: ON=12+(2)2=3

–   Vẽ cung tròn tâm O bán kính ON cắt trục Oy tại A có tung độ 3 cắt tia đối của Ox tại B có hoành độ −3 .

Đồ thị của hàm số y=x+3 là đường thẳng AB.

*) Vẽ đồ thị của hàm số y=2x+3

Cho x = 0 thì y=3. Ta có: A(0;3)

Cho y = 0 thì 2x+3=0⇒x=−32. Ta có: C(−32;0)

Đồ thị của hàm số y=2x+3 là đường thẳng AC

SBT Toán 9 Bài 3: Đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0) | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 2)

 

b)

Xét tam giác ABO vuông tại O, có: tgABO^=OAOB=33=1⇒ABO^=450 hay ABC^=450

Xét tam giác ACO vuông tại O, có: tgACO^=OAOC=332=2⇒ACO^=63026′

Ta có: ACO^+ACB^=1800 (hai góc kề bù)

Suy ra : ACB^=1800−ACO^=1800−63026′=116034′

Lại có: ACB^+ABC^+BAC^=1800 (tổng ba góc trong tam giác ABC)

Suy ra:

BAC^=1800−(ACB^+ABC^)=1800−(450+116034′)=18026′

Bài 15 trang 64 SBT Toán 9 tập 1: Cho hàm số y=(m−3)x.  

a) Với các giá trị nào của m thì hàm số đồng biến ? Nghịch biến ?

b) Xác định giá trị của m để đồ thị hàm số đi qua điểm A(1;2).

c) Xác định giá trị của m để đồ thị hàm số đi qua điểm B(1;−2).

d) Vẽ đồ thị của hai hàm số ứng với giá trị của m tìm được ở các câu b) , c).

Phương pháp giải:

Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y=ax+b, trong đó a,b là các số cho trước và a≠0. 

Hàm số bậc nhất y=ax+b xác định với mọi giá trị của x thuộc R và có tính chất sau:

a) Đồng biến trên R, khi a>0.

b) Nghịch biến trên R, khi a<0.

Lời giải:

a)

Điều kiện : m−3≠0⇔m≠3.

*) Hàm số đồng biến khi hệ số a=m−3>0⇔m>3

Vậy với m>3 thì hàm số y=(m−3)x đồng biến.

*)  Hàm số nghịch biến khi hệ số a=m−3<0⇔m<3

Vậy với m<3 thì hàm số y=(m−3)x nghịch biến.

 b)

Đồ thị của hàm số y=(m−3)x đi qua điểm A(1;2) nên tọa độ điểm A nghiệm đúng phương trình hàm số.

Ta có: 2=(m−3)1⇔2=m−3⇔m=5

Vậy với m=5 thì đồ thị hàm số y=(m−3)x đi qua điểm A(1;2)

 c)

Đồ thị của hàm số y=(m−3)x đi qua điểm B(1;-2) nên tọa độ điểm B nghiệm đúng phương trình hàm số.

Ta có : −2=(m−3)1⇔−2=m−3⇔m=1

Vậy với m=1 thì đồ thị hàm số y=(m−3)x đi qua điểm B(1;-2).

 d)

Khi m=5 thì ta có hàm số: y=2x

Khi m=1 thì ta có hàm số: y=−2x

*) Vẽ đồ thị của hàm số y=2x

Cho x=0 thì y=0. Ta có: O(0;0)

Cho x=1 thì y=2. Ta có: A(1;2)

Đường thẳng OA là đồ thị hàm số y=2x.

*) Vẽ đồ thị của hàm số y=−2x.

Cho x=0 thì y=0. Ta có : O(0;0)

Cho x=1 thì y=−2 . Ta có : B(1;-2)

Đường thẳng OB là đồ thị của hàm số y=−2x.

SBT Toán 9 Bài 3: Đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0) | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 3)

Bài 16 trang 64 SBT Toán 9 tập 1: Cho hàm số y=(a−1)x+a.

a) Xác định giá trị của a để đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 2.

b) Xác định giá trị của a để đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có hoành độ bằng −3.

c) Vẽ đồ thị của hai hàm số ứng với giá trị của a tìm được ở các câu a) , b) trên cùng hệ  trục tọa độ Oxy và tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng vừa vẽ được.

Phương pháp giải:

Điểm M(x0;y0) thuộc đồ thị y=ax+b khi y0=ax0+b

Lời giải:

a)

Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng y=2, suy ra điểm đó có hoành độ x=0.

Thay x=0, y=2 vào hàm số y=(a−1)x+a(a≠1) ta được:

2=(a−1).0+a⇒a=2 (thỏa mãn)

Vậy a=2.

Cách khác: 

Hàm số y=(a−1)x+a(a≠1) là hàm số bậc nhất có đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng y=2 nên a=2.

 b)

Hàm số y=(a−1)x+a(a≠1) là hàm số bậc nhất có đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ x=−3 nên tung độ giao điểm này bằng 0.

Ta có: 

0=(a−1)(−3)+a⇔−3a+3+a=0⇔−2a=−3⇔a=1,5

 c)

Khi a=2 thì ta có hàm số: y=x+2

Khi a=1,5 thì ta có hàm số: y=0,5x+1,5

* Vẽ đồ thị của hàm số y=x+2

Cho x=0 thì y=2. Ta có: A(0;2)

Cho y=0 thì x=−2. Ta có: B(−2;0)

Đường thẳng AB là đồ thị hàm số y=x+2.

* Vẽ đồ thị của hàm số y=0,5x+1,5

Cho x=0 thì y=1,5. Ta có: C(0;1,5)

Cho y=0 thì x=−3. Ta có : D(−3;0)

Đường thẳng CD là đồ thị hàm số y=0,5x+1,5

* Tọa độ giao điểm của hai đường thẳng .

Gọi M(x1;y1) là giao điểm của hai đường thẳng y=x+2 và y=0,5x+1,5. 

Ta có:

M(x1;y1) thuộc đường thẳng y=x+2 nên y1=x1+2

M(x1;y1) thuộc đường thẳng y=0,5x+1,5 nên y1=0,5×1+1,5

Suy ra:

x1+2=0,5×1+1,5⇔0,5×1=−0,5⇔x1=−1

x1=−1⇒y1=−1+2=1           

Vậy tọa độ giao điểm của hai đường thẳng là M(−1;1). 

SBT Toán 9 Bài 3: Đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0) | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 4)

Bài 17 trang 64 SBT Toán 9 tập 1:

a) Vẽ trên cùng hệ trục tọa độ Oxy đồ thị các hàm số sau: 

y=x  (d1)  ; 

y=2x  (d2);

y=−x+3 (d3).

b) Đường thẳng (d3) cắt các đường thẳng (d1); (d2) theo thứ tự tại A,B.

Tìm tọa độ của các điểm  và tính diện tích tam giác 

Phương pháp giải:

Cách vẽ đồ thị hàm số y=ax+b (a≠0)

+ Nếu b=0  ta có hàm số y=ax . Đồ thị của  y=ax  là đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0;0) và điểm A(1;a);

+ Nếu b≠0 thì đồ thị y=ax+b là đường thẳng đi qua các điểm A(0;b); B(−ba;0).

Lời giải:

a)

* Vẽ đồ thị của hàm số y=x

Cho x=0 thì y=0

Cho x=1 thì y=1

Đồ thị hàm số y=x là đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0;0) và điểm (1;1)

* Vẽ đồ thị của hàm số y=2x

Cho x=0 thì y=0

Cho x=1 thì y=2

Đồ thị hàm số y=2x là đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0;0) và điểm (1;2)

* Vẽ đồ thị của hàm số y=−x+3

Cho x=0 thì y=3. Ta có điểm (0;3)

Cho y=0 thì x=3. Ta có điểm (3;0) 

Đồ thị hàm số y=−x+3 là đường thẳng đi qua hai điểm (0;3) và điểm (3;0)

SBT Toán 9 Bài 3: Đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0) | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 6)

 

b)

* Gọi A(x1;y1),B(x2;y2) lần lượt là tọa độ giao điểm của đường thẳng (d3) với  hai đường thẳng (d1); (d2).

Ta có: A(x1;y1) thuộc đường thẳng (d1):y=x nên y1=x1

A(x1;y1) thuộc đường thẳng (d3):y=−x+3 nên y1=−x1+3

Suy ra:

x1=−x1+3⇔2×1=3⇔x1=1,5

x1=1,5⇒y1=1,5           

Vậy tọa độ giao điểm của hai đường thẳng (d1) và (d3) là A(1,5;1,5).

Ta có:

B(x2;y2) thuộc đường thẳng (d2):y=2x nên y2=2×2

B(x2;y2) thuộc đường thẳng (d3):y=−x+3 nên y2=−x2+3

Suy ra :

2×2=−x2+3⇔3×2=3⇔x2=1

x2=1⇒y2=2         

Vậy tọa độ giao điểm của hai đường thẳng (d2) và (d3) là B(1;2).

SBT Toán 9 Bài 3: Đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0) | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 7)

Tính diện tích tam giác OAB. 

SOBD=12.2.3=3(cm2)SOAD=12.1,5.3=2,25(cm2)⇒SOAB=SOBD−SOAD=3−2,25=0,75(cm2)

Bài tập bổ sung (trang 64,65 SBT Toán 9)

Bài 3.1 trang 64 SBT Toán 9 tập 1: Cho hàm số bậc nhất y=(m−1,5)x+5 (1)

a) Khi m=3, đồ thị của hàm số (1) đi qua điểm:

(A) (2; 7);      (B) (2,5; 8);

(C) (2; 8);      (D)  (-2; 3)

b) Khi m=2, đồ thị của hàm số (1) cắt trục hoành tại điểm:

(A) (1; 0);      (B)  (2; 0);

(C) (-1; 0);    (D) (-10; 0) 

Phương pháp giải:

Điểm M(x0;y0) thuộc đồ thị y=ax+b khi y0=ax0+b

Lời giải:

a)

Với  m=3 thì hàm số có dạng y=1,5x+5

Ta có với 

x=2 thì y=1,5.2+5=8 nên đồ thị đi qua điểm (2;8). Do đó A sai, C đúng.

x=2,5 thì y=1,5.2,5+5=8,75≠8 nên B sai

x=−2 thì y=1,5.(−2)+5=2≠3 nên D sai

Vậy đáp án (C).

b)

Với  m=2 thì hàm số có dạng y=0,5x+5

x=−10 thì y=1,5.(−10)+5=0 nên đồ thị của hàm số (1) cắt trục hoành tại điểm (-10;0).

Vậy đáp án (D) 

Bài 3.2 trang 65 SBT Toán 9 tập 1: Cho đường thẳng (d1) và (d2) xác định bởi các hàm số bậc nhất sau: 

y=0,5x−3  (d1); y=−1,5x+5  (d2) 

Đường thẳng  (d1) và đường thẳng  (d2) cắt nhau tại điểm :

(A) (2;−2);    (B)  (4;−1);

(C) (−2;−4);   (D) (8;1).

Phương pháp giải:

Xét đường thẳng (d1): y=a1x+b1 và đường thẳng (d2): y=a2x+b2 

Để tìm giao điểm giữa hai đường thẳng ta xét phương trình hoành độ giao điểm:

a1x+b1=a2x+b2.

Tìm x0 là nghiệm của phương trình trên và thay vào một trong hai phương trình đường thẳng để tìm y0. Vậy (x0;y0) là giao điểm cần tìm.

Lời giải:

Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d1) và (d2): 

0,5x−3=−1,5x+5⇔2x=8⇔x=4

Thay x=4 vào hàm số y=0,5x−3, ta có: y=0,5.4−3=−1.

Vậy giao điểm của hai đường thẳng là: B(4;−1). Đáp án (B).

Bài 3.3 trang 65 SBT Toán 9 tập 1: Cho ba đường thẳng y=25x+12 (d1);

y=35x−52 (d2);  y=kx+3,5 (d3) 

Hãy tìm giá trị của k để sao cho ba đường thẳng đồng quy tại một điểm.

Phương pháp giải:

Xét đường thẳng (d1): y=a1x+b1 và đường thẳng (d2): y=a2x+b2 

Để tìm giao điểm giữa hai đường thẳng, ta xét phương trình hoành độ giao điểm:

a1x+b1=a2x+b2.

Tìm x0 là nghiệm của phương trình trên và thay vào một trong hai phương trình đường thẳng để tìm y0. Vậy (x0;y0) là giao điểm cần tìm.

Thay tọa độ giao điểm vừa tìm được vào phương trình đường thẳng (d3) để tìm k.

Lời giải:

* Trước hết tìm giao điểm của hai đường thẳng (d1) và (d2).

+) Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d1) và (d2): 

25x+12=35x−52⇔25x−35x=−52−12⇔−15x=−3⇔x=15

+) Tìm tung độ giao điểm: Thay x=15 vào hàm số y=25x+12, ta có: 

y=25.15+12=6,5

+) Thay x=15 và y=6,5 vào phương trình  (d3):

6,5=k.15+3,5⇔15k=3⇔k=0,2

 Vậy với k=0,2 thì ba đường thẳng đồng quy tại điểm (15;6,5).

Bài 3.4 trang 65 SBT Toán 9 tập 1: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy cho ba điểm A, B, C có tọa độ như sau: A (7; 7), B(2, 5), C (5; 2). 

a) Hãy viết phương trình các đường thẳng AB, BC, CA.

b) Coi độ dài mỗi đơn vị trên các trục Ox, Oy là 1cm, hãy tính chu vi, diện tích của tam giác ABC (lấy chính xác đến hai chữ số thập phân).

SBT Toán 9 Bài 3: Đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0) | Giải SBT Toán lớp 9 (ảnh 8)

Phương pháp giải:

Để viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cho trước ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Gọi phương trình đường thẳng là y=ax+b. 

Bước 2: Thay tọa độ các điểm thuộc đường thẳng, ta có các phương trình hai ẩn của a và b.

Bước 3: Từ các phương trình tìm a và b

Bước 4: Kết luận phương trình đường thẳng với a và b đã tìm được.

Lời giải:

a)

+ Gọi phương trình đường thẳng AB là y=ax+b.

Tọa độ của các điểm A, B thỏa mãn phương trình y=ax+b nên ta có:

{7=a.7+b5=a.2+b⇔{b=7−7ab=5−2a

Suy ra: 7−7a=5−2a⇔5a=2⇔a=25

⇒b=5−2a=5−2.25=215

Vậy phương trình đường thẳng AB là y=25x+215

+ Gọi phương trình đường thẳng BC là y=a′x+b′.

Tọa độ của các điểm B, C thỏa mãn phương trình y=a′x+b′ nên ta có:

{5=a′.2+b′2=a′.5+b′⇒{b′=5−2a′b′=2−5a′

Suy ra: 5−2a′=2−5a′⇔3a′=−3⇔a′=−1

⇒b=5−2a′=5−2.(−1)=7

Vậy phương trình đường thẳng BC là y=−x+7.

+ Gọi phương trình đường thẳng AC là y=a″x+b″.

Tọa độ của các điểm A, C thỏa mãn phương trình y=a″x+b″ nên ta có:

{7=a″.7+b″2=a″.5+b″⇒{b″=7−7a″b″=2−5a″

Suy ra: 7−7a″=2−5a″⇔2a″=5⇔a″=52

⇒b″=2−5a″=2−5.52=−212

Vậy phương trình đường thẳng AC là y=52x−212

b)

Áp dụng định lí Pytago vào các tam giác vuông lần lượt có các cạnh huyền AB, AC, BC ta tính được độ dài các cạnh như sau:

AB=52+22=29≈5,39cm

AC=52+22=29≈5,39cm

BC=32+32=18≈4,24cm

Do đó chu vi của tam giác ABC là AB+AC+BC≈5,39+5,39+4,24=15,02cm.

Diện tích tam giác ABC được tính bằng hiệu diện tích hình vuông cạnh 5cm trừ đi ba diện tích của các tam giác xung quanh.

SABC=52−12.5.2−12.5.2−12.3.3=10,5(cm2)