Giải Toán 10 Bài 26: Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất KNTT được TaiLieuViet.vn tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết lời giải Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 bài 26 dưới đây.

Bài 9.1 trang 82 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2

Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương không lớn hơn 30.

a. Mô tả không gian mẫu.

b. Gọi A là biến cố: “Số được chọn là số nguyên tố”. Các biến cố A và overline{A} là tập con nào của không gian mẫu?

Gợi ý đáp án

a. Không gian mẫu Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 22; 23 ;24; 25; 26 ; 27; 28; 29; 30}.

b. A = {2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 19; 23; 29}

overline{A} = {1; 4; 6; 8; 9; 10; 12; 14; 15; 16; 18; 20; 21; 22; 24; 25; 26; 27; 28; 30}.

Bài 9.2 trang 82 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2

Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương không lớn hơn 22 .

a. Mô tả không gian mẫu.

b. Gọi B là biến cố: “Số được chọn chia hết cho 3 “. Các biến cố B và overline{B} là các tập con nào của không gian mẫu?

Gợi ý đáp án

a. Không gian mẫu Omega= {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 22}.

b. B = {3; 6; 9; 12; 15; 18; 21}

overline{B}= {1; 2; 4; 5; 7; 8; 10; 11; 13; 14; 16; 17; 19; 20; 22}.

Bài 9.3 trang 82 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2

Gieo đồng thời một con xúc xắc và một đồng xu.

a. Mô tả không gian mẫu.

b. Xét các biến cố sau:

C: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp”;

D: “Đồng xu xuất hiện mặt ngửa hoặc số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 5”.

Các biến cố C, overline{C}, D và overline{D} là các tập con nào của không gian mẫu?

Gợi ý đáp án

a. Kí hiệu S là mặt sấp, N là mặt ngửa. Không gian mẫu được cho theo bảng:

1 2 3 4 5 6
S S1 S2 S3 S4 S5 S6
N N1 N2 N3 N4 N5 N6

Vậyn(Omega ) = 10.

b.

C = {S1; S2; S3; S4; S5; S6}

overline{C}

D = {N1; N2; N3; N4; N5; N6; S5}

Bài 9.4 trang 82 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2

a. Gọi H là biến cố: “Bi lấy ra có màu đỏ”. Biến cố: “Bi lấy ra có màu xanh hoặc màu đen hoặc trắng” có phải là biến cố overline{H} hay không?

b. Gọi K là biến cố: “Bi lấy ra có màu xanh hoặc màu trắng”. Biến cố: “Bi lấy ra màu đen” có phải là biến cố overline{K} hay không?

Gợi ý đáp án

a. Biến cố: “Bi lấy ra có màu xanh hoặc màu đen hoặc trắng” có là biến cố overline{H} vì nếu không lấy ra bi màu đỏ thì chỉ có thể là màu xanh hoặc đen, hoặc trắng.

b. Biến cố: “Bi lấy ra màu đen” không là biến cố overline{K} vì nếu không lấy ra màu xanh hoặc màu trắng thì có thể là màu đen hoặc đỏ.

Bài 9.5 trang 82 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2

Hai bạn An và Bình mỗi người gieo một con xúc xắc cân đối. Tính xác suất để:

a. Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 3 ;

b. Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc mà An gieo lớn hơn hoặc bằng 5 ;

c. Tích hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 6;

d. Tổng hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số nguyên tố.

Do gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện có thể là 1, 2, 3, 4, 5, 6 nên khi gieo 2 con xúc xắc thì số khả năng xảy ra là n(Omega ) = 6.6 = 36.

Các kết quả của không gian mẫu được cho trong bảng:

1 2 3 4 5 6
1 (1;1) (1;2) (1;3) (1;4) (1;5) (1;6)
2 (2;1) (2;2) (2;3) (2;4) (2;5) (2;6)
3 (3;1) (3;2) (3;3) (3;4) (3;5) (3;6)
4 (4;1) (4;2) (4;3) (4;4) (4;5) (4;6)
5 (5;1) (5;2) (5;3) (5;4) (5;5) (5;6
6 (6;1) (6;2) (6;3) (6;4) (6;5) (6;6)

Gợi ý đáp án

a. Biến cố A: “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 3”.

Các kết quả thuận lợi của A là: (1;1), (1;2), (2;1), (2;2).

n(A) = 4. Vậy P(A)=frac{n(A)}{n(Omega )}=frac{4}{36}=frac{1}{9}.

b. Biến cố B: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc mà An gieo lớn hơn hoặc bằng 5”.

Các kết quả thuận lợi của B là:

(5;1), (5;2), (5;3), (5;4), (5;5), (5;6), (6;1), (6;2), (6;3), (6;4), (6;5), (6;6).

n(B) = 12. VậyP(B)=frac{n(B)}{n(Omega )}=frac{12}{36}=frac{1}{3}.

c. Biến cố C: “Tích hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 6”.

Các kết quả thuận lợi của C là: (1; 1), (1; 2), (1; 3), (1; 4), (1; 5), (2; 1), (3; 1), (4; 1), (5; 1).

n(C) = 9. Vậy P(C)=frac{n(C)}{n(Omega )}=frac{9}{36}=frac{1}{4}.

d. Biến cố D: “Tổng hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số nguyên tố”.

Các kết quả thuận lợi của D là: (1; 1), (1; 2), (2; 1), (1; 4), (4; 1), (1; 6), (6;1), (2; 3); (2; 5), (3; 2), (5; 2), (3; 4), (4; 3), (5; 6), (6; 5).

n(D) = 15. Vậy P(D)=frac{n(D)}{n(Omega )}=frac{15}{36}=frac{5}{12}.

Bài tiếp theo: Giải Toán 10 Bài 27: Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Toán 10 Bài 26: Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất sách Kết nối tri thức tập 2. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức Tập 2…