Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 với nhiều đề thi khác nhau, bao gồm đáp án và bảng ma trận chi tiết cho các em học sinh tham khảo, nắm được bố cục đề thi, từ đó có định hướng ôn tập, chuẩn bị cho kì thi giữa kì 1 sắp tới đạt kết quả cao. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ đề thi, đáp án và bảng ma trận đề thi.
- Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 của 3 sách mới
Mục Lục
Toggle1. Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Số 1
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mèo dạy hổ
Ngày xưa, hổ không biết cách bắt mồi như mèo. Một hôm, hổ đến gần mèo dỗ dành:
– Bác mèo ơi, tôi là người cùng họ với bác. Tôi và bác giống nhau y hệt. Mình tôi cũng vằn vằn như bác. Tôi có râu, bác cũng có râu. Tôi có vuốt sắc, bác cũng có…Thế mà bác lại biết rình mồi, biết nhảy, biết trèo tài hơn tôi. Chỗ họ hàng với nhau, bác dạy cho tôi biết với.
Mèo nghe lời ngọt ngào, thương hổ là chỗ họ hàng, liền nói:
– Nhưng bác đừng ăn thịt tôi cơ.
Hổ vỗ về:
– Ai lại ăn thịt người cùng họ bao giờ? Bác cứ tin ở tôi.
Mèo yên tâm dạy hổ cách thu mình rình mồi, cách nhảy bắt mồi, cách vờn, cách mài giũa vuốt. Hổ học xong lấy làm đắc chí. Đương lúc đói bụng, hổ định vồ mèo ăn thịt. Hổ bảo:
– Mẻo mèo meo! Ta bắt được mèo ta nhai ngấu nghiến!
Mèo nhảy tót lên cây bảo hổ:
– Mẻo mèo mèo! Ta có võ trèo ta chưa dạy hổ.
Hổ tức quá gầm nhảy dưới đất, nhưng không làm gì được. Và từ đó đến giờ, hổ vẫn không biết trèo như mèo.
(Nguồn Internet)
Câu 1. Câu chuyện được kể bằng lời của ai?
A. Lời của hổ.
B. Lời của mèo.
C. Lời của người kể chuyện.
D. Lời của một con vật khác.
Câu 2. Ai là nhân vật chính trong câu chuyện trên?
A. Con hổ
B. Con mèo
C. Khu rừng
D. Hổ và mèo
Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. So sánh
Câu 5. Từ “dỗ dành” trong câu “Một hôm, hổ đến gần mèo dỗ dành” là từ:
A. Cụm từ
B. Từ đơn
C. Từ láy
D. Từ ghép
Câu 6. Nghĩa của từ “đắc chí” trong câu: “Hổ học xong lấy làm đắc chí” là gì?
A. Tự cho mình hơn người nên xem thường người khác.
B. Tỏ ra thích thú vì đã đạt được điều mong muốn.
C. Đúng như ý muốn của mình.
D. Tỏ ra trơ lì, không có chút gì kiêng sợ hoặc xấu hổ.
Câu 7. Chú mèo trong câu chuyện là một nhân vật như thế nào?
A. Là một nhân vật khôn ngoan.
B. Là một nhân vật khiêm tốn.
C. Là một nhân vật yếu đuối.
D. Là một nhân vật kiêu căng.
Câu 8. Vì sao hổ không bao giờ biết trèo như mèo?
A. Vì mèo chưa nhiệt tình dạy hổ.
B. Vì hổ không chịu học.
C. Vì hổ không thể học được.
D. Vì hổ đã vội vã trở mặt vô ơn, định ăn thịt mèo – người đã bày bảo, dạy dỗ cho mình.
Câu 9. Em có đồng ý với cách cư xử của hổ không? Vì sao? (trình bày bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu)
Câu 10. Qua câu chuyện trên, em rút ra cho mình bài học gì có ý nghĩa nhất? (trình bày bằng đoạn văn từ 5 đến 7 câu)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.
Xem đáp án đề số 1 trong file tải về
2. Đề thi giữa kì 1 Văn 6 KNTT – Đề 2
Ma trận đề thi
Mức độ Tên chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1. Văn học Đọc – hiểu Văn bản (Ngữ liệu nằm ngoài SGK) |
– Nhận biết về chủ đề, thể thơ của đoạn thơ |
– Hiểu nội dung đoạn thơ |
– Rút ra được bài học cho bản thân |
||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
Số câu: 1 Số điểm:1 tỉ lệ : 10% |
Số câu:1 Số điểm: 1 tỉ lệ : 10% |
Số câu:1 Số điểm:1 tỉ lệ : 10% |
Số câu: 3 Số điểm: 3 tỉ lệ : 30% |
|
2. Tiếng Việt So sánh; Từ láy |
– Chỉ ra câu văn có hình ảnh so sánh. – Nhận biết từ láy, có trong đoạn thơ |
||||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
Số câu:2 Số điểm:2 tỉ lệ : 20% |
Số câu: 2 Số điểm: 2 tỉ lệ : 20% |
|||
3. Tạo lập văn bản. |
Viết bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân. |
||||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
Số câu: 1 Số điểm:5,0 tỉ lệ :50% |
Số câu: 1 Số điểm: 5 tỉ lệ :50% |
|||
– Tổng số câu: – Tổng số điểm: – Tỉ lệ% |
Số câu: 3 Số điểm: 3 Tỉ lệ : 30% |
Số câu:1 Số điểm:1 Tỉ lệ 10% |
Số câu:1 Số điểm:1 Tỉ lệ 10% |
Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ : 50% |
Số câu:6 Số điểm:10 Tỉ lệ:100% |
Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Văn
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU(5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ
Cho con thành tựu được nhờ tấm thân
Mẹ thường âu yếm ân cần
Bảo ban chỉ dạy những lần con sai
(“ Mẹ là tất cả” -Lăng Kim Thanh)
Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Và đoạn thơ trên thuộc chủ đề nào mà em đã học?
Câu 2 (1,0 điểm) Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau.
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
Câu 4 (1,0 điểm) Hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên.
Câu 5 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên là gì?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN(5 điểm)
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
Đáp án đề thi Ngữ văn 6 giữa học kì 1
I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm |
||
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
Thể thơ : lục bát Chủ đề : Tình cảm gia đình |
0,5 0,5 |
Câu 2 |
* HS ghi đúng 2 trong các từ : Từ láy : mát mẻ, mong mỏi, âu yếm, bảo ban. |
1,0 |
Câu 3 |
Biện pháp tu từ: So sánh *HS ghi đúng 1 trong 2 câu thơ: – Mẹ là cơn gió mùa thu – Mẹ là đêm sáng trăng sao |
0,5 0,5 |
Câu 4 |
Nội dung : Tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ đối với con cái đồng thời thể hiện lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của con đối với mẹ. |
1,0 |
Câu 5 |
Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn trích – Nhận thấy tình mẫu tử là tình cảm cô cùng thiêng liêng và cao cả đối với cuộc sống con người. – Phải biết trân quý những giây phút được sống bên mẹ, trân trọng tình cảm gia đình… – Hãy thực hiện lòng hiếu thảo một cách thật tâm, chân tình – chăm sóc, phụng dưỡng, yêu thương cha mẹ tử tế. – Lên án, phê phán những hành động vô lễ, ngược đãi, bất hiếu đối với cha mẹ |
1,0 |
II.Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm |
||
Mở bài |
Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. |
0,5 |
Thân bài |
– Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. – Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. – Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí. (Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). |
1,0 1,0 1,0 |
Kết bài |
Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. |
0,5 |
III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm |
||
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt. |
0,25 |
|
Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵen chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc. |
0,5 |
|
Bài làm cần tập trung làm nổi bật hoạt động trải nghiệm của bản thân. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết. |
0,25 |
3. Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 6
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Mẹ là biển rộng mênh mông
Dạt dào che chở…con trông con chờ
Đi xa con nhớ từng giờ
Mẹ là tất cả bến bờ bình yên.”
(“Mẹ là tất cả” – Phạm Thái)
Câu 1 (1,0 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2 (1,0 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
“Mẹ là biển rộng mênh mông
Dạt dào che chở…con trông con chờ.”
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài). Qua nhân vật Dế Mèn, em rút ra cho mình bài học gì?
Câu 2: (5,0 điểm)
Kể lại một trải nghiệm của em (Về một chuyến du lịch, một chuyến về quê, với một người thân, với con vật nuôi.)
Đáp án Đề thi giữa kì 1 Văn 6
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I/ Phần đọc – hiểu văn bản (3.0 điểm) |
||
1 (1.0đ) |
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm |
1.0 |
2 (1.0 đ) |
– Từ láy: mênh mông, dạt dào |
1.0 |
3 (1.0 đ) |
* HS chỉ ra biện pháp tu từ đặc sắc sau – Biện pháp tu từ: So sánh “Mẹ là biển rộng mênh mông” + Tác dụng: – Tạo nên cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn…giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. – Nhấn mạnh, làm nổi bật tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ đối với con cái đồng thời thể hiện lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của con đối với mẹ. |
0.25 0.25 0.5 |
II/ Phần tạo lập văn bản. (7.0 điểm) |
||
1 (2.0đ) |
* Cảm nhận về nhân vật Dế Mèn: HS đảm bảo các yêu cầu sau: – Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, có vẻ đẹp hùng dũng của con nhà võ – Dế Mèn kiêu căng tự phụ, xem thường mọi người, hung hăng hống hách, xốc nổi – Sau khi bày trò trêu chị Cốc, gây ra cái chết cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình *Bài học – Không nên kiêu căng, coi thường người khác. – Không nên xốc nổi để rồi hành động điên rồ. – Không quá đề cao bản thân rồi rước hoạ. – Cần biết lắng nghe, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh. |
1.0 1.0 |
2 (5đ) |
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng vấn đề *Triển khai vấn đề: a. Mở bài Giới thiệu về trải nghiệm của bản thân. b. Thân bài. Kể diễn biến câu chuyện – Sự việc khởi đầu – Sự việc phát triển – Sự việc cao trào – Sự việc kết thúc c. Kết bài. Nêu suy nghĩ về trải nghiệm d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. |
0.25 0.25 0.5 0.5 1.0 1.0 0.5 0.5 0.25 0.25 |
Tổng điểm: |
10.0 |
Bảng ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn
Tên chủ đề |
Cấp độ |
Tổng |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|||
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1. Văn bản – Mẹ là tất cả. – Bài học đường đời đầu tiên. |
-Xác định phương thức biểu đạt. |
-Trình bày sáng tạo được nội dung, bài học rút ra từ văn bản theo cảm nhận và hiểu biết của bản thân. |
Số câu: 2 Số điểm: 3.0 Tỉ lệ: 30% |
||
Số câu: 3 Số điểm: 3.0 Tỉ lệ: 30% |
1 1.0 10% |
1 2.0 20 % |
|||
2. Tiếng Việt – Từ láy. – Các biện pháp tu từ. |
– Xác định từ láy, biện pháp tu từ. |
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ vừa xác định được. |
Số câu: 2 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% |
||
Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
1 1,5 15 % |
1 0,5 5% |
|||
3. Tập làm văn Văn tự sự. |
-Viết được bài văn hoàn chỉnh kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân |
Số câu: 1 Số điểm: 5.0 Tỉ lệ: 50% |
|||
Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% |
1 5.0 50% |
||||
Tổng Số câu: 7 Số điểm: 10 Tỉ lệ:100% |
2 2.5 25 % |
1 0.5 5 % |
1 2.0 20 % |
1 5.0 50 % |
5 10.0 100 % |
4. Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Số 4
Đề kiểm tra về thơ (có yếu tố miêu tả vả tự sự)
Phần một – Đọc hiểu (6đ):
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi kế tiếp
Anh bộ đội và tiếng nhạc lạ
Anh bộ đội xắn quần đi trong mưa
Bầy la theo rừng già, rừng thưa
Rừng đâu chỉ có giọng chim lạ
Còn có tiếng nhạc trên cổ la
Những cây nấm nâu, màu nâu già
Tự dưng thức dậy bên vòm lá
Những bông hoa chưa có tên hoa
Bỗng nhiên mở cánh ra nghe ngóng
Tiếng nhạc trên cổ la rung rung
Đã sáu năm là bài hát của rừng
Có những con đường hoang dại lắm
Chỉ in chân la và chân anh.
Những con đường xa, con đường xanh
Sáng lên viên đạn vàng căm giận
Cần mẫn bầy la đi ra trận
Bao gùi hàng hồi hộp trên lưng..
Hoàng Nhuận Cầm
* Câu hỏi:
Câu 1. Xác định thể thơ và những dấu hiệu nhận biết chúng thuộc bài thơ trên?
Câu 2. Anh bộ đội và bầy la làm nhiệm vụ gì, trong hoàn cảnh nào của đất nước? Những hình ảnh, chi tiết nào cho thấy điều đó ?
Câu 3. Bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. Hãy xác định nội dung tự sự, đối tượng được miêu tả và tác dụng của chúng trong bài thơ.
Câu 4. Bức tranh nhiên thiên và sự gian khó mà anh bộ đội gặp trên đường thực hiện nhiệm vụ được gợi tả như thế nào ? Phân tích những biểu hiện ấy ?
Câu 5. Xác định nghệ thuật và phân tích hiện thực và cảm xúc được thể hiện trong 2 câu thơ sau:
Cần mẫn bầy la đi ra trận
Bao gùi hàng hồi hộp trên lưng…
Câu 6. Suy nghĩ của em về cống hiến của các chú bộ đội trong chiến tranh và trong cuộc chống Covid ở thành phố Hồ Chí Minh, trong cả nước. (bằng đoạn dài từ 6-8 câu) .
Phần hai – Viết (4đ)
Hãy viết bài văn thể hiện cảm nghĩ của em về bài thơ Anh bộ đội và tiếng nhạc la (Hoàng Nhuận Cầm).
5. Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Số 5
Đề thi giữa kì 1 Văn 6
Đề kiểm tra có ngữ liệu trong sách giáo khoa
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
(Ngữ văn 6- Tập 1)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?
Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên?
Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân?
PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6
I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm |
||
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
Đoạn trích được trích trong văn bản ”Bài học đường đời đầu tiên” Tác giả Tô Hoài |
0,25 0,25 |
Câu 2 |
Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ nhất. Người kể xưng tôi kể chuyện |
0,25 0,25 |
Câu 3 |
Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: – Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. ->So sánh ngang bằng. – Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. ->So sánh ngang bằng. |
0,25 0,5 0,25 0,5 |
Câu 4 |
Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. |
0,5 |
Câu 5 |
Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Qua đó bộc lộ được tính cách của nhân vật. |
1,0 |
Câu 6 |
Không nên huênh hoang tự mãn, biết thông cảm và chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc trước khi làm một việc gì. |
1,0 |
II. Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm |
||
Mở bài |
Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. |
0,5 |
Thân bài |
– Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. – Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. – Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí. (Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). |
1,0 1,0 1,0 |
Kết bài |
Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. |
0,5 |
III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm |
||
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt. |
0,25 |
|
Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc. |
0,5 |
|
Bài làm cần tập trung làm nổi bật hoạt động trải nghiệm của bản thân. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết. |
0,25 |
Bảng ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 6
Mức độ Tên chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1. Văn học 1. Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên |
Nhận biết về tên tác phẩm, tác giả |
– Hiểu nội dung đoạn trích – Rút ra được bài học cho bản thân |
|||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
Số câu: 1 Số điểm: 0,5 |
Số câu:2 Số điểm: 2 |
Số câu:0 Số điểm:0 |
Số câu:0 Số điểm:0 |
Số câu: 3 Số điểm: 2,5 tỉ lệ% :25% |
2. Tiếng Việt So sánh |
– Chỉ ra câu văn có hình ảnh so sánh. |
Xác định được kiểu so sánh. Tác dụng của phép so sánh. |
|||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
Số câu:0,5 Số điểm:0,5 |
Số câu:1,5 Số điểm:1,5 |
Số câu:0 Số điểm:0 |
Số câu:0 Số điểm:0 |
Số câu: 2 Số điểm: 2 tỉ lệ% 20% |
3. Tập làm văn. – Ngôi kể trong văn tự sự – Phương pháp kể chuyện |
Ngôi kể trong văn bản tự sự. |
Lí giải về ngôi kể. |
Viết bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân. |
||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
Số câu:1/2 Số điểm:0,25 |
Số câu: 1/4 Số điểm:0,25 |
Số câu:0 Số điểm:0 |
Số câu: 1 Số điểm:5,0 |
Số câu: 2 Số điểm: 5,5 tỉ lệ% :55% |
– Tổng số câu: – Tổng số điểm: – Tỉ lệ% |
Số câu: 2,5 Sốđiểm: 2,25 Tỉ lệ : 22,5% |
Số câu:3,5 Số điểm:2,75 Tỉ lệ 27,5% |
Số câu:0 Số điểm:0 |
Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ : 50% |
Số câu:7 Số điểm:10 Tỉ lệ : 100% |
5. Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 Tải nhiều
- Đề thi giữa kì 1 lớp 6 Kết nối tri thức các môn học Tải nhiều
- Đề thi giữa kì 1 lớp 6 Chân trời sáng tạo các môn học Tải nhiều
- Đề thi giữa kì 1 lớp 6 sách Cánh Diều năm 2023 – 2024 – Tất cả các môn
- Đề thi Công nghệ lớp 6 giữa học kì 1 sách Cánh Diều Tải nhiều
- Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 Sách mới
- Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 Sách mới
- Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 6 năm 2023 – 2024
- Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên Sách mới
- Đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lý lớp 6 sách mới
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp năm 2023 – 2024
………………………….
Nhằm mang đến cho các em học sinh lớp 6 nguồn tài liệu phong phú và hữu ích ôn thi giữa học kì 1, TaiLieuViet giới thiệu Chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 6 đầy đủ các môn học sách mới: Toán, Ngữ Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử – Địa lý, Tiếng Anh, Tin học giúp các em ôn luyện hiệu quả trước kỳ thi. Đây cũng là nguồn tài liệu hữu ích giúp cho thầy cô tham khảo ra đề.
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)