TaiLieuViet sưu tầm và giới thiệu Thường thức âm nhạc: Giới thiệu khèn và sáo trúc SGK Âm nhạc 6 KNTT dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo. Đây là tài liệu hướng dẫn soạn bài Âm nhạc 6 sách Kết nối tri thức, chuẩn bị cho năm học sắp tới hiệu quả.

Thường thức âm nhạc: Giới thiệu khèn và sáo trúc SGK Âm nhạc 6 – Kết nối tri thức

Câu hỏi 1

Hãy nêu đặc điểm chung nhất của hai nhạc cụ khèn và sáo trúc.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin để nêu đặc điểm chung nhất của hai nhạc cụ khèn và sáo trúc.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm chung nhất của hai nhạc khèn và sáo trúc là:

+ Khèn: Là loại nhạc cụ lâu đời ở Việt Nam, gồm nhiều ống lưỡi lam được ghép với nhau qua một bình cộng hưởng. Khi thổi, hơi đi qua các lưỡi lam tạo ra âm thanh. Khèn được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng dân tộc người Mông, người Thái…

+ Sáo trúc: Rất quen thuộc với khung cảnh làng quê Việt Nam thanh bình. Sáo được làm bằng trúc hoặc nứa, gồm một lỗ thổi và nhiều lỗ bấm. Âm thanh tiếng sáo trong trẻo, tươi sáng, không chỉ để độc tấu, hòa tấu mà còn để đệm hát, ngâm thơ… Sáo có hai loại: Sáo ngang và sáo dọc. Khác với sáo dọc, sáo ngang có một đầu được bịt kín bằng mấu gần lỗ thổi.

Câu hỏi 2

Sưu tâm 1, 2 bản độc tấu, hòa tấu Khèn hoặc Sáo trúc (giới thiệu vào tiết Vận dụng – Sáng tạo).

Phương pháp giải:

Sưu tâm 1, 2 bản độc tấu, hòa tấu Khèn hoặc Sáo trúc.

Lời giải chi tiết:

Các bài độc tấu, hòa tấu khèn và sáo trúc như: Hòa tấu sáo trúc Bèo dạt mây trôi, Trống cơm,… Độc tấu Tiếng khèn bên trăng…

———————

Trên đây là toàn bộ lời giải Thường thức âm nhạc: Giới thiệu khèn và sáo trúc SGK Âm nhạc 6 KNTT. TaiLieuViet.vn liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.