Soạn bài Chuyện cơm hến trang 111 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Mục Lục
ToggleTrước khi đọc
Câu 1 trang 111 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này.
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý:
– Nhật Bản là quốc gia ưa chuộng cách chế biến thực phẩm tươi sống, ít sử dụng các gia vị để giữ nguyên hương vị của thức ăn. Họ rất nổi tiếng với các món sushi và sashimi.
– Ấn Độ là quốc gia nổi tiếng với rất nhiều các loại gia vị và hương liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm. Vì vậy, thức ăn của họ nổi tiếng với các màu sắc bắt mắt và hương vị đặc trưng, nồng đậm. Tiêu biểu là các món cà ri Ấn và súp.
– Hàn Quốc là quốc gia sử dụng nhiều các loại ớt trong chế biến thực phẩm. Hầu như mọi món ăn của họ đều có màu đỏ và sử dụng ớt. Nổi tiếng nhất chính là món kimchi với rất nhiều thể loại.
>> Tham khảo thêm: Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này
Câu 2 trang 111 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em, em sẽ chọn món nào?
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý: Em sẽ giới thiệu món bánh chưng. Một món ăn truyền thống đặc sắc của nước ta và mỗi dịp xuân về. Vì đây không chỉ là một món ăn ngon, mà còn chứa đựng các giá trị văn hóa của đất nước ta.
>> Tham khảo thêm: Giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em
Đọc văn bản
Suy luận trang 112 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó?
Hướng dẫn trả lời:
– Tác giả là người Huế
– Chi tiết cho thấy điều đó là: “Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến”
Sau khi đọc
Câu 1 trang 115 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?
Hướng dẫn trả lời:
Những chi tiết cho thấy cơm hến là món ăn bình dân là:
– Nguyên liệu: đều là những thứ dễ tìm, dễ nấu và giá thành không đắt
- cơm nguội và những con hến nhỏ lăn tăn làm sốt ruột người chế biến món ăn
- bún tàu (miến), măng khô, thịt heo thái chỉ
- một nhúm rau sống (thân chuối hoặc bắp chuối xắt mỏng như sợi tơ, trộn lẫn với môn bạc hà, khế và rau thơm thái nhỏ, giá chần (trụng) qua nước sôi)
- cánh bông thọ vàng (thỉnh thoảng)
– Gia vị: ớt, ruốc, bánh tráng, muối rang, đậu phộng, mè, da heo… – đều rất phổ biến ở Huế và dễ mua
– Người bán: một gánh hàng rong ở dọc đường
Câu 2 trang 115 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?
Hướng dẫn trả lời:
Món cơm hến cho thấy:
– Người Huế rất cầu kì trong cách ăn uống:
- Món cơm hến tuy bình dân nhưng được chế biến với nhiều nguyên liệu và đến 14 loại gia vị
- Nguyên liệu chính là hến cũng rất nhỏ và được sàng lọc vất vả
- Người bán hàng còn tỏ ý giận dỗi khi được hỏi vì sao không bớt vị đi cho vất vả
– Người Huế rất thích ăn cay:
- Hương vị bát ngát của bát cơm hến là mùi ruốc thơm dậy tận óc và vị cay đến tràn nước mắt
- Người máu cơm hến còn chưa hài lòng với vị cay sẵn có, còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn
Câu 3 trang 115 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?
Hướng dẫn trả lời:
– Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn
– Thông qua cơm hến, tác giả đã giới thiệu với mọi người:
- Về những nét đặc sắc rất riêng biệt của phong cách ẩm thực Huế (rất tỉ mỉ, cầu kì, không từ chối hay để lãng phí một nguyên liệu nào và ăn rất cay)
- Về sự cần cù, chịu khó, tỉ mẩn của người dân Huế trong việc nấu nướng và tận hưởng ẩm thực
Câu 4 trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”?
Hướng dẫn trả lời:
Tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”: bởi các món ăn đặc sản đều mang trong mình những đặc trưng về ẩm thực, lối sống của một vùng miền, chứa đựng những nét văn hóa truyền thống của người dân nơi đó. Theo thời gian, những món ăn đặc sản cũng sẽ được truyền dạy qua từng thế hệ, như một minh chứng của lịch sử.
Và mọi ý đồ mong muốn cải tiến sửa chữa các món ăn đặc sản, cũng giống như việc cải tạo các di tích văn hóa, chỉ tạo ra những món đồ mới đã mất đi giá trị nguyên bản, trở thành món đồ giả, mô phỏng mà thôi.
Câu 5 trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho suy nghĩ gì về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân địa phương?
Hướng dẫn trả lời:
Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm nếp và bếp lửa với rất nhiều món đồ được chuẩn bị tỉ mỉ, khá cồng kềnh, phức tạp đã cho thấy cái tâm yêu mến và mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của xứ Huế bởi người dân địa phương. Dù việc chuẩn bị nhiều đồ như vậy là rất vất vả, bếp lửa lại chẳng tiện lợi và dễ dùng như bếp ga, món cơm hến cũng chẳng đem lại nhiều tiền lời cho người bán. Thì họ vẫn giữ nguyên các công đoạn, cách ăn, chứ không hề bớt xén nguyên liệu, cắt bớt công đoạn đi. Điều đó cho em thấy tinh thần quyết tâm sâu sắc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc qua món ăn truyền thống của xứ Huế.
Câu 6 trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Tìm những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc.
Hướng dẫn trả lời:
Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc:
- Tôi xin giới thiệu
- Vậy thì cơm hến là gì?
- Tôi nghĩ rằng
- Xin tiếp tục chuyện cơm hến
→ Đó là những câu hỏi, câu dẫn dắt, liên kết mang tính trao đổi, gợi sự chú ý của người đọc vào các nội dung sắp được kể
Câu 7 trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Em cảm nhận như thế nào về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?
Hướng dẫn trả lời:
Cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến là một cái tôi trữ tình giàu tình yêu dành cho món ăn truyền thống của quê hương mình. Bởi vì ông hiểu rất rõ, rất tường tận về cả cách chế biến, cách ăn, cách thưởng thức của món cơm hến từ xưa cho đến nay. Phải có một tình yêu sâu sắc thì tác giả mới có thể hiểu biết sâu đến như vậy. Từ đó, chúng ta gặp gỡ một cái tôi giàu tình yêu quê hương của chính tác giả.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tham khảo các đoạn văn mẫu hay nhất tại đây: Viết về về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống
————————————————-
>> Tiếp theo:
Trên đây là tài liệu Soạn bài Chuyện cơm hến trang 111. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)