Soạn bài Đi lấy mật trang 18 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách KNTT.
Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Mục Lục
ToggleA. Trước khi đọc Đi lấy mật lớp 7
Hãy kể tên một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn…). Nơi nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý: Em từng đến thăm vùng biển đảo Phú Quốc. Ở đó em hết sức ấn tượng với những bãi biển trong xanh, bờ cát trắng và thế giới san hô rực rỡ.
B. Đọc văn bản Đi lấy mật lớp 7
Theo dõi 1 trang 19 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Chú ý những chi tiết miêu tả ngoại hình và cử chỉ của các nhân vật.
Hướng dẫn trả lời:
– Nhân vật tía nuôi:
- đi trước, bên hông lủng lẳng chiếc túi da beo, lưng mang gủi, tay cầm chà gạc
- lâu lâu vung tay phạt ngang một nhánh gai rồi vứt sang 1 bên để lấy lối đi
– Nhân vật thằng Cò:
- đội cái thúng to tướng
- cởi áo ướt mồ hôi ra cuộn lại cho vào thúng
– Nhân vật tôi:
- nhảy vào giữa
- quảy tòn ten một cái gùi bé
– Nhân vật con Luốc: chạy tung tăng, sục sạo trong các bụi cây
Theo dõi 2 trang 20 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Chú ý những suy nghĩ của nhân vật An về tía nuôi, về Cò.
Hướng dẫn trả lời:
Suy nghĩ của nhân vật An:
– Về tía nuôi: “chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ có quay lại nhìn tôi đâu” → tía nuôi là người tinh tế, biết quan tâm người khác
– Về Cò: “coi bộ chưa thấm tháp gì”, “cặp giò của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì” → thán phục và khen ngợi
Theo dõi 3 trang 20 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Cò giảng giải cho An những gì?
Hướng dẫn trả lời:
Cò giảng giải cho An cách tìm một con ong mật nhỏ bé giữa rừng lá
Tóm tắt trang 22 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Nội dung câu chuyện của má nuôi An.
Hướng dẫn trả lời:
Má nuôi kể về cách mà người U Minh quan sát các nhành cây, hướng gió, đường đi của ong mật để đặt kèo.
Theo dõi trang 23 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
So sánh trang 23 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Sự khác biệt trong cách thuần hóa ong rừng của người U Minh.
Hướng dẫn trả lời:
Người U Minh thuần hóa ong rừng bằng cách dẫn dụ chúng xây tổ bằng cách chọn các vị trí thích hợp
C. Sau khi đọc Đi lấy mật lớp 7
Câu 1 trang 24 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Đoạn trích có những nhân vật nào? Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân vật đó.
Hướng dẫn trả lời:
– Đoạn trích gồm có các nhân vật sau: An (nhân vật tôi), Cò, tía nuôi, má nuôi
– Mối quan hệ giữa các nhân vật:
- Má nuôi và tía nuôi là một cặp vợ chồng
- Thằng Cò là con trai của hai người họ
- An là đứa trẻ được người bán rắn nhận nuôi, là anh em thân thiết của Cò, nên nhận bố mẹ Cò là tía nuôi, má nuôi
Câu 2 trang 24 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào?
Hướng dẫn trả lời:
– Cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An: là một người đàn ông khỏe mạnh, tài giỏi, chịu khó làm việc, và là một người cha thầm lặng luôn quan tâm con cái
– Các chi tiết tiêu biểu:
- Đi trước, chặt các nhánh gai để tạo đường đi cho con ở phía sau
- Chỉ nghe tiếng thở đằng sau lưng là biết con mệt, nên cho nghỉ chân
- Cầm tay con trỏ về hướng có tổ ong, ân cần chỉ dạy từng chút một
- Chọn đúng điểm đặt kèo, để ong làm tổ rồi lấy mật, rất thạo nghề
Câu 3 trang 24 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? Em hãy nhận xét khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật ấy.
Hướng dẫn trả lời:
– Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được tái hiện qua cái nhìn của nhân vật “tôi” (An)
– Nhân xét: nhân vật quan sát thiên nhiên bằng cái nhìn bao quát và chi tiết, không bỏ sót bất kì yếu tố nào (từ cây cối, dòng nước, mùi hương, con vật, ánh mặt trời…). Nhân vật cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn thơ ngây, nhìn đâu cũng thấy sự mới lạ, thích thú, khiến người đọc cũng cảm giác như chính mình đang được trải nghiệm chuyến lấy mật ở rừng U Minh.
Câu 4 trang 24 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy?
Hướng dẫn trả lời:
– Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở vùng rừng núi U Minh.
– Em khẳng định như vậy vì Cò được miêu tả:
- Dù bơi xuồng từ lúc gà vừa gáy rõ canh tư, thằng Cò vẫn chưa thấm tháp gì. Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì
- Thằng Cò biết rất nhiều về rừng núi, về cách tìm kiếm loài ong Mật và chỉ cho nhân vật toi
Câu 5 trang 24 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc, mối quan hệ với các nhân vật khác…)? Em hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật An.
Hướng dẫn trả lời:
Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua các chi tiết sau:
– Hành động: “chen vào giữa, quẩy tòn ten một cái gùi bé”, “đảo mắt khắp nơi vẫn không thấy gì”, “chẳng nói gì thêm, cứ lặng thinh”, “mắt không rời khỏi tổ ong lúc nhúc trên cây tràm”…
– Suy nghĩ: so sánh những điều má nuôi kể với những kiến thức mà mình được học ở môn khoa học tự nhiên ở trường; phân vân về việc không có iếng chim chóc kêu ở xung quanh…
– Cảm xúc: thích thú khi lần đầu được đi “ăn ong” với tía nuôi và thằng Cò, thán phục khi thằng Cò và tía nuôi biết nhiều thứ về rừng cây về loài ong; giận dỗi khi bị thằng Cò chê, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng…
– Mối quan hệ với các nhân vật khác: với thằng Cò là quan hệ bạn bè bình đẳng, với tía má nuôi là sự kính trọng
→ Khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật An: An là một cậu bé có sự thông minh và ham học hỏi những điều mới, cậu có tình yêu dành cho thiên nhiên và loài ong, chính điều đó thôi thúc cậu khám phá thế giới xung quanh mình. Cậu cũng là một câu bé hồn nhiên (dễ giận nhanh quên) và ngoan ngoãn, luôn yêu thương những người thân của mình.
Câu 6 trang 24 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Đọc đoạn trích, em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam?
Hướng dẫn trả lời:
Ấn tượng của em về:
– Con người phương Nam: Chất phác, thuần hậu, giàu tình yêu thương, sẵn sàng chia sẻ những điều mà mình biết. Họ sống hòa mình với thiên nhiên, giữ gìn những nét riêng trong văn hóa của mình và sẵn sàng tìm kiếm, khám phá và chinh phục những điều mới mẻ
– Rừng phương Nam: mang vẻ đẹp hoang sơ với nhiều điều kì thú, ẩn chứa những nguồn sống và dòng chảy riêng, thu hút người ta khám phá
D. Viết kết nối với đọc: Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.
Hướng dẫn trả lời:
>> HS xem các đoạn văn mẫu hay và đa dạng tại đây: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật
E. Soạn bài Đi lấy mật lớp 7 Ngắn gọn nhất
>> Xem bài soạn ngắn gọn nhất tại đây: Soạn Văn 7 ngắn gọn: Đi lấy mật (Đoàn Giỏi)
F. Tóm tắt văn bản Đi lấy mật lớp 7
HS tham khảo các bài tóm tắt hay nhất tại đây:
- Tóm tắt văn bản Đi lấy mật lớp 7
- Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài: Đi lấy mật lớp 7
————————————————-
>> Tiếp theo: Thực hành tiếng Việt trang 24 lớp 7 KNTT
Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.
HS tham khảo các bài soạn thuộc Bài 1: Bầu trời tuổi thơ
- Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều)
- Thực hành tiếng Việt trang 17
- Đi lấy mật (trích Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi)
- Thực hành tiếng Việt trang 24
- Ngàn sao làm việc (Võ Quảng)
- Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
- Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm
- Củng cố, mở rộng trang 32
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)