TaiLieuViet.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 4: Dao động tắt dần và hiện tượng cộng hưởng để bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua đây bạn đọc có thể dễ dàng giải bài tập Vật lý 11 Chân trời sáng tạo nhé. Mời các bạn cùng theo dõi.

Bài 1 trang 31 SKG Vật lí 11 Chân trời

Cho ví dụ về một số ứng dụng của dao động tắt dần trong thực tiễn.

Lời giải

Các thiết bị đóng cửa tự động hay giảm xóc ô tô, xe máy… là những ứng dụng của dao động tắt dần.

Bài 2 trang 31 SKG Vật lí 11 Chân trời

Hãy chỉ ra hai trường hợp cộng hưởng có lợi và hại trường hợp cộng hưởng có hại. Trong từng trường hợp hãy chỉ rõ hệ dao động và nguồn gốc gây ra sự cộng hưởng.

Lời giải

Cộng hưởng có lợi trong các trường hợp:

  • Máy thu sóng điện từ như radio, tivi sử dụng hiện tượng cộng hưởng để chọn thu và khuếch đại các sóng điện từ có tần số thích hợp.
  • Mạch khuếch đại trung cao tần sử dụng cộng hưởng khuếch đại các âm thích hợp.
  • Máy chụp cộng hưởng từ sử dụng trong y học để chụp ảnh các cơ quan nội tạng bên trong con người.
  • Dẫn điện không cần dây dẫn sử dụng hiện tượng cộng hưởng giữa hai cuộn dây để truyền tải năng lượng điện.

Trong trường hợp cộng hưởng điện hệ dao động là dòng điện nguồn gốc gây ra sự cộng hưởng là do thay đổi tần số của nguồn cưỡng bức bằng với nguồn điện.

Công hưởng có hại trong trường hợp:

  • Trong thiết kế các máy móc, công trình xây dựng người ta cũng cần tránh hiện tượng cộng hưởng gây dao động có hại cho máy móc.

Trong trường hợp trên thì máy móc hoặc công trình là hệ dao động và nguyên nhân dẫn đến sự dao động thường là do môi trường hoặc trong quá trình hoạt động dẫn đến hiện tượng dao động.

Bài 3 trang 31 SKG Vật lí 11 Chân trời

Máy đo địa chấn được sử dụng để phát hiện và đo đạc những rung động địa chấn được tạo ra bởi sự dịch chuyển của lớp vỏ Trái Đất. Năng lượng từ các cơn địa chấn có khả năng kích thích con lắc lò xo bên trong máy đo làm đầu bút di chuyển để vẽ lên giấy (Hình 4P1).

a) Dao động của con lắc lò xo trong máy đo địa chấn khi cơn địa chấn xuất hiện là loại dao động gì? Giải thích.

b) Tần số của những cơn địa chấn thường nằm trong khoảng 30 Hz – 40 Hz. Để kết quả ghi nhận là tốt nhất, hệ con lắc lò xo trong máy đo địa chấn cần được thiết kế để có tần số dao động riêng trong khoảng nào? Giải thích.

Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 4

Lời giải

a) Máy đo địa chấn đơn giản hoạt động theo nguyên tắc sau đây: Khi xảy ra động đất thì hệ gồm lò xo và vật nặng của máy đo sẽ dao động theo tần số của địa chấn đây là ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng dao động.

b) Tần số riêng của hệ (vật nặng + lò xo) trong máy địa chấn phải có giá trị nhỏ hơn tần số sóng địa chấn vì để tránh xảy ra hiện tượng cộng hưởng dao động quá mức gây hỏng máy không đo được tần số của sóng địa chấn.

————————————-

Bài tiếp theo: Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 5

TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 4: Dao động tắt dần và hiện tượng cộng hưởng. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Vật lí 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Hóa học 11 Chân trời sáng tạo, Toán 11 Chân trời sáng tạo.