Soạn Ngữ văn 6 Ôn tập học kì 1 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 131 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Trong học kì I, em đã học các bài: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xứ sở. Hãy chọn mỗi bài một văn bản mà em cho là tiêu biểu và lập bảng theo mẫu sau:

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nghệ thuật

Nội dung

Xem đáp án tại đây

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nghệ thuật

Nội dung

Tôi và các bạn

Bài học đường đời đầu tiên

Tô Hoài

Truyện đồng thoại

– Sử dụng ngôi kể thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

– Dùng các BPTT so sánh, nhân hóa tự nhiên, sinh động

– Sử dụng nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh hấp dẫn

Kể về cháng Dế Mèn là một thanh niên khỏe mạnh, cường tráng, nhưng xốc nổi, thích bày trò nghịch dại. Một lần, vì Dế Mèn bày trò chọc phá chị Cốc, nên vô tình dẫn đến cái chết thương tâm cho Dế Choắt. Điều đó khiến Dế mèn rất hối hận và nhận được bài học đường đời đầu tiên của mình.

Gõ cửa trái tim

Mây và sóng

Ta-go

Thơ tự do

– Sử dụng hình thức kể chuyện qua cuộc đối thoại hấp dẫn

– Sử dụng các hình ảnh thiên nhiên giàu tính tượng trưng, ẩn dụ

– Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý.

– Truyền tải những triết lí giản dị và gần gũi về hạnh phúc của con người

Yêu thương và chia sẻ

Gió lạnh đầu mùa

Thạch Lam

Truyện ngắn

– Sử dụng các hình ảnh so sánh hấp dẫn, gợi tả

– Sử dụng các từ láy gợi hình, miêu tả tinh tế sự chuyển biến của thời tiết, cũng như tình cảm con người

Kể về những số phận nhỏ bé, cơ cực phải chống chọi với cái rét buốt của mùa đông và sự nghèo khổ. Nhưng ở họ, vẫn toát lên vẻ đẹp tâm hồn, sự lương thiện, chính trực. Đồng thời, khẳng định về tình người, tình đồng bào vẫn đang lan tỏa trong cuộc sống này giữa người với người.

Quê hương yêu dấu

Cây tre Việt Nam

Thép Mới

– Sử dụng các BPTT điệp từ, điệp cấu trúc, nhân hóa dày đặc nhưng rất tự nhiên

– Sử dụng các chất liệu của văn học dân gian như ca dao, tục ngữ…

Khẳng định vẻ đẹp của cây tre, cùng sự gắn bó bền chặt giữa cây tre và người nông dân Việt Nam

Qua đó ca ngợi những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam

Những nẻo đường xứ sở

Cô Tô

Nguyễn Tuân

– Sử dụng nhiều các hình ảnh so sánh, liên tưởng, nhân hóa

– Sử dụng nhiều từ láy tượng hình

– Sử dụng nhiều góc nhìn để miêu tả chân thực và sống động

Khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời, kì vĩ, trong sáng của hòn đảo Cô Tô. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp kiên cường, bền bỉ, thuần hậu của con người nơi đây

Câu 2 trang 131 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Em đã thực hành viết các kiểu bài: kể lại một trải nghiệm của bản thân, nêu cảm xúc về một bài thơ, tập làm thơ lục bát, tả cảnh sinh hoạt. Hãy thực hiện những yêu cầu sau đây:

a. Trình bày yêu cầu đối với mỗi kiểu bài.

b. Nêu đề tài mà em lựa chọn nếu thực hành viết một trong các kiểu bài.

Xem đáp án tại đây

a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài là:

– Yêu cầu đối với Bài văn kể lại một trải nghiệm:

  • Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất – xưng “tôi”
  • Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ
  • Tập trung vào sự việc đã xảy ra
  • Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể.

– Yêu cầu đối với Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả:

  • Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
  • Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ.
  • Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ; đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
  • Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.

– Yêu cầu đối với Đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát:

  • Giới thiệu được bài thơ, tác gải (nếu có)
  • Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một khía cạnh nội dung của bài thơ
  • Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ…)

– Yêu cầu đối với Bài văn Tả cảnh sinh hoạt lớp 6:

  • Giới thiệu được hoàn cảnh sinh hoạt
  • Tả bao quát quang cảnh (không gian, thời gian, hoạt động chính)
  • Tả hoạt động cụ thể của con người
  • Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động
  • Nêu được cảm nghĩ về cách sinh hoạt

b. Học sinh tự chọn một dạng đề mà mình muốn viết bài. Mời các em tham khảo các bài mẫu cho từng dạng đề dưới đây:

– Bài văn Kể lại một trải nghiệm của em:

  • Dàn ý Kể lại một trải nghiệm của em lớp 6
  • Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em ngắn nhất
  • Kể lại một trải nghiệm của em ngắn gọn
  • Kể lại một trải nghiệm của em lớp 6 Hay Chọn Lọc

– Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả:

  • Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

– Đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát:

  • Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
  • Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn nhất
  • Em hãy viết một đoạn văn từ 150 đến 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát

– Bài văn Tả cảnh sinh hoạt lớp 6:

  • Lập dàn ý Bài văn tả cảnh sinh hoạt lớp 6
  • Tả cảnh sinh hoạt lớp 6 Hay Nhất
  • Tả cảnh sinh hoạt lớp 6 ngắn gọn

Câu 3 trang 131 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Nêu những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kì vừa qua. Những nội dung này có liên quan như thế nào với những gì em đã đọc hoặc viết?

Xem đáp án tại đây:

Những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kì vừa qua là:

Bài học Nội dung thực hành nói và nghe Bài đọc và viết liên quan
Bài 1: Tôi và các bạn Kể lại một trải nghiệm của em

– Bài đọc:

  • Bài học đường đời đầu tiên
  • Nếu cậu muốn có một người bạn…

– Bài viết: Kể lại một trải nghiệm của em

Bài 2: Gõ cửa trái tim Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình – Bài đọc: Bức tranh của em gái tôi
Bài 4: Quê hương yêu dấu Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương

– Bài đọc:

  • Chùm ca dao về quê hương đất nước
  • Chuyện cổ nước mình
Bài 5: Những nẻo đường xứ sở Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến

– Bài đọc:

  • Cô Tô
  • Hang Én
  • Cửu Long Giang ta ơi

Câu 4 trang 131 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tóm tắt các kiến thức tiếng Việt mà em đã học trong học kì I theo mẫu gợi ý sau:

Bài

Kiến thức tiếng Việt

Gõ cửa trái tim

– Ẩn dụ: biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai…

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

Xem đáp án tại đây:

Bài

Kiến thức tiếng Việt

Bài 1: Tôi và các bạn

Từ đơn và từ phức:

– Từ đơn: từ chỉ có 1 tiếng

– Từ phức: là từ có 2 tiếng trở lên. Phân thành 2 loại:

  • Từ ghép: từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
  • Từ láy: từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần)

Bài 2: Gõ cửa trái tim

Ẩn dụ:

Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai…

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

Bài 3: Yêu thương và chia sẻ

Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:

– Tác dụng khi dùng cụm từ làm thành phần chính của câu: giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe.

– Các cụm từ tiêu biểu: cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động tù:

  • Cụm danh từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho danh từ
  • Cụm động từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho động từ
  • Cụm tính từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho tính từ

Bài 4: Quê hương yêu dấu

Từ đồng âm và từ đa nghĩa:

– Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau.

– Từ đa nghĩa là từ có hai hoặc nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan với nhau.

Hoán dụ:

– Khái niệm: là biện pháp tu từ dùng từ ngữ vốn chỉ sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận (gần nhau)

– Tác dụng: tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Bài 5: Những nẻo đường xứ sở

Dấu ngoặc kép:

Công dụng của dấu ngoặc kép:

– Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp, lời đối thoại hoặc đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn

– Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

Câu 5 trang 131 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Luyện tập, củng cố kĩ năng đọc, viết, nói và nghe theo hướng dẫn của giáo viên.

————————————————-

>> Tiếp theo: Soạn Thánh Gióng trang 6

Ngoài bài Soạn Ngữ văn 6 Ôn tập học kì 1 trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.