Soạn Ngữ văn 6 Cô bé bán diêm gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Trước khi đọc

Câu 1 trang 60 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Giới thiệu ngắn gọn một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật trẻ em gây ấn tượng với em.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

  • Bộ phim hoạt hình Doraemon: kể về cuộc sống hằng ngày của Doraemon với bạn thân của mình là Nobita, cùng những bạn nhỏ khác như Chaien, Xuka… Với những đoạn phim ngắn thú vị và hấp dẫn.
  • Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh: kể về cậu bé tuy còn nhỏ nhưng rất thông minh, có thể vượt qua những thử thách khó khăn do viên quan, nhà vua và cả sứ giả nước làng giềng đưa ra.

Câu 2 trang 60 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Chia sẻ một vài cảm nhận của em về nhân vật đó.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

  • Cảm nhận về nhân vật Nobita: Em rất quý mến nhân vật này. Tuy cậu bé rất nhát gan, lại hậu đậu, nhưng lại có một trái tim dũng cảm, một tâm hồn trong sáng tràn đầy tình yêu thương. Cậu luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác và tha thứ cho những lần bắt nạt của bạn bè khi họ biết hối lỗi. Đó là một tấm lòng thật đáng quý.
  • Cảm nhận về nhân vật em bé thông minh: Em rất yêu thích và ngưỡng mộ nhân vật này. Tuy còn rất nhỏ lại chỉ là một cậu bé con nhà nông dân, nhưng cậu có vốn hiểu biết và trí thông minh khiến ai cũng phải kinh ngạc. Những vấn đề nan giải, những câu đố hóc búa khiến cả triều đình phải bó tay, thì cậu cũng có thể giải ra thật dễ dàng.

Đọc văn bản

Dự đoán trang 61 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Điều gì sẽ đến với cô bé bán diêm trong đêm giao thừa?

Hướng dẫn trả lời:

Em dự đoán rằng, cô bé bán diêm sẽ phải chịu cảnh giá rét, đói khát, một mình bơ vơ trong đêm giao thừa, không bán được hàng vì chẳng có ai để tâm đến em 

Theo dõi 1 trang 62 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Sau khi bà mất, gia đình cô bé bán diêm rơi vào tình cảnh như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Sau khi bà mất, gia sản của gia đình cô bé bán diêm nhanh chóng tiêu tan hết, tất cả phải rời khỏi ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc và chửi rủa. 

Theo dõi 2 trang 62 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Mỗi lần quẹt diêm cô bé bán diêm nhìn thấy những hình ảnh gì? Đó là thực hay mơ?

Hướng dẫn trả lời:

– Mỗi lần quẹt diêm cô bé nhìn thấy những hình ảnh sau:

  • Lần quẹt diêm thứ nhất: nhìn thấy lò sưởi ấm áp
  • Lần quẹt diên thứ hai: nhìn thấy bàn ăn đẹp đẽ với con nghỗng quay ngon lành
  • Lần quẹt diêm thứ ba: nhìn thấy cây thông noel to lớn và lộng lẫy
  • Lần quẹt diêm thứ tư: nhìn thấy người bà đã mất

– Những hình ảnh mà cô bé nhìn thấy chỉ là mơ.

Đối chiếu trang 64 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Điều xảy ra với cô bé bán diêm có giống như dự đoán của em không?

HS đối chiếu với những gì mình đã dự đoán để trả lời câu hỏi này.

Theo dõi 3 trang 64 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Hình ảnh mọi người vui vẻ ra đường đón năm mới >< Hình ảnh cô bé bán diêm đã chết ở trong góc tường lạnh lẽo

Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Hướng dẫn trả lời:

Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ 3, người kể chuyện ẩn mình, không xuất hiện. 

Câu 2 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm như thế nào? Vì sao cô bé không dám trở về nhà?

Hướng dẫn trả lời:

– Cô bé bán diêm phải ở ngoài phố trong 1 đêm đông giá rét dữ dội, có tuyết rơi, và còn là đêm giao thừa.

– Cô bé không dám trở về nhà vì:

  • Gia đình của em rất nghèo, em sống với bố và phải đi bán diêm để kiếm sống
  • Em vẫn chưa bán hết diêm, và nếu trở về nhà như vậy, em sẽ bị bố mắng

Câu 3 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Nêu các chi tiết miêu tả ngoài hình của cô bé bán diêm? Những chi tiết đó giúp em hình dung như thế nào về cuộc sống của nhân vật.

Hướng dẫn trả lời:

– Các chi tiết miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm: em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, chân đỏ ửng tím bầm vì rét, mặc tạp dề cũ kĩ…

– Những chi tiết đó, giúp em hình dung: cô bé phải sống cuộc sống nghèo khổ, khó khăn, thiếu thốn, không được quan tâm, yêu thương, chăm sóc.

Câu 4 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Những hình ảnh xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm thể hiện những ước mong nào của cô bé bán diêm? Theo em, có thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh đó không.

Hướng dẫn trả lời:

– Những hình ảnh xuất hiện sau lần quẹt diêm thể hiện các ước mong sau:

Lần quẹt Hình ảnh xuát hiện Ước mong của cô bé
Lần quẹt 1 Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng loáng, trong lò, lửa cháy vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng Ước mong được sưởi ấm, được về nhà vì em đang lang thang trong đêm gió rét
Lần quẹt 2 Bức tường biến thành tấm rèm bằng vải màn. Nhìn thấu vào trong nhà, thấy bàn ăn được trải khăn trắng tinh, trên bàn là bát đĩa bằng sứ quý giá cùng 1 con ngỗng quay Ước mong được ăn no, vì em đang rất đói bụng sau một ngày vất vả bán diêm
Lần quẹt 3 Một cây thông nô-en cao lớn, được trang trí lộng lẫy, với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi, và rất nhiều bức tranh màu sặc sỡ Ước mong được tham gia lễ giao thừa – thời khắc thiêng liêng của 1 năm, vì em đang phải cô đơn lầm lũi giữa hai vách tường
Lần quẹt 4 Người bà hiền hậu đang mỉm cười Ước mong được gặp lại bà, được sống trong sự đùm bọc, yêu thương, bởi em đang rất cô đơn, buồn tủi

– Không thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh đó. Bởi chúng đã được sắp xếp rất logic: khi được sưởi ấm, thì sẽ nghĩ đến việc được ăn uống, khi đã no bụng, thì mới nghĩ đến được vui chơi, rồi mới nghĩ đến được đoàn tụ cùng gia đình, người thân. Nếu thay đổi trật tự đó, thì sẽ thiếu tính hợp lí.

Câu 5 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Nêu cảm nhận của em về thái độ của người kể chuyện với cô bé bán diêm. Phân tích một vài chi tiết làm cơ sở cho sự cảm nhận đó.

Hướng dẫn trả lời:

– Thái độ của người kể chuyện: thương xót, cảm thông cho số phận của cô bé bán diêm tội nghiệp

– Các chi tiết làm cơ sở cho sự cảm nhận đó:

  • Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường
  • Trong xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười
  • Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em, em cũng không để ý

→ Người kể chuyện kể từng chi tiết nhỏ về cô bé, dùng những từ ngữ âu yếm, đầy tình yêu thương để nói về em

Câu 6 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Đọc lại một số câu văn miêu tả lại cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của cô bé bán diêm. Em nghĩ gì về cách ứng xử của họ.

Hướng dẫn trả lời:

– Các ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của cô bé bán diêm:

  • Nhưng trời rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em cả
  • Suốt ngày em chẳng bán được gì và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh
  • Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. […] Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm”.

– Cách ứng xử của những người đi đường: lạnh lùng, vô cảm, không ai quan tâm, ban phát hay thương hại một sinh mệnh nhỏ bé, yếu đuối, tội nghiệp như cô bé bán diêm cả.

Câu 7* trang 66 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Trong truyện, tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh, chi tiết tương phản như: cảnh đoàn tụ của các gia đình trong đêm giao thừa với cảnh đói rét, đơn độc ngoài đường phố của cô bé bán diêm; không khi tươi vui ngày đầu năm mới với cảnh tượng em bé chết rét nơi xó tường… Em hãy chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của một vài chi tiết, hình ảnh đó.

Hướng dẫn trả lời:

– Sự tương phản giữa cảnh đoàn tụ của các gia đình với hình ảnh cô đơn của cô bé bán diêm: giúp khắc họa tình cảnh đơn độc, một mình lầm lũi của cô bé khi không có người thân bên cạnh.

– Sự tương phản giữa sự ấm áp bên trong các ngôi nhà và sự lạnh lẽo của góc tường cô bé bán diêm ngồi: khắc họa hoàn cảnh tội nghiệp, lãnh lẽo, đau khổ của cô bé

– Sự ương phản giữa những hình ảnh sau khi quẹt nến và hiện thực: làm bật lên sự thiếu thốn, cô đơn, đói khổ, rét buốt mà cô bé nhỏ bé phải gánh chịu

– Sự tương phản giữa buổi sáng ấm áp, hạnh phúc đầu năm mới của mọi người và cái chết tội nghiệp của cô bé: làm rõ và lên án sự thờ ơ, vô cảm của một bộ phận người trong xã hội

Câu 8 trang 66 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu: nhân vật chính được hưởng cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Theo em, truyện cổ tích Cô bé bán diêm có kết thúc giống như vậy không? Vì sao.

Hướng dẫn trả lời:

– Câu chuyện Cổ tích cô bé bán diêm không có kết thúc giống như các câu chuyện cổ tích bình thường:

  • Điểm giống: em đạt được ước mong là đoàn tụ cùng người bà yêu quý của mình
  • Điểm khác: cách mà em đạt được ước mong chính là ra đi vĩnh viễn

– Kết thúc như vậy, vì tác giả muốn dành tình yêu thương của mình cho cô bé tội nghiệp, đồng thời lên án mạnh mẽ xã hội vô cảm, lạnh lùng, không quan tâm đến người khác, để từ đó đánh thức nhân tính, giúp cho những đứa trẻ khác trong hiện thực không phải gánh chịu kết thúc bi đát ấy nữa.

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tham khảo đoạn văn sau:

(1) Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”, người đã viết nên câu chuyện cổ tích cháu yêu thích nhất. (2) Trong đêm đông giá rét, và lòng người lạnh lẽo như những bông tuyết rơi, cô bé bán diêm cô đơn co ro trong góc tường thật tội nghiệp biết bao. (3) Lần lượt những hình ảnh tương phản mãnh liệt được ông đưa ra, khiến càng lúc cháu càng thêm thương xót cho số phận của cô bé. (4) Những điều tưởng chừng như hiển nhiên, là được sưởi ấm, được ăn no, được đoàn tụ cùng người thân nay lại trở nên xa vời với cô bé ấy đến như vậy. (5) Hình ảnh nụ cười trên môi của cô bé khi đã ra đi vĩnh viễn, khiến em thảng thốt tột cùng. (6) Vậy là sinh mệnh bé nhỏ ấy đã được đoàn tụ cùng người mà mình yêu thương, chờ mong nhất. (7) Nhưng có lẽ, đó là kết thúc hợp lí nhất và nhân đạo nhất, để trong thực tại này, sẽ ít đi và biến mất những đứa trẻ phải sống cuộc đời bất hạnh như thế.

>> Xem thêm các đoạn văn khác tại đây Viết đoạn văn với nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”

Mời các em tham khảo những đoạn văn, bài văn mẫu thuộc chủ điểm 3 “Yêu thương và chia sẻ”

  • Cảm nhận về 1 nhân vật trẻ em mà em thấy thú vị trong truyện Gió lạnh đầu mùa
  • Tưởng tượng về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình
  • Thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn nhất
  • Cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi
  • Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát: Việt Nam quê hương ta
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát: Hoa Bìm
  • Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát: Về thăm mẹ
  • Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát: À ơi tay mẹ
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Công cha như núi Thái Sơn
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát về cha mẹ
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Công cha nghĩa mẹ
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Chăn trâu đốt lửa
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Trong đầm gì đẹp bằng sen

————————————————-

>> Tiếp theo: Soạn Thực hành tiếng Việt trang 66

Ngoài bài Soạn Ngữ văn 6 Cô bé bán diêm trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.