Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 13 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Dấu câu

Câu 1 trang 13 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

Tìm và cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn.

Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cơn bão, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tỉnh.

Hướng dẫn trả lời

– Dấu chấm phẩy xuất hiện trong câu: “Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.”

– Tác dụng: dấu chấm phẩy làm ranh giới giữa hai vế câu ghép “gọi gió, gió đến” và “hô mưa, mưa về”

Câu 2 trang 13 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy.

Hướng dẫn trả lời

Học sinh tham khảo đoạn văn sau:

Nghỉ hè, sân trường vắng tanh. Thiếu đi bóng dáng của các bạn nhỏ, phút chốc, cả sân trường như rộng ra gấp mấy lần. Mấy gốc bàng, gốc sấu, gốc bằng lăng trầm tư ngủ gà ngủ gật, chờ ngày tựu trường. Chỉ có mấy gốc phượng là còn thức; chúng thao thức đốt lửa cháy rừng rực cùng với ánh nắng mùa hè. Nhìn những đốm lửa ấy mà lòng em xuyến xao, rạo rực. Thỉnh thoảng, những chú chim lại lích rích trong vòm cây, nhưng lại nhanh chóng biến mất. Khắp sân trường chỉ toàn tiếng ve kêu inh ỏi và tiếng lá xào xạc vang vọng mãi.

Nghĩa của từ ngữ

Câu 3 trang 13 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhan vật Thủy Tinh còn được gọi là “Thần Nước”. Trong Tiếng Việt, nhiều từ có nghĩa là “nước”. Tìm một số từ có yếu tố thủy được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích ngắn gọn nghĩa của những từ đó.

Hướng dẫn trả lời

Các từ có yếu tố thủy:

– Tàu thủy: phương tiện di chuyển trên mặt nước

– Thủy thủ: người làm việc trên tàu thủy

– Thủy sinh: sống ở dưới nước

– Thủy sản: loài động vật sống dưới nước

– Thủy quái: quái vật kì lạ sống dưới nước

Câu 4 trang 13 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: hô mưa gọi gió, oán nặng thù sâu. Trong mỗi thành ngữ, các từ ngữ được sắp xếp theo kiểu: hô – gọi, mưa – gió, oán – thù, nặng – sâu. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được tạo nên bằng cách tương tự.

Hướng dẫn trả lời

– Giải thích nghĩa:

  • “Hô mưa gọi gió”: sức mạng kì lạ có thể điều khiển mưa gió
  • “Oán nặng thù sâu”: sự hận thù, oán tức vô cùng sâu sắc, không thể nào quên được

– Các thành ngữ có cấu tạo tương tự: ăn to nói lớn, đội trời đạp đất, chân cứng đá mềm, dãi nắng dầm mưa, góp gió thành bão…

Biện pháp tu từ

Câu 5 trang 13 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

Hướng dẫn trả lời

Những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh:

“Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông , phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây , phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”

“Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về”

“Một người là chúa miền non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng”

“Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”

“Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”

“Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ”

⇒ Tác dụng của biện pháp điệp ngữ: giúp nhấn mạnh một hành động tiêu biểu, một trạng thái, đặc điểm quan trọng, nổi bật. Từ đó, dễ dàng truyền đạt tới người đọc những tình cảm, tâm tư của người viết đối với hiện tượng, nội dung câu chuyện.

————————————————-

>> Tiếp theo: Soạn Ai ơi mồng 9 tháng 4 trang 14

Ngoài bài Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 13 trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Tài liệu tham khảo:

  • Viết đoạn văn về một hình ảnh hay hành động của Thánh Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất
  • Viết đoạn văn ghi lại tưởng tượng của em về ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ngắn gọn
  • Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở trường em
  • Thuyết minh thuật lại một sự kiện 20/11
  • Thuyết minh thuật lại một sự kiện văn hóa
  • Thuyết minh thuật lại một sự kiện ở địa phương
  • Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện chào cờ