TaiLieuViet xin giới thiệu Soạn bài Ngắm trăng siêu ngắn soạn văn 8 siêu ngắn. Qua bài soạn Văn này giúp các bạn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cánh ngục tù cực khổ, tối tăm. Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ tứ tuyệt giản dị, hàm súc. Sau đây là tài liệu mời các bạn tham khảo

Đọc hiểu văn bản

Ở phần đọc hiểu này, các bạn sẽ phải trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn 8. TaiLieuViet đã đưa ra các hướng dẫn trả lời cho từng câu hỏi dưới đây. Khi soạn bài Ngắm trăng nói riêng và soạn văn 8 nói chung, các bạn có thể tham khảo ý tưởng trả lời.

Câu 1 (trang 38 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Nhận xét các câu thơ dịch: Các câu thơ dịch và phiên âm có sự khác nhau

– Câu thơ thứ 2: “nại nhược hà?/khó hững hờ

+ “Nại nhược hà?”nghĩa là Biết làm thế nào?: Diễn tả sự bối rối, xốn xang.

+ “khó hững hờ”: thể hiện sự bình thản của chủ thể.

– Hai câu thơ cuối cũng chưa sát với phiên âm.

+ “nhòm” và “ngắm”: hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

+ “nhòm” trong phiên âm là “khán”: bản dịch làm mất đi sự nhã nhặn, ý tứ cô đúc của bản nguyên tác.

Câu 2 (trang 38 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

– Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: Bị giam giữ trong tù.

– Bác nói “trong tù không rượu cũng không hoa” vì: Ngắm trăng là thú vui tao nhã. Ngắm trăng thường đi đôi với uống rượu, làm thơ. Nhưng ở hoàn cảnh của Bác thì điều đó là không thể.

– Tâm trạng của Bác trước cảnh trăng đẹp:

+ Hoàn cảnh: ngục tù

Tâm thế: Ngắm trăng và thốt lên “nại nhược hà”?

⇒ Tâm trạng xốn xang, rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Tâm hồn người tù không bị vướng bận bởi những những thiếu thốn, khó khăn mà hòa hợp với thiên nhiên.

Câu 3 (trang 38 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

– Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có sự đăng đối:

+ Đối ý: Giữa người và trăng có sự tương giao, hòa hợp

+ Chữ “song” ở giữa cặp từ ”nhân”/ “minh nguyệt”- “nguyệt”/ “thi gia”: Song sắt giam nổi tâm hồn yêu cái đẹp của người tù có tâm hồn thi sĩ, cũng không thể ngăn cái đẹp đến với thi nhân ấy.

– Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật:

+ Biện pháp nhân hóa: trăng trở thành người bạn tri âm tri kỷ của người tù.

Câu 4 (trang 38 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

– Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ:

+ Hình ảnh người tù có ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan, yêu thiên nhiên, vần thơ thép thể hiện tinh thần cách mạng vượt lên mọi gông cùm, xiềng xích.

+ Tâm hồn thi sĩ dễ rung động trước cái đẹp.

⇒ Vần thơ thép khắc họa chân dung người chiến sĩ với tinh thần ung dung, tự tại không bị ngục tù làm nhụt chí, trái lại còn thăng hoa cùng vẻ đẹp của thiên nhiên.

Câu 5 (trang 38 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Một số bài thơ viết về trăng của Bác: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng – 1948), Báo tiệp (Tin thắng trận – 1948), Đối nguyệt (Đối trăng), Cảnh khuya (1947), Cảnh rừng Việt Bắc (1947)

+ Trăng hiện lên là vẻ đẹp thiên nhiên vĩnh cửu.

+ Trăng trở thành như tri âm, tri kỷ với Người

⇒ Trong khó khăn, trong gian khổ Người làm bạn với trăng, hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn cũng là sự thể hiện tinh thần cách mạng kiên cường, lạc quan về một tương lai tươi sáng của đất nước

TaiLieuViet đã hướng dẫn các bạn Soạn bài Ngắm trăng siêu ngắn trên đây, sẽ là tài liệu hay nhằm hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi, cách giải chi tiết giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài, từ đó nắm được cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cánh ngục tù cực khổ, tối tăm. Mời các bạn cùng tham khảo

……………………………………..

Ngoài Soạn bài Ngắm trăng siêu ngắn. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8, Soạn văn 8 VNEN hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt