Soạn Ngữ văn 6 Gió lạnh đầu mùa gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Mục Lục
ToggleTrước khi đọc
Câu 1 trang 67 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Kể về một sự giúp đỡ, chia sẻ mà em đã dành cho ai đó hoặc từng được đón nhận.
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý:
- Sự giúp đỡ, chia sẻ mà em đã dành cho ai đó: quyên góp tiền, sách vở, áo quần tặng cho các bạn nhỏ nghèo khó; tham gia lao động dọn dẹp nhà cửa giúp cho các bà cụ neo đơn sống một mình…
- Sự giúp đỡ, chia sẻ mà em từng được đón nhận: nhận được món quà là cuốn sách mình luôn mong ước nhưng chưa mua được từ cô giáo chủ nhiệm; được bác hàng xóm cõng về nhà khi bị vấp ngã trầy chân lúc chơi đá bóng…
Câu 2 trang 67 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Đọc nhan đề Gió lạnh đầu mùa, em dự đoán nhà văn sẽ kể chuyện gì?
Hướng dẫn trả lời:
Đọc nhan đề, em dự đoán nhà văn sẽ kể về một câu chuyện ấm áp tình người vào một ngày đầu tiên có gió lạnh tràn về của mùa đông.
Đọc văn bản
Dự đoán trang 68 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Chiếc áo bông cũ có xuất hiện ở phần tiếp theo của truyện không?
Hướng dẫn trả lời:
Theo em, chiếc áo bông cũ sẽ xuất hiện ở phần tiếp theo của câu truyện. Vì nó đã được miêu tả rất kĩ (hình dáng, màu sắc, kỉ niệm) – như một sự vật, nhân vật quan trọng.
Theo dõi trang 70 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Dáng vẻ bề ngoài của bé Hiên được miêu tả như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Dáng vẻ bề ngoài của bé Hiên được miêu tả với các chi tiết sau: đứng co ro bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay.
Dự đoán trang 71 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Theo em, mẹ Sơn có phạt hai chị em Sơn không? Điều gì khiến em suy đoán như vậy?
Hướng dẫn trả lời:
Theo em, mẹ Sơn sẽ không phạt hai chị em Sơn. Vì qua phần đầu của câu chuyện, em cảm nhận được mẹ Sơn là một người phụ nữ hiền lành, tốt bụng, giàu tình thương người, và hành động của chị em Sơn là một việc tốt, giúp đỡ người khó khăn. Nên chẳng có gì đáng trách phạt cả.
Đối chiếu trang 71 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Em có đoán đúng những gì xảy ra trong phần kết của câu chuyện này không?
HS đối chiếu với những gì mình dự đoán để trả lời câu hỏi này.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 73 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Câu chuyện được kể bằng lời kể của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Câu 2 trang 73 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Liệt kê một số chi tiết, hình ảnh miêu tả thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ.
Hướng dẫn trả lời:
1 số chi tiết, hình ảnh miêu tả thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ:
- Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với những đứa trẻ nhà nghèo chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn
- Sơn nhận thấy các bạn nhỏ ở ngoài chợ ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ
- Chị Lan giơ tay vẫy cái Hiên lại chơi cùng
- Sơn lại gần cái Hiên…
- Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, mang cho Hiên cái áo bông cũ
- Chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo
- Sơn đứng lặng yên đợi, lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui
→ Tất cả cho thấy chị em Sơn là những đứa trẻ có tấm lòng nhân hậu, ấm áp và trong sáng, đáng yêu, không bị những đặc điểm của hoàn cảnh sống chi phối.
Câu 3 trang 73 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú trò chuyện về chiếc áo của Duyên; khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận được điều gì ở nhân vật này?
Hướng dẫn trả lời:
– Những câu văn miêu tả ý nghĩa của Sơn khi nghe mẹ và vú trò chuyện về chiếc áo của Duyên:
- Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá
- Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt
– Những câu văn miêu tả ý nghĩa của Sơn khi nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên:
- Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên
- Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí
→ Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận được một trái tim ấm áp, chan hòa tình yêu thương, cùng sự tinh tế, nhạy cảm, biết quan tâm đến người khác ở nhân vật Sơn.
Câu 4 trang 73 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức)
Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, Sơn cảm thấy như thế nào? Cảm xúc ấy giúp em hiểu được điều gì của sự chia sẻ?
Hướng dẫn trả lời:
– Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, “Sơn đứng lặng yên đợi, lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.”
– Cảm xúc ấy giúp em hiểu được ý nghĩa và niềm vui của sư chia sẻ. Khi chúng ta chia sẻ, cho đi, thì cùng lúc ấy chúng ta cũng nhận lại được niềm vui, sự an nhiên trong tâm hồn.
Câu 5 trang 73 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
– Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ không làm em giảm bớt thiện cảm với Sơn.
– Bởi vì:
- Sơn đòi lại chiếc áo không phải vì em ích kỉ, hay keo kiệt, mà chỉ vì em sợ bị mẹ đánh
- Sơn chỉ là 1 đứa trẻ, em sợ bị mẹ mắng, đánh đòn là chuyện bình thường, không có gì đáng trách cả
Câu 6 trang 73 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Hãy nhận xét về cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn trong đoạn kết của chuyện.
Hướng dẫn trả lời:
– Cách ứng xử của mẹ Hiên: mang áo bông đến trả lại cho mẹ Sơn → Thể hiện lòng tự trọng, đứng đắn, và trung thực của một người mẹ nghèo
– Cách ứng xử của mẹ Sơn: cho mẹ Hiên vay tiền để may áo mới cho con, chứ không tặng chiếc áo cũ cho Hiên → Thể hiện tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương, cùng sự tinh tế, biết suy nghĩ khi ứng xử.
Câu 7 trang 73 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Đọc lại một số đoạn văn tác giả miêu tả những đổi thay của đất trời khi mùa đông đến. Em có thích những đoạn văn này không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
– Một số đoạn văn tác giả miêu tả những đổi thay của đất trời khi mùa đông đến:
- Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến → mùa đông rét mướt.
- Nhìn ra sân, Sơn thấy → sắt lại vì rét.
– Em rất thích những đoạn văn ấy. Bởi tác giả Thạch Lam đã miêu tả rất tinh tế, tài tình những chuyển biến của đất trời, cây cối, không khí khi mùa đông về. Những từ láy, hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng rất mộc mạc nhưng vẫn giàu sức gợi hình.
Câu 8 trang 74 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Hãy chỉ ra một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm) và Hiên (Gió lạnh đầu mùa).
Hướng dẫn trả lời:
Cô bé bán diêm |
Hiên |
|
Điểm giống |
– Cả 2 cô bé đều còn rất nhỏ tuổi – Phải sống trong sự nghèo khó, thiếu thốn về vật chất – Câu chuyện đều chọn kể về thời điểm mùa đông buốt giá |
|
Điểm khác |
– Cô bé không còn người thân yêu thương, quan tâm mình nữa (người bố luôn đánh mắng em) – Cô bé phải ra đi trong cái rét, đói, cô đơn vì không được ai quan tâm, giúp đỡ |
– Cô bé có mẹ, có anh chị, bạn bè như chị em Sơn quan tâm, yêu thương và chơi cùng – Cô bé sẽ tiếp tục sống và lớn lên, với tương lai phía trước, vì được mẹ yêu thương, được những người khác giúp đỡ (mẹ Sơn) |
Viết kết nối với đọc
Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em thấy thú vị.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tham khảo đoạn văn sau:
(1) Đọc truyện Gió lạnh đầu mùa, em đặc biệt yêu thích nhân vật chị Lan. (2) Cũng như Sơn, Lan là một cô bé của gia đình khá giả, được mẹ và vú yêu thương, chăm sóc. (3) Ở em, người đọc cảm nhận được những đức tính tốt đẹp, đáng quý. (4) Dù là mùa đông rét mướt, Lan vẫn dậy sớm cùng mẹ, rồi đi lấy áo ấm mặc cho em. (5) Đặc biệt, trong Lan vẫn có cái hồn nhiên của trẻ thơ, khi em thoải mái vui chơi cùng những đứa trẻ xóm nghèo, không hề có sự kênh kiệu như con Sinh hay hỗn với bà vú. (6) Ngay cả khi Sơn nảy ra ý định cho cái Hiên chiếc áo bông, em cũng đồng ý ngay, không chút nghĩ suy. (7) Từ đó, người đọc nhận cảm nhận được tình cảm ấm áp, trái tim thiện lương của cô bé Lan nhỏ tuổi.
>> Xem thêm các đoạn văn khác: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một nhân vật trẻ em mà em thấy thú vị trong truyện Gió lạnh đầu mùa
hoặc Đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Sơn trong bài Gió lạnh đầu mùa
Mời các em tham khảo những đoạn văn, bài văn mẫu thuộc chủ điểm 3 “Yêu thương và chia sẻ”
- Tưởng tượng và viết đoạn văn về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình
- Viết đoạn văn với nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”
- Thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn nhất
- Cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát: Việt Nam quê hương ta
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát: Hoa Bìm
- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát: Về thăm mẹ
- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát: À ơi tay mẹ
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Công cha như núi Thái Sơn
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát về cha mẹ
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Công cha nghĩa mẹ
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Chăn trâu đốt lửa
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Trong đầm gì đẹp bằng sen
————————————————-
>> Tiếp theo: Soạn Thực hành tiếng Việt trang 74
Ngoài bài Soạn Ngữ văn 6 Gió lạnh đầu mùa trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)