TaiLieuViet.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu giải sgk Sử 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ

Câu hỏi: Trình bày sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Bài làm

Nửa sau thế kỉ XVII: Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Hà Lan, Anh.

Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ Anh, sau đó lan ra các nước Pháp, Đức,… => những chuyển biến to lớn về kinh tế – xã hội.

Cuối thế kỉ XVIII: Chủ nghĩa tư bản được mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu (Bắc Mỹ) và xác lập ở Pháp.

Trong thập kỉ 60 – 70 của thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp diễn dưới những hình thức khác nhau và giành được thắng lợi => Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở I-ta-li-a, Đức,…

2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

a) Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa

Câu hỏi: Trình bày quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản

Bài làm

Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công => các nước tư bản tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa => Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, thiết lập hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

b) Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Câu hỏi: Cơ sở thúc đẩy sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX là gì?

Bài làm

– Nhờ những thành tựu khoa học, kĩ thuật cùng nguồn nguyên liệu khai thác từ thuộc địa, chủ nghĩa tư bản mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư vốn bằng sự liên kết giữa tư bản ngân hàng và công nghiệp. Ngoại thương và tín dụng được đẩy mạnh, đứng đầu là Anh.

c) Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

Câu hỏi: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

Bài làm

– Giai đoạn đầu( từ thế kỉ XVI đế giữa thế kỉ XĨ), chủ nghĩa tư bản được gọi là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh: tư bản tự do kinh doanh, chịu sự chi phối của quy luật thị trường, không có sự can thiệp của nhà nước.

– Từ những năm 60,70 của thế kỉ XIX, tự do cạnh tranh ở các nước tư bản phát triển cao độ, dẫn tới tập trung sản xuấ và tích tụ tư bản, chủ nghĩa tư bản chuyển sang gia đoạn độc quyền. Biểu hiện rõ nhất là sự hình thành các tổ chức độc quyền, dưới nhiều hình thức như: Các – ten, Tơ- rớt,..

3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại

a) Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại

Câu hỏi: Nêu khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Bài làm

Chủ nghĩa tư bản hiện đại là:

– Là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia.

– Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ.

– Là một hệ thống thế giới và mang tính toàn cầu.

=> Chủ nghĩa tư bản hiện đại chỉ là giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản độc quyền trong thời đại toàn cầu hóa, độc quyền không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà trên quy mô toàn cầu.

* Tiềm năng: Chủ nghĩa tư bản có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu khoa học – công nghệ và cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, đẩy nhanh năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường cạnh tranh.

* Ví dụ:

– Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi “đêm trường trung cổ” của xã hội phong kiến; đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa; chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại.

– Phát triển lực lượng sản xuất.

Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí (thời kỳ của C.Mác va V.I.Lênin) và ngày nay các nước tư bản chủ nghĩa cũng đang là những quốc gia đi đầu trong việc chuyển nền sản xuất của nhân loại từ giai đoạn cơ khí hóa sang giai đoạn tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người, đưa nền kinh tế của nhân loại bước vào một thời đại mới: thời đại của kinh tế tri thức.

– Thực hiện xã hội hóa sản xuất

Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát trển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ,… làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.

– Chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng công nghiệp đã lần đầu tiên biết tổ chức lao động theo kiểu công xưởng, do đó đã xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nền nếp, thói quen của người lao động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến.

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập

Câu hỏi 1: Chủ nghĩa tư bản đã trải qua những thời kì phát triển nào ? Nêu nội dung chính của những thời kì đó.

Câu hỏi 2: Tại sao nói Anh là đế quốc thực dân “Mặt Trời không bao giờ lặn”?

Vận dụng

Câu hỏi: Đóng vai trò một nhà phản biện xã hội, em hãy nêu suy nghĩ về những thăng trầm của chủ nghĩa tư bản từ khi xác lập cho đến nay.

—————————

Bài tiếp theo: Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo bài 3

TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo.