TaiLieuViet xin giới thiệu tới thầy cô và các bạn học sinh Giải SBT Sinh học 12: Bài tập tự giải trang 109, chắc chắn bộ tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

  • Giải SBT Sinh học 12: Bài tập có lời giải trang 85
  • Giải SBT Sinh học 12: Bài tập tự giải trang 91
  • Giải SBT Sinh học 12: Bài tập trắc nghiệm trang 92
  • Giải SBT Sinh học 12: Bài tập có lời giải trang 106

Giải SBT Sinh học 12: Bài tập tự giải trang 109 vừa được TaiLieuViet.vn sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 6 bài tập trong sách bài tập môn Sinh học lớp 12 phần bài tập tự giải trang 109. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được cách phân biệt một vật thể sống và một vật thể vô cơ, một số cách phân biệt hóa thạch… Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Sinh học 12: Bài tập tự giải trang 109

Bài 1 trang 109 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải

Phân biệt một vật thể sống và một vật thể vô cơ.

Lời giải:

Cơ thể sống có 5 dấu hiệu cơ bản – đặc trưng:

– Là 1 hệ thống mở cấu tạo bởi prôtêin và axit nuclêic đặc trưng.

– Thường xuyên tự đổi mới thành phần cấu tạo nhờ khả năng trao đổi chất với môi trường.

– Có khả năng tự điều hoà, điều chỉnh các hoạt động sống nhờ hệ enzim và các loại hoocmôn

– Có khả năng sinh sản nhờ cơ chế nhân đôi của phân tử ADN.

– Có khả năng tích luỹ thông tin di truyền do ADN sao chép sai tạo đột biến gen và các đột biến được di truyền nên từ một gen gốc ban đầu hình thành nhiều alen.

Các vật thể vô cơ không có các đặc điểm nêu trên và trong quá trình tương tác với môi trường, vật chất vô cơ thường bị biến tính đưa đến trạng thái huỷ hoại.

Bài 2 trang 109 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải

Vật nào dưới đây không phải là hoá thạch? Ghi số 1 bên cạnh hoá thạch, ghi số 0 bên cạnh vật không phải là hoá thạch.

1

Lưỡi rìu đá

2

Xác voi mamút trong băng tuyết vùng Siberia

3

Than đá có vết lá dương xỉ

4

Đá trầm tích có lẫn vỏ sò, ốc

5

Con sam

6

Dấu chân khủng long trên than bùn

7

Mũi tên đồng, trống đồng Đông Sơn

8

Cây do cổ thụ chết trong rừng, gỗ biến thành trầm hương, kì nam

9

Các mảnh xương và ngà voi tìm thấy trong một “nghĩa địa voi”

10

Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm

Lời giải:

Ghi số 1 bên cạnh hoá thạch, ghi số 0 bên cạnh vật không phải là hoá thạch.

1

Lưỡi rìu đá

0

2

Xác voi mamút trong băng tuyết vùng Siberia

1

3

Than đá có vết lá dương xỉ

1

4

Đá trầm tích có lẫn vỏ sò, ốc

1

5

Con sam

0

6

Dấu chân khủng long trên than bùn

1

7

Mũi tên đồng, trống đồng Đông Sơn

0

8

Cây dó cổ thụ chết trong rừng, gỗ biến thành trầm hương, kì nam

0

9

Các mảnh xương và ngà voi tìm thấy trong một “nghĩa địa voi”

0

10

Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm

1

Bài 3 trang 110 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải

So sánh hình dạng, cấu tạo của con sam ngày nạy (hình A) với con tôm ba lá (hình B) có tuổi địa chất từ kỉ Cambri. Cho biết vì sao người ta gọi con sam là một dạng hoá thạch sống.

Giải SBT Sinh học 12: Bài tập tự giải trang 109

Lời giải:

Con sam ngày nay là một động vật không xương sống ngành Chân khớp (Arthropoda) vẫn còn mang những đặc điểm cấu tạo giống con tôm ba lá kỉ Cambri như có vỏ cứng bằng kitin, thân phân đốt, mặt lưng nhìn rõ có 3 thuỳ, mỗi đốt thân hình thành một đôi gai, có đuôi dài… Do đó, người ta gọi con sam là hoá thạch sống với ý nghĩa nó còn mang nhiều đặc điểm giống với dạng hoá thạch cổ xưa.

Bài 4 trang 110 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải

Từ lịch sử phát triển của sinh giới có thể rút ra những nhận xét gì về nguyên nhân và chiều hướng tiến hoá của sự sống?

Lời giải:

– Lịch sử phát triển của sinh giới gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ quả đất. Sự thay đổi các điều kiện khí hậu, địa chất thúc đẩy sự phát triển của sinh giới.

– Biến đổi địa chất, khí hậu trước hết ảnh hưởng đến thực vật, qua đó ảnh hưởng đến động vật rồi thông qua mối quan hệ phức tạp giữa sinh vật với sinh vật trong hệ sinh thái mà ảnh hưởng đến toàn bộ sinh giới. Vì vậy, từ khi sự sống hình thành, sự phát triển của sinh giới đã diễn ra nhanh hơn nhiều so với sự biến đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu và địa chất.

– Sinh giới phát triển theo hướng phân nhánh tổ chức cơ thể phức tạp hơn, thích nghi với môi trường. Càng về sau, sự tiến hoá diễn ra ngày càng nhanh do sinh vật đạt được trình độ thích nghi ngày càng hoàn thiện, bớt lệ thuộc vào điều kiện môi trường.

Bài 5 trang 110 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải

Lời giải:

Thứ tự

Thời gian

Đặc điểm chính

Lần 1

Ocđôvic – Silua

Mất 60% số loài sinh vật biển và nhiều loài ưa ẩm sống ven biển.

San hô phát triển – Động vật không xương sống phân hoá.

Lần 2

Đêvôn – Cacbon

Sự bùng nổ thực vật trên cạn làm mất cân bằng CO2, O2. Tuyệt chủng nhiều loài sinh vật biển .

Lần 3

Pecmi – Triat

95% số loài sinh vật biển và 70% số loài động vật có xương sống trên cạn tuyệt chủng.

Chim, thú xuất hiện từ bò sát cổ.

Lần 4

Triât – Jura

Sự di chuyển lục địa, phun trào núi lửa và khí hậu lạnh toàn cầu. số bò sát sống sót phát triển tạo nên khủng long kỉ Jura.

Lần 5

Krêta – Đệ Tam

Toàn bộ khủng long, hầu hết bò sát biển, chim, côn trùng. Thú phát triển mạnh.

Những lần đại tuyệt chủng trước đây của sinh giới có nguyên nhân từ các biến cố tự nhiên như sự di chuyển của các mảng kiến tạo lục địa hay sự va chạm của thiên thạch, nhưng gần đây nhiều nhà khoa học đã bắt đầu bày tỏ một sự lo ngại về một nguyên nhân xuất hiện tự nhiên từ quá trình tiến hoá của loài người.

Sinh thái học có một quy luật phổ biến là các loài ưu thế thường có xu hướng phát triển dẫn tới sự gây hại cho chính mình (tự đào huyệt chôn mình). Sự sống trên bề mặt trái đất hiện nay đã có quá nhiều biến động xấu do chính con người gây ra như cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống, biến đổi khí hậu toàn cầu và sự khai thác quá mức gây mất cân bằng các hệ sinh thái, giảm đa dạng sinh học.. Vì vậy hơn lúc nào hết, loài người cần kịp thời điều chỉnh lối sống của mình để đảm bảo quá trình phát triển bền vững, hài hoà với tự nhiên.

Bài 6 trang 110 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải

Bổ sung bảng tóm tắt sau đây, từ đó rút ra kết luận về ý kiến cho rằng vượn người hiện nay vẫn có thể tiến hoá thành người.

Nội dung

Vượn người hiện nay

Người

Tư thế đứng thẳng và đi trên 2 chân (so sánh cấu tạo bộ xương người và vượn người)

Nguồn thức ăn

Sự phát triển bộ não

Sự phát triển tiếng nói và hệ thống tín hiệu thứ hai

Lời giải:

Bổ sung bảng tóm tắt và rút ra kết luận về ý kiến cho rằng vượn người hiện nay vẫn có thể tiến hoá thành người:

Nội dung

Vượn người hiện nay

Người

Tư thế đứng thẳng và đi trên 2 chân

Dáng đi khom, tay tì lên mặt đất làm điểm tựa.

Dáng đi thẳng, tay tự do cầm nắm, hoàn thiện khả năng lao động.

Nguồn thức ăn

Ăn thực vật.

Ăn thực vật lẫn động vật, biết dùng lửa làm chín thức ăn.

Sự phát triển của bộ não

Não nhỏ, ít nếp nhăn.

Não rất phát triển, có nhiều nếp nhăn.

Sự phát triển tiếng nói và hệ thống tín hiệu thứ hai

– Tín hiệu giao tiếp đơn giản, chỉ có thể tư duy cụ thể, không có tiếng nói.

– Vỏ não chưa có vùng điều khiển cử động nói và hiểu tiếng nói.

– Tiếng nói phát triển và hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai có khả năng tư duy trừu tượng.

-Vỏ não có vùng điều khiển cử động nói và hiểu tiếng nói.

———————————–

Trên đây TaiLieuViet.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải SBT Sinh học 12: Bài tập tự giải trang 109. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 12 nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Sinh học lớp 12, Vật lý lớp 12, Hóa học lớp 12, Toán lớp 12TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.