TaiLieuViet.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Địa lí 11 Chân trời sáng tạo bài 4: Thực hành Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu giải sgk Địa 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

I. Nội dung thực hành

Câu hỏi:

Dựa vào kiến thức đã học, hãy sư tầm tư liệu, số liệu về toàn cầu hóa, khu vực hóa và trình bày:

– Vấn đề toàn cầu hóa: cơ hội, thách thức đối với các nước đang phát triển.

– Vấn đề khu vực hóa: cơ hội, thách thức đối với các nước đang phát triển.

Bài làm

– Số liệu GDP

Địa lí 11 Chân trời sáng tạo bài 4

– Vấn đề toàn cầu hóa là thách thức đối với các nước đang phát triển:

Cơ hội học hỏi nhiều thành tựu khoa học từ các nước phát triển.

+ Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.

Ví dụ : Kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng lên. Năm 2007 đạt 111,4 tỉ USD.

+ Đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội

+ Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.

Ví dụ : Nhiều nước đang phát triển trở thành nước công nghiệp mới (Hàn Quốc, Xin-ga-po, Bra-xin…) nhờ sớm hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá.

+ Các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.

Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.

+ Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá.

Ví dụ: Hàng hoá các nước đang phát triển vẫn bị ngăn trở khi thâm nhập thị trường các nước lớn bằng một số biện pháp do các nước phát triển đặt ra: áp đặt luật chống bán phá giá (vụ cá tra, cá ba sa của Việt Nam khi nhập vào thị trường Hoa Kì); dựng các hàng rào kĩ thuật khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, về điều kiện sản xuất của các nước sở tại, tiếp tục trợ giá cho các mặt hàng nông sản trong nước….

– Vấn đề khu vực hóa: Cơ hội liên kết với các nước phát triển.

II. Chuẩn bị của học sinh

Câu hỏi:

– Sưu tầm tư liệu, số liệu về toàn cầu hóa, khu vực hóa với các nguồm khác nhau( tham khảo mục III).

– Trao đổi, thảo luận để biết được cơ hội, thách thức của toàn cầu hoá, khu vực hóa đối với các nước đang phát triển.

Bài làm

Sưu tầm

Địa lí 11 Chân trời sáng tạo bài 4

– Trao đổi:

– Cơ hội: tiếp nhận đầu tư, công nghệ, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật.

– Thách thức: trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển.

III. Gợi ý một số thông tin tham khảo

Câu hỏi

Thu thập tư liệu từ một số website như:

– Liên hợp quốc/ Số liệu về thương mại toàn cầu:https//hbs.unctad.org/

– Trung tâm WTO và Hội nhập- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

– Qũy Tiền tệ Quốc tế/ Thông tin về các tổ chức khu vực và quốc tế

– Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế(ISO)/ Các tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu.

Bài làm

– Tham khảo các trang tài liệu thu thập về một số vấn đề như: toàn cầu hóa, khu vực hóa,..

—————————————–

Bài tiếp theo: Địa lí 11 Chân trời sáng tạo bài 5

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Địa lí 11 Chân trời sáng tạo bài 4: Thực hành Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lí 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo, Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo.