Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2023 bản word có lời giải chi tiết (chỉ 20k cho 1 đề thi bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 – NGUYEN THANH TUYEN – Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đà Nẵng 2015 có đáp án

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Thời gian: 120 phút

Câu 1 (2,0 điểm)

   Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi.(1) Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lở chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước.(2) Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá.(3)

(Theo Tản văn Mai Văn Tạo, Ngữ văn 7, tập 1)

a) Tìm các từ láy có trong đoạn trích trên (1,0 điểm)

b) Xác định chủ ngữ của câu (1) trong đoạn trích. Cho biết đó là câu đơn hay câu ghép? (0,5 điểm)

c) Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép liên kết câu trong đoạn trích và cho biết đó là phép liên kết gì? (0,5 điểm)

Câu 2 (3,0 điểm)

   Trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn cần phải được quan tâm chăm sóc nhiều hơn và được hỗ trợ mạnh mẽ hơn.

(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, Ngữ văn 9, tập 1)

Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 3 (5,0 điểm)

Cảm nhận về những điều tác giả muốn nhắn nhủ trong hai đoạn trích sau:

    – Ta làm con chim hót

    Ta làm một cành hoa

    Ta nhập vào hòa ca

    Một nốt trầm xao xuyến.

    Một mùa xuân nho nhỏ

    Lặng lẽ dâng cho đời

    Dù là tuổi hai mươi

    Dù là khi tóc bạc.

   (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ,Ngữ văn 9. Tập 2)

    – Người đồng mình thô sơ da thịt

    Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

    Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

    Cò quê hương thì làm phong tục

    Con ơi tuy thô sơ da thịt

    Lên đường

    Không bao giờ nhỏ bé được

    Nghe con.

   ( Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2)

Đáp án & Thang điểm

Câu 1 (2,0 điểm)

a. Các từ láy có trong đoạn trích trên: nghiêng nghiêng, trăn trở, xâm xấp, xác xơ.

b. – Chủ ngữ của câu (1) trong đoạn trích: Tôi

– Đó là câu đơn.

c. – Các từ ngữ thực hiện phép liên kết câu trong đoạn trích: “Tôi”, “Tôi yêu”

– Đó là phép liên kết: Phép lặp

Câu 2 (3,0 điểm)

1. Giải thích

 Trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn: là những trẻ em có số phận éo le, bất hạnh, chịu nhiều thiệt thòi, không được may mắn như bao người khác.

2. Phân tích, chứng minh:

– Ngày nay đất nước tiến bộ, xã hội phát triển, cuộc sống người dân được ấm no nhưng đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh:

    + Trẻ em khuyết tật bị cha mẹ bỏ rơi, không được chăm sóc.

    + Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phải bươn chải kiếm sống dù còn rất nhỏ tuổi, sống thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Thậm chí, các em có thể là nạn nhân của nạn bạo hành, bị lợi dụng, bị xâm hại thân thể,…

→ Đây là vấn đề nhức nhối trong xã hội mà chúng ta cần phải giải quyết.

– Trước những hoàn cảnh đó rất nhiều người đã quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với các em:

    + Nhận nuôi trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.

    + Quyên góp quần áo, sách vở, tiền..

    + Lập nhiều trại trẻ mồ côi, làng trẻ em SOS.

→ Đó là thái độ tích cực, là những hành động thiết thực thể hiện sự quan tâm của mỗi cá nhân và toàn xã hội đối với những trẻ em bất hạnh.

– Trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoàn toàn xứng đáng được đối xử như vậy vì đó là quyền trẻ em, là nghĩa vụ của những người lớn, hơn nữa các em lại là những mảnh đời éo le, bất hạnh.

3. Bình luận, mở rộng:

– Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với truyền thống nhân đạo, “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta.

– Phê phán những con người có thái độ kì thị, thờ ơ, vô cảm trước những số phận bất hạnh, sống ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình.

– Rút ra bài học cho bản thân: Cần quan tâm, yêu thương những trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bằng những việc làm thiết thực, tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ các em nhỏ kém may mắn.

Câu 3 (5,0 điểm)

I. Khái quát:

– Thanh Hải là nhà thơ miền Nam, hoạt động văn nghệ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Thơ ông để lại nhiều cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc, đặc biệt là bài “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ này được sáng tác khi ông đang nằm trên giường bệnh.

– Y Phương là nhà thơ người dân tộc Tày. Thơ ông đậm đà bản sắc dân tộc, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của đồng bào vùng cao Việt Bắc. “Nói với con” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Y Phương.

– Hai đoạn thơ trích từ hai bài thơ là những lời nhắn nhủ, gửi gắm tâm tư, tình cảm riêng của mỗi nhà thơ.

II. Phân tích:

1. Đoạn thơ trong bài – Nhà thơ muốn hiến dâng “Một mùa xuân nho nhỏ” nhưng thực chất là hiến dâng cả cuộc đời cho đất nước. Thanh Hải đã chọn cho mình cách cống hiến riêng, không phô trương, ồn ào mà âm thầm, “lặng lẽ dâng cho đời, dù ở bất kì thời điểm nào, lứa tuổi nào. Điệp ngữ “dù là” giống như một lời khẳng định, nhấn mạnh, một lời hứa: dù còn trẻ hay khi đã già vẫn nguyện một lòng cống hiến.“Mùa xuân nho nhỏ”

– Trong muôn ngàn điều ước, tác giả chỉ ước làm một tiếng chim trong muôn ngàn giọng hót để gọi xuân về, một bông hoa trong muôn triệu đoá hoa để tô điểm cho mùa xuân. Những ước muốn giản dị để thành những vật nhỏ bé, nhưng chính những vật nhỏ bé này lại góp phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên mùa xuân, tạo nên sắc xuân.

– Bên cạnh đó, tác giả còn muốn làm một nốt trầm trong bản hoà ca êm ái. Chỉ là một nốt trầm kín đáo, khiêm nhường, chứ không phải là một nốt thanh thánh thót, nổi trội. Tác giả muốn làm một nốt trầm nhưng là nốt trầm xao xuyến, có sức ngân vang, một nốt trầm có ích cho đời.

→ Những ước muốn tưởng như giản dị lại có một ý nghĩa lớn lao: phải đóng góp những gì tươi đẹp nhất cho cuộc đời, cho đất nước, dù đó là sự dâng hiến khiêm nhường, giản dị. Thông qua việc chuyển đổi đại từ tôi sang ta, nguyện ước riêng đã trở thành nguyện ước chung. Điều đó không chỉ ước muốn của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, tất cả chúng ta.

– Nhà thơ muốn hiến dâng “Một mùa xuân nho nhỏ” nhưng thực chất là hiến dâng cả cuộc đời cho đất nước. Thanh Hải đã chọn cho mình cách cống hiến riêng, không phô trương, ồn ào mà âm thầm, “lặng lẽ dâng cho đời, dù ở bất kì thời điểm nào, lứa tuổi nào. Điệp ngữ “dù là” giống như một lời khẳng định, nhấn mạnh, một lời hứa: dù còn trẻ hay khi đã già vẫn nguyện một lòng cống hiến.

→ Ước nguyện tưởng chừng như nhỏ nhoi nhưng vô cùng lớn lao, ý nghĩa.

2. Đoạn thơ trong bài “Nói với con”

– Người cha muốn con yêu những đức tính cao đẹp của người đồng mình. Họ mộc mạc, chân chất nhưng giàu ý chí, niềm tin, mong xây dựng quê hương tốt đẹp hơn:

    + Nghệ thuật đối lập giữa bên ngoài : “thô sơ da thịt” và bên trong không hề nhỏ bé về tâm hồn. → người đồng mình có ý chí tự làm chủ cuộc sống của mình.

    + Sự liên tưởng phong phú sáng tạo “tự đục đá kê cao quê hương” → người đồng mình là những con người lao động cần cù, có nghị lực, niềm tin, mà tầm vóc, nỗi buồn, chí hướng của họ là cái cao, xa chiều kích của trái đất. Họ giữ gìn bản sắc dân tộc mà vẫn làm rạng rỡ quê hương như vậy bởi họ yêu quê hương sâu nặng và luôn lấy quê hương làm chỗ dựa tinh thần.

– Lời nhắc nhở đối với con:

   “Con ơi tuy thô sơ da thịt

   Lên đường

   Không bao giờ được nhỏ bé

   Nghe con”.

   Cho con thấy tình yêu thương, niềm tin tưởng của cha, người cha mong con biết sống sao cho tốt, cho xứng đáng với tình cảm của cha. Cho con hiểu cuộc sống của người đồng mình, người cha muốn con cảm thương với những khó khăn, vất vả để khao khát đi xây dựng quê hương.

→ Ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình, cha đã truyền cho con vẻ đẹp sức mạnh của truyền thống quê hương, mong con sống có tình nghĩa, biết chấp nhận gian khó, vươn lên bằng ý chí của mình, vững vàng trên đường đời.

3. Nét tương đồng và khác biệt:

    * Nét tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều là lời nhắn nhủ của tác giả về lẽ sống cao đẹp trong cuộc đời.

    * Khác biệt:

– Đoạn thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”: Thanh Hải muốn nhắn nhủ tới mọi người phương châm sống “Sống là để cống hiến”, cống hiến hết mình trong mọi hoàn cảnh, lứa tuổi, cống hiến từ những điều nhỏ bé nhất để thành cái lớn lao, cao cả.

– Đoạn thơ trong bài “Nói với con” là lời nhắn nhủ của Y Phương với con về lòng tự hào với quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

III. Đánh giá:

– Hai đoạn thơ bên cạnh điểm tương đồng còn có nét riêng độc đáo, thể hiện phong cách nghệ thuật của hai nhà thơ.

– Qua đây thấy được tài năng, tấm lòng của hai tác giả.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đà Nẵng 2016 có đáp án

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Thời gian: 120 phút

Câu 1. (1.0 điểm)

   Chọn cách giải thích đúng:

1a. Hậy quả là kết quả sau cùng.

1b. Hậu quả là kết quả xấu.

2a. Đoạt là chiếm được phần thắng.

2b. Đoạn là thu được kết quả tốt.

3a. Tinh tú là phần thuần khiết và quý báu nhất

3b. Tinh tú là sao tên trời (nói khái quát).

4a. Nhược điểm là điểm thiếu sót.

4b. Nhược điểm là điểm yếu.

Lưu ý: Khi làm bài, thí sinh chọn câu đúng và chỉ cần ghi: 1a (hoặc 1b), 2a (hoặc 2b v v…)

Câu 2. (1.0 điểm)

Xác định các phép tu từ trong câu thơ sau:

   Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

   (Theo Trần Quốc Minh, Ngữ Văn 6, tập 2)

Câu 3. (3.0 điểm)

   Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

         (Theo Thời gian là vàng, Phương Liên, Ngữ văn 9, tập 2)

Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 4. (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong hai đoạn trích sau:

   Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

   Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

         (Cảnh ngày xuân, trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1)

Và:

   Bỗng nhận ra hương ổi

   Phả vào trong gió se

   Sương chùng chình qua ngõ

   Hình như thu đã về

 

   Dông được lúc dềnh dàng

   Chim bắt đầu vội vã

   Có đám mây mùa hà

   Vắt nửa mình sang thu

(Sang Thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2)

Đáp án & Thang điểm

Câu 1: (1 điểm)

1b;       2a;       3b;       4b

Câu 2: (1 điểm)

Xác định các phép tu từ:

– Nghệ thuật nhân hóa: Những ngôi sao “thức” ngôi sao được nhân hóa như con người, soi sáng trên bầu trời như người mẹ đang thức canh giấc ngủ cho con.

– Nghệ thuật so sánh “chẳng bằng” so sánh hơn kém nhằm nhấn mạnh sự hi sinh, tần tảo vì con của mẹ là vô tận không gì có thể sánh bằng trong cuộc đời. Thiên nhiên vũ trụ bất tận không so sánh nổi tình mẹ, công mẹ bao la.

Câu 3. (3 điểm)

3.1. Giải thích câu nói:

– Thời gian là vàng nhằm nhấn mạnh sự quý giá của thời gian như vàng bạc, một vật vô cùng giá trị.

– Vàng mua được, vàng có giá: Nhấn mạnh tính vật chất, cụ thể, hữu hình của vàng. Đó là dạng vật chất có thể mua được, trao đổi được trên thị trường, tính bằng sự cụ thể, mua bằng tiền.

– Thời gian không mua được, thời gian là vô giá: Sự đối lập thời gian và vàng. Thời gian là vô hình, khó nắm bắt, không thể mua được, mất đi không lấy lại được, không thể mua được bằng tiền.

⇒ Ý cả câu: Nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian, sự quý báu của việc trân trọng thời gian, giá trị của thời gian là không có gì sánh bằng.

3.2. Phân tích, bình luận:

– Thời gian là vàng bởi thời gian được tính bằng giây, phút, giờ, tháng, năm… nó luôn trôi chảy theo dòng tuần hoàn của cuộc sống.

– Thời gian giúp con người ta không lớn, trưởng thành, lao động, làm mọi việc cần thiết trong cuộc sống. Nó tạo ra giá trị tiền bạc dưới bàn tay lao động của con người.

– Thời gian là vô giá bởi nó có tính chất một đi không trở lại, như mũi tên đã bắt đi nên không lấy lại được.

– Thời gian là vô giá bởi nó sẽ đem lại con người biết trân trọng nó, sử dụng nó hợp lý đạt đến vinh quang, niềm vui và hạnh phúc. Thời gian là báu vật của cuộc sống.

– Lãng phí thời gian, không biết trân trọng nó khiến con người sẽ có cảm giác nuối tiếc, hụt hẫng về những giá trị đã qua.

3.3 Bài học về nhận thức, liên hệ bản thân

– Quý trọng thời gian là quý trọng giá trị của cuộc sống. Mỗi con người phải có ý thức được giá trị của thời gian, sống đẹp trong từng ngày của hiện tại, trân trọng từng phút, giây.

– Quý trọng thời gian không có nghĩa là sống vội, sống gấp, sống chỉ biết tận hưởng mỗi ngày mà cần sống, học tập, lao động và cống hiến cho xã hội. Liên hệ bản thân em về việc sử dụng thời gian.

Câu 4: (5 điểm)

4.1. Giới thiệu chung:

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều”).

– Tác giả Hữu thỉnh và bài thơ “Sang thu”.

– Giới thiệu hai đoạn trích: là hai bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động, hấp dẫn.

4.2. Phân tích:

a/ Đoạn trích trong “Cảnh ngày xuân”

– Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần đầu của văn bản, nêu lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân, trong buổi lễ thanh minh với màu sắc hài hòa, cảnh đẹp tươi mới.

– Phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích :

* Nội dung:

    + Màu sắc hài hòa: sắc xanh mơn mở, mềm mại, ngọt ngào của cỏ non trải rộng như tấm thảm tới chân trời.

⇒ Thể hiện sức sống mùa xuân.

    + Điểm xuyết trên nền cỏ ấy là một vài bông hoa lê tinh khiết. Từ “trắng điểm” cùng với biện pháp đảo ngữ tạo nên một nhãn tự cho cả bức tranh mùa xuân, tạo điểm nhấn cho bức tranh. Cành lê như đem vào màu trắng bằng bàn tay vô hình của tạo hóa.

* Nghệ thuật:

    + Tác giả sử dụng nghệ thuật chấm phá, điểm xuyết trong thi pháp cổ gợi vẻ đẹp thanh xuân, tinh trắng của hoa cỏ mùa xuân

    + Vận dụng sáng tạo thơ cổ Trung Quốc: Thơ cổ vẽ mùa xuân có hương vị, màu sắc, đường nét, cả chân trời đều là màu xanh và đường nét thanh lệ của cành lê với vài bông hoa. Với Nguyễn Du, gam màu chủ đạo vẫn là nền xanh tới chân trời, trên nền xanh ấy điểm xuyết vài bông hoa trắng. Câu thơ cổ chỉ nói tới cành lê có vài bông hoa trắng mà không có màu sắc của hoa lê. Chỉ thêm một chữ “trắng”, Nguyễn Du đã tạo cho bức tranh mùa xuân một màu sắc khác. Màu trắng làm nổi bật thần sắc của bức tranh.

⇒ Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp, mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết.

b/ Phân tích đoạn trích trong bài “Sang thu”:

– Vị trí đoạn trích: Đoạn trích là hai khổ đầu của bài thơ, nói lên cảm xúc của tác giả khi thu mới chớm với những cảm nhận tinh tế.

– Phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích:

* Khổ đầu tiên là bức tranh không gian làng quê sang thu:

    + Cảm nhận đầu tiên là từ hương vị: hương ổi thoang thoảng thơm trong gió se se lạnh. Thu được cảm nhận từ nơi làng quê, trong cảm nhận của con người sống gắn bó với làng quê.

    + Từ “bỗng” diễn tả trạng thái ngạc nhiên, bất ngờ trước sự đổi thay của thời tiết tác động đến cảm giác của con người.

    + Hương ổi phả vào trong gió làm thức dậy cả không gian, đánh thức giác quan của con người.

    + Từ láy “chùng chình” diễn tả làn sương chậm, nhẹ quẩn, hình như muốn ngừng lại ở nơi ngõ xóm.

⇒ Sử dụng từ ngữ chắt lọc, diễn tả cảm giác tinh tế, những cảm nhận trực tiếp của tác giả trước những biến đổi của không gian thu. Giọng thơ êm nhẹ gợi lên một không gian thu êm ả. Qua đó thấy được tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, có thể nắm bắt những biến chuyển tinh vi nhất của thiên nhiên đất trời và của lòng người.

* Khổ 2: Không gian trời đất sang thu:

    + Sông dềnh dàng, lặng lẽ chính là mặt nước của thời tiết sang thu.

    + Chim bay nhanh, vội vã.

    + Hình ảnh đám mây là một sáng tạo độc đáo. Đó là đám mây trong tưởng tượng. Chính cái hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bởi đám mây cũng dềnh dàng, chùng chình, bảng lảng trên tầng không làm cho bức tranh chuyển mùa trở nên sinh động hơn, đẹp hơn.

⇒ Sự đổi thay của đất trời theo tốc độ chuyển động từ hạ sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt. Qua đó cho thấy hồn thơ tác giả giàu cảm xúc, thiết tha với quê hương đất nước.

4.3. Nhận xét về bức tranh thiên nhiên hai đoạn trích:

– Điểm giống:

    + Là những bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu màu sắc, hình ảnh

    + Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của tác giả.

    + Sử dụng từ ngữ chính xác, có giá trị biểu cảm cao.

– Điểm khác:

* Nội dung:

    + “Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên vào chính giữa mùa xuân, lúc cảnh sắc thiên nhiên đang tươi non, mơn mởn, dạt dào nhựa sống.

    + “Sang thu”: không gian, bức tranh thiên nhiên lúc chớm thu, đòi hỏi tâm hồn nghệ sĩ phải nhạy cảm mới phát hiện được.

* Nghệ thuật:

    + “Cảnh ngày xuân”: thể thơ lục bát, thể thơ của dân tộc.

    + “Sang thu”: thể thơ 5 chữ, sử dụng nhiều từ láy để diễn tả những cảm nhận tinh tế của tác giả.

– Lý giải:

    + Điểm giống: Tâm hồn nghệ sĩ là những người dễ rung cảm trước cái đẹp, nắm bắt tinh tế những biến đổi của đất trời, vạn vật.

    + Điểm khác:

Do phong cách nghệ thuật, nét độc đáo trong ngòi bút mỗi nhà thơ.

Hai nhà thơ thuộc hai giai đoạn khác nhau: Nguyễn Du là nhà thơ trung đại, sáng tác theo thể thơ dân tộc. Hữu Thỉnh là nhà thơ hiện đại, có nhiều đột phá mới ở hình thức của thơ.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đà Nẵng 2017 có đáp án

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Thời gian: 120 phút

Câu 1. (1,0 điểm)

   Trong các từ nho nhỏ, tươi tốt, bọt bèo, lạnh lùng, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?

Câu 2. (1,0 điểm)

   Trong hai tổ hợp từ: Lá lành đùm lá rách, cây nhà lá vườn, hãy cho biết tổ hợp từ nào là thành ngữ, tổ hợp từ nào là tục ngữ? Giải thích ngắn gọn nghĩa của một trong hai tổ hợp từ đó.

Câu :

   Vũ Khoan cho rằng: Cái yếu của người Việt Nam “là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Ngữ văn 9, Tập hai)

Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về phương pháp học tập nhằm khắc phục cái yếu đó.

Câu 4. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn trích sau:

   “Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.

   Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một dòng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” . Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả tại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

   – Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.

   Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.”

(Trích Chiếc lược ngà. Nguyễn Quang Sáng. Ngữ văn 9. Tập một)

Đáp án & Thang điểm

Câu 1: (1 điểm)

– Từ ghép: Tươi tốt, bọt bèo.

– Từ láy: Nho nhỏ, lạnh lùng.

Câu 2: (1 điểm)

– Xác định thành ngữ, tục ngữ:

    + “Lá lành đùm lá rách” là tục ngữ.

    + “Cây nhà lá vườn” là thành ngữ.

– Giải thích:

    + “Lá lành đùm lá rách” là câu tục ngữ được đúc kết từ ngàn đời của ông cha ta, nói lên truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Câu tục ngữ răn dạy chúng ta phải biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc những người có hoàn cảnh éo le, cuộc sống đau khổ, bệnh tật…

    + “Cây nhà lá vườn” là thành ngữ chỉ những thứ tự làm ra chứ không phải đem từ bên ngoài vào.

Câu 3: (3 điểm)

1.Mở bài:

– Dẫn dắt vấn đề cần bàn luận: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là một bài văn nghị luận đặc sắc của Thủ tướng Vũ Khoan. Trong đó có ý kiến như sau: Cái yếu của người Việt Nam là “khả năng thực hành và sáng tạo” bị hạn chế bởi lối học chay, học vẹt nặng nề. Từ vấn đề này, tác giả gợi ra những phương pháp học tập đúng đắn, cần thiết để khắc phục những điểm yếu của học sinh.

2.Thân bài.

a. Đánh giá ý kiến:

   Vũ Khoan đã rất đúng đắn khi nhận xét về con người Việt nam.

b. Giải thích ý nghĩa câu nói:

   Con người Việt Nam có rất nhiều điểm mạnh, nhưng bên cạnh cái mạnh vẫn tồn tại cái yếu. Ấy là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề, diễn ra trong hầu hết học sinh trên mọi miền đất nước.

c. Hậu quả của việc “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế bởi lối học chay, học vẹt nặng nề” .

– Hiện tượng học sinh học lệch, chỉ chú trọng vào các môn “thời thượng”, các môn liên quan tới thi Đại học, đề cao lí thuyết hơn thực hành (Dẫn chứng). Điểm yếu sẽ ảnh hưởng đến công việc, học tập, đất nước.

    + Hơn nữa, do ý thức con người Việt Nam: Chỉ học tập vì mục đích trước mắt, mục đích của cá nhân, không quan tâm đến lợi ích lâu dài và lợi ích cộng đồng.

→ Cá nhân chậm phát triển dẫn đến đất nước cũng phát triển chậm về mọi mặt.

d. Đề ra giải pháp

– Chúng ta cần phát huy điểm mạnh “thông minh, nhạy bén” và khắc phục điểm yếu, hình thành thói quen tốt ngay từ bây giờ.

– Biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học”  “hành” .

– Tránh học chay, học vẹt để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

– Đề ra mục tiêu học tập, kế hoạch học tập lâu dài và có lộ trình học tập khoa học, hợp lý.

– Tăng cường tinh thần học hỏi kinh nghiệm và thành tựu của các nước tiên tiến trên thế giới để nâng cao năng lực bản thân, hướng đến góp phần phát triển đất nước.

3.Kết bài: Đánh giá ý kiến và nêu suy nghĩ.

Câu 4: (5 điểm)

A. Giới thiệu chung

– Tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình.

– Tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên.

– Nhân vật ông Sáu là nhân vật chính của tác phẩm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đặc biệt là ở đoạn trích từ: “Tôi vẫn còn nhớ buổi chiều hôm đó… Anh mới nhắm mắt xuôi tay” . Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng, sâu sắc của ông Sáu đối với bé Thu trong những ngày ở chiến khu.

B. Trình bày cảm nhận

a. Giới thiệu khái quát cảnh ngộ gia đình ông Sáu và tình yêu thương ông Sáu dành cho con.

– Đất nước có chiến tranh, ông Sáu phải đi công tác khi con gái chưa đầy một tuổi, khi con lớn lên, ông Sáu không một lần được gặp con, được yêu thương chăm sóc cho con.

– Sau tám năm vào sinh ra tử, khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm con vào lòng khiến ông không kìm nén được cảm xúc. Tuy nhiên, khi ông vì vết thẹo trên mặt, vết thương do chiến tranh gây ra nên đứa con gái hồn nhiên, ngây thơ của ông nhất định không chịu nhận cha. Đến khi con gái nhận ra thì cũng là lúc ông phải trở lại chiến trường. Lúc chia tay, ông đã cố nén giọt nước mắt vì cách bộc lộ, tình cảm của con đối với mình khiến ông quá xúc động. Niềm hạnh phúc mà ông hằng mong chờ đã tới nhưng quá ngắn ngủi vì đã đến giờ biệt li. Ông chỉ kịp rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con, lặng lẽ ra đi không hẹn ngày về mang theo một ước nguyện của con là cây lược nhỏ.

b. Cảm nhận về vẻ đẹp nội dung của đoạn trích – vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng.

– Luôn ghi nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba!” . Điều đó thúc giục ông đến việc làm một chiếc lược ngà. Và ông Sáu đã dồn tất cả tình yêu, nỗi nhớ con vào việc làm cây lược ấy. “Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía” .

– Chiếc lược trở thành một vật quý giá, nó làm vơi đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm nhớ thương, yêu mến của người cha đối với đứa con trong xa cách. Chiếc lược ngà trở thành một kỉ vật thiêng liêng, nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu cho người chiến sĩ trong những ngày gian khổ.

– Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt.

– Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp gửi món quà cho con gái. Đây là tình huống rất cảm động. Những mất mát do chiến tranh gây ra là không gì bù đắp nổi. Tuy không một lời trăng trối nhưng hành động cuối cùng của ông Sáu càng cho ta thấy tình cảm của ông dành cho con thật sâu nặng. Người đồng chí của ông – người kể chuyện đã thay ông làm việc đó. Chiếc lược ngà đã trở thành biểu tượng của tình cha con đời đời.

C. Vẻ đẹp về hình thức nghệ thuật.

– Đoạn văn là lời kể của một người đồng chí của ông Sáu, người đã chứng kiến toàn bộ quá trình ông làm cây lược tặng con gái và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc của ông. Đoạn văn vì thế trở nên khách quan, chân thành.

– Ngôn ngữ văn xuôi giàu tình cảm, khả năng miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng con người.

– Đặc biệt, nhà văn đã xây dựng một tình huống truyện rất éo le, bất ngờ mà tự nhiên, cảm động; qua đó, phần nào nói lên sự ác nghiệt của chiến tranh.

D. Đánh giá chung.

– Cảm nhận khái quát về đoạn văn, liên hệ bản thân.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đà Nẵng 2018 có đáp án

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Thời gian: 120 phút

Câu 1. (2,0 điểm)

   Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre,…

   “Tre già măng mọc”. Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam, lứa măng non của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

   Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt.

   Nhưng, nứa, tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam,…

(Trích Cây tre Việt Nam, Thép Mới, Ngữ văn 6, Tập hai)

a) Đọc đoạn trích trên, hãy xác định:

– Từ láy.

– Thành ngữ.

– Khởi ngữ.

b) Từ măng trong lứa măng non được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 2. (3,0 điểm)

   “Con chim sẻ nhỏ chết rồi

   Chết trong đêm cơn bão về gần sáng.

   Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa

   Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi

   Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.”

(Trích Tiếng vọng, Nguyễn Quang Thiều, Tiếng Việt 5, Tập một)

Trong đoạn thơ trên, tác giả nói về sự việc gì? Em hãy viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc đó.

Câu 3. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn trích sau:

   “ – Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

   Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

   – Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

   Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

   – Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

   Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.

   – Chào anh.

   Lần đầu, chính là anh thanh niên quay mặt đi. Anh ấn cái làn vào tay bác già và nói vội vã:

   – Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé.

   Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn chiếc đồng hồ nói một mình:

   – Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?

   Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.

   (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một)

Đáp án & Thang điểm

Câu 1. (2,0 điểm)

a)

– Từ láy: lồng lộng, mênh mông

– Thành ngữ: Tre già măng mọc

– Khởi ngữ: Các em

b)Từ “măng” trong “lứa măng non” được sử dụng theo nghĩa chuyển.

Câu 2: (3 điểm)

   Trong đoạn thơ trên, tác giả muốn nói về vô cảm: là một trạng thái tinh thần mà ở đó con người không có tình cảm, cảm xúc nhân bản trước bất kì sự vật hiện tượng nào diễn ra xung quanh họ. Họ sống ích kỉ, lạnh lùng, trái tim băng giá, thờ ơ trước những người gặp bất hạnh, không quan tâm đến những xâu xa xung quanh mình.

Phân tích:

– Hiện trạng: Căn bệnh vô cảm xuất hiện ngày càng nhiều, trở thành một vấn nạn trong xã hội.

– Biểu hiện:

    + Không quan tâm giúp đỡ những người xung quanh.

    + Chỉ lo nghĩ cho lợi ích bản thân.

– Nguyên nhân của sự vô cảm:

    + Lối sống thực dụng của nền kinh tế hiện đại.

    + Sự ích kỉ trong lòng mỗi người, sợ vạ lây,…

    + Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, với ứng dụng hiện đại đã ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến giới trẻ.

    + ….

– Hệ quả:

    + Nhân cách con người phát triển lệch lạc.

    + Sự thờ ơ vô cảm dẫn đến cái xấu, cái ác lên ngôi, xã hội rối loạn.

– Biện pháp:

    + Luôn mở lòng, yêu thương những người xung quanh, yêu thương mà không đòi hỏi nhận lại.

    + Biện pháp giáo dục đúng đắn.

Mở rộng và liên hệ bản thân

– Bên cạnh đó vẫn có những người luôn quan tâm, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh.

– Yêu thương, giúp đỡ mọi người khiến cuộc sống của mỗi người trở nên đẹp đẽ và ý nghĩa hơn.

– Liên hệ bản thân

Câu 3. (5,0 điểm):

1. Giới thiệu chung:

– Tác giả:

    + Sáng tác từ thời kì kháng chiến chống Pháp và nhanh chóng trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi cách mạng Việt Nam.

    + Thành công ở truyện ngắn và kí.

    + Tác phẩm của Nguyễn Thành Long tập trung phản ánh vẻ đẹp của con người Việt Nam mới trong lao động và trong chiến đấu.

    + Lối viết vừa chân thực, giản dị, vừa giàu chất trữ tình.

– Tác phẩm: Được viết vào mùa hè năm 1970.

– là kết quả chuyến công tác lên Lào Cai của tác già.

– Đoạn trích nằm ở phần cuối của truyện ngắn, khi cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã đến hồi kết.

– Đoạn trích ngắn nhưng làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật. Qua đoạn trích, chúng ta hiểu thêm những nét đẹp của những nhân vật này.

2. Phân tích từng phần của đoạn trích theo nhân vật

 Anh thanh niên: không chỉ là người có tinh thần trách nhiệm với công việc, có phong cách sông đẹp, anh còn rất biết quan tâm đến mọi người:

    + Anh ngỡ ngàng sao thời gian trôi qua nhanh quá “Anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Ba mươi phút được gặp để nói chuyện với người khác với anh là rất ngắn ngủi, trong tiếng kêu trời ơi ấy của anh có thái độ tiếc nuối, bịn rịn.

    + Biếu ông họa sĩ giỏ trứng để làm bữa trưa.

    + Gửi cô kĩ sư cái khăn tay kèm theo cuốn sách cô ấy đã đọc.

    + Anh luôn đề cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.

→ Anh thanh niên khơi dậy trong ông họa sĩ và cô kĩ sư những tình cảm tốt đẹp.

 Ông họa sĩ: không chỉ là một người nghệ sĩ chân chính, say mê tìm kiếm cái đẹp, trong hành trình lên Sa Pa lần này, bằng đôi mắt tinh tường của mình, ông đã có cái nhìn mới mẻ, lạc quan về thế hệ trẻ:

    + Khi nhận xét về anh thanh niên, cô kĩ sư ông nhận xét “anh chị cứ như con bướm”. Trong câu nói đó, “con bướm” là một hình ảnh ẩn dụ đẹp về nét hồn nhiên, muôn màu sắc về cả thế hệ thanh niên mà ông hi vọng.

→ Nhân vật ông họa sĩ là nhân vật phụ, miêu tả không nhiều nhưng hiện lên với nét đáng yêu, đáng quý. Thông qua nhân vật này, tác giả gửi gắm những suy nghĩ về cuộc sống và con người.

– Nhân vật cô kĩ sư

    + Đây là cô gái xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm: một người con gái Hà Nội đã bỏ lại sau lưng mối tình nhạt nhẽo để lên Lào Cai công tác.

    + Trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, được nghe những điều anh nói, cô bàng hoàng hiểu về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên và về cả thế giới những con người như anh. Giây phút bàng hoàng của cô là sự xúc động khi bắt gặp một tình yêu đích thực, một tình yêu lớn, làm bừng dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp. Từ đó cô nhận ra, bấy lâu nay mình đã sống cuộc đời nhạt nhẽo, tầm thường, giúp cô yên tâm tin tưởng vào con đường mình đã chọn. Cùng với đó là một sự hàm ơn khó tả đối với anh thanh niên. Đó không chỉ vì bó hoa rất to mà anh đã tặng cô, mà còn là một bó hoa khác – bó hoa của những khát khao, háo hức, mộng mơ, của những khát vọng cống hiến cao đẹp đã truyền sang cô.

→ Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ngắn ngủi đã khơi gợi cho cô suy nghĩ về cuộc sống mới.

3. Tổng kết, đánh giá

– Chỉ vài phút ngắn ngủi nhưng kết thúc cuộc gặp gỡ đã để lại dư âm cho chính những nhân vật và cho người đọc..

– “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng, những con người vô danh nhưng ta học được từ họ khá nhiều về phẩm chất, cách sống và ứng xử với mọi người. Vì vậy, chúng ta phải luôn cố gắng học tập, rèn luyện để sống có ích cho mình và những người xung quanh.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đà Nẵng 2019 có đáp án

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Thời gian: 120 phút

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Vầng trăng quê em

        Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Khuya. Làng quê em đã vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng vẫn thao thức như canh gác trong đêm.

       (Theo Phan Sĩ Châu, Tiếng Việt 3, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

a. Hãy cho biết các từ được gạch chân thực hiện phép liên kết gì? (0,5 điểm)

b. Xác định phần trung tâm của cụm từ “mái tóc bạc của các cụ già”. Cho biết đây là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ? (0,5 điểm)

c. Tìm câu đặc biệt. (0,5 điểm)

d. Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu (7). (0,5 điểm).

Câu 2. (3,0 điểm)

       Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời chào trong giao tiếp hàng ngày.

Câu 3. (5,0 điểm)

Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong hai đoạn trích sau:

(…) Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

       – Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?

Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về.

Và:

(…) Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:

       – Ba đi rồi ba về với con.

       – Không! – Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.

       (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)

Đáp án & Thang điểm

Câu 1 (2 điểm)

a. Phép liên kết được sử dụng là: phép lặp

b. Phần trung tâm của cụm từ “mái tóc bạc của các cụ già” là: mái tóc – Đây là cụm danh từ

c. Câu đặc biệt là câu 5: Khuya

d. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu 7: nhân hóa, so sánh.

Câu 2: (3 điểm)

– Giới thiệu khái quát về ý nghĩa của lời chào trong giao tiếp hàng ngày vô cùng quan trọng.

– Triển khai các luận điểm để chứng minh cho vai trò quan trọng của lời chào:

        + Lời chào là một hình thức khởi đầu một cuộc trò chuyện trong giao tiếp.

        + Lời chào thể hiện thái độ trân trọng, cung kính và thân thiết của mình đối với người khác.

– Trong đời sống, lời chào như một hình thức xã giao để bắt đầu một cuộc nói chuyện được tự nhiên, lịch sự, cởi mở. Người vai dưới gặp người vai trên mà không biết chào hỏi là bất kính. Người vai trên không đáp lại lời chào của người vai dưới là thiếu lịch sự, hách dịch, khinh người.

– Lời chào khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó thể hiện sự trân trọng của bản thân đối với người khác. Nó giúp ta xác định rõ ràng vị trí mỗi người trong giao tiếp. Từ đó, thực hiện các hoạt động giao tiếp một cách đúng đắn, hiệu quả và đúng mực. Người nhận được lời chào cũng cảm thấy mình cảm được tôn trọng, vui vẻ, hạnh phúc.

– Lời chào còn có giá trị to lớn trong truyền thống văn hóa dân tộc (lời chào cao hơn mâm cỗ).

– Khái quát lại vấn đề: một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của lời chào.

Câu 3. (5,0 điểm)

Phân tích đoạn trích 1: Trước khi nhận cha: Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh, ương ngạnh

– Các em dẫn dắt vào bài văn có thể lựa chọn qua: Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha:

       (Gặp cha sau tám năm xa cách trước sự vồ vập của cha, bé Thu tỏ ra ngờ vực và hoảng sợ con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn mình như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má”. )

– Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không khóc mà chạy sang nhà ngoại.

→ Bé Thu “cứng đầu” ương ngạnh nhưng giàu tình yêu thương cha

Phân tích đoạn trích 2: Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt.

       Trong buổi sáng cuối cùng trước khi chia tay, thái độ của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn: Thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

Ba…a…a…ba!

– Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “Ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó.

– “Nó nhảy thót lên ôm lấy cổ ba nó. Nó hôn tóc, hôn vai, hôn cổ, hôn cả vết thẹo dài bên má ba nó. Hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghe hai tay không giữ được ba nên nó dạng cả hai chân câu chặt lấy ba, đôi vai của nó run run”.

→ Chi tiết sinh động đầy kịch tính diễn tả thành công sự bùng nổ mạnh mẽ, sự đột phá dữ dội của tình cảm, bao nhiêu yêu thương mong đợi dồn nén giờ đây oà vỡ, những giọt nước mắt yêu thương xen lẫn sự hối hận và hành động ôm hôn ba của Thu.

       Nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả: sự bùng nổ những yêu thương do bị dồn nén.

→ Thể hiện được điều đó chứng tỏ tác giả am hiểu tâm lí trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.