Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức được biên soạn nhằm giúp các em HS ôn luyện, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho bài thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 (sách Chân trời sáng tạo)

>> Xem thêm: Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức – Đề 1

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại

A. Phần văn bản

1. Thể loại

a. Truyện và truyện đồng thoại

– Khái niệm:

  • Truyện: là loại tác phẩm văn học kể lại 1 câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự kiện.
  • Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của con người.

– Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.

– Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Gồm có hai kiểu người kể chuyện thường gặp:

  • Người kể chuyện ngôi thứ nhất: xưng “tôi”, trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm
  • Người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình): không tham gia và câu chuyện, nhưng có khả năng biết hết mọi chuyện.

– Lời người kể chuyện: thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

– Lời nhân vật: là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.

b. Thơ

Một số đặc điểm của thơ:

– Được sáng tác theo tể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng mỗi dòng, số dòng thơ trong mỗi bài. Ví dụ:

  • Thơ lục bát: gồm các cặp thơ gồm 1 câu lục (6 tiếng) và 1 câu bát (8 tiếng)
  • Thơ thất ngôn bát cú: gồm 8 dòng thơ, mỗi dòng có 7 tiếng
  • Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng có 7 tiếng
  • Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng có 5 tiếng

– Ngôn ngữ: cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ…)

– Nội dung: chủ yếu là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống

– Các yếu tố trong thơ:

  • Yếu tố miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng)

→ Cả 2 yếu tố này chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tinh cảm, cảm xúc

c. Miêu tả nhân vật trong truyện kể

– Ngoại hình: dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, gồm thân hình gương mặt, ánh mắt, làm da, mái tóc, trang phục…

– Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh

– Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại

– Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật

2. Văn bản

– Yêu cầu: tóm tắt, chỉ ra nội dung chính, nhân vật chính, người kể chuyện, đặc điểm của nhân vật, tác giả, xuất xứ của từng văn bản đã học

– Các văn bản đã học: Bài học đường đời đầu tiên, Nếu cậu muốn có một người bạn, Bắt nạt, Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, Cô bé bán diêm, Gió lạnh đầu mùa, Con chào mào.

B. Phần thực hành tiếng Việt

1. Từ đơn và từ phức

  • Từ ghép: từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
  • Từ láy: từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần)

2. Ẩn dụ

Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

3. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

– Tác dụng khi dùng cụm từ làm thành phần chính của câu: giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe.

– Các cụm từ tiêu biểu: cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động tù:

  • Cụm danh từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho danh từ
  • Cụm động từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho động từ
  • Cụm tính từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho tính từ

C. Phần tập làm văn

1. Viết kết nối với đọc

Đề 1: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

>> Xem các bài mẫu tại đây: Đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy

Đề 2: Tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) miêu tả cảm xúc của nhân vật cáo sau khi từ biệt hoàng tử bé.

>> Xem các bài mẫu tại đây: Đoạn văn miêu tả cảm xúc của nhân vật cáo sau khi từ biệt hoàng tử bé

Đề 3: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

>> Xem các bài mẫu tại đây: Đoạn văn thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người 

Đề 4: Hãy tưởng tượng em là người đang trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.

>> Xem các bài mẫu tại đây: Đoạn văn tưởng tượng về cuộc trò chuyện của em với mây và sóng

Đề 5: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”.

>> Xem các bài mẫu tại đây: Đoạn văn với nhan đề Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm

Đề 6: Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em thấy thú vị.

>> Xem các bài mẫu tại đây: Đoạn văn trình bày cảm nhận về một nhân vật trong truyện Gió lạnh đầu mùa

Đề 7: Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật “tôi” vẫn có thể “nghe rất rõ” tiếng chim hót. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức.

>> Xem các bài mẫu tại đây: Viết đoạn văn miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong kí ức

Đề 8: Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình, trong đoạn văn có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu.

>> Xem các bài mẫu tại đây: Đoạn văn tưởng tượng và viết đoạn văn về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình

2. Tập làm văn

Đề 1: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

>> Xem các bài mẫu tại đây:

  • Kể lại một trải nghiệm của em lớp 6
  • Dàn ý Kể lại một trải nghiệm của em lớp 6
  • Kể lại một trải nghiệm của em lớp 6 ngắn gọn

Đề 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

>> Xem các bài mẫu tại đây: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả (5 mẫu)

————————————————-

>> Xem thêm: Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo

Ngoài bài Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.