Giải Công nghệ 8 Cánh diều bài 6: Vật liệu cơ khí được chúng tôi sưu tầm và tổng hợpvới lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Công nghệ 8 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học

I. Khởi động

Hãy kể tên một số dụng cụ, đồ dùng trong gia đình em có một phần hoặc toàn bộ được làm bằng kim loại.

Lời giải

Xoong, nồi, ấm nước, con dao, cái kéo, …

II. Khái quát chung về vật liệu

III. Một số vật liệu cơ khí phổ biến

1. Vật liệu kim loại

a) Kim loại đen

Câu hỏi 1: Nêu sự khác nhau giữa gang và thép về thành phần cấu tạo, tính chất và ứng dụng.

Lời giải

Thép có độ bền, độ cứng và tính dẻo cao, dễ uốn và dễ rèn dập, thường được dùng để chế tạo các sản phẩm cơ khí như trục, bánh răng hay trong xây dựng nhà cửa, công trình giao thông,…

Gang cứng và giòn, có khả năng chịu mài mòn tốt, khó biến dạng dẻo và không thể kéo thành sợi, thường được dùng để đúc các chi tiết có hình dạng phức tạp như: thân máy, nắp chắn rác, dụng cụ nhà bếp,…

Câu hỏi 2: Quan sát Hình 6.1 và cho biết sản phẩm nào được làm bằng gang, thép?

Quan sát Hình 6.1 và cho biết sản phẩm nào được làm bằng gang, thép?

Lời giải

Sản phẩm được làm bằng gang: b) Nắp rắn chắc, c) Chảo.

Sản phẩm được làm bằng thép: a) Bánh răng, d) Kéo.

Câu hỏi 3: Hãy kể tên những vật dụng, chi tiết được làm từ thép và gang mà em biết.

Lời giải

Gang, thép có thể sử dụng để làm các đồ dùng như: nồi, chảo, dao, kéo, cày, cuốc, đường ray, các sản phẩm thép trong xây dựng nhà cửa, thân máy, nắp rắn chắc …

b) Kim loại màu

Câu hỏi 1: Nêu đặc điểm, tính chất của đồng và nhôm.

Lời giải

– Đồng có màu nâu đỏ, ánh kim. Hợp kim của đồng với thiếc có màu nâu, với kẽm có màu vàng. Khi bị oxy hoá, bề mặt ngoài thường bị phủ lớp oxide đồng màu xanh đen. Đồng có độ bền cao, dễ kéo dài thành sợi hay dát mỏng, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt.

Hợp kim của đồng có độ bền gấp nhiều lần đồng nguyên chất nên được sử dụng rộng rãi. Các sản phẩm của hợp kim đồng được dùng để làm cầu dao, bạc lót, vòi nước, đồ mĩ nghệ,…

– Nhôm có màu trắng bạc, ánh kim. Khi bị oxy hoá bề mặt của nhôm bị chuyển sang màu sẫm hơn. Một số acid có thể ăn mòn nhôm.

Nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn sắt và đồng, rất dễ kéo dài và dát mỏng nhưng độ bền không cao, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Các sản phẩm từ hợp kim của nhôm được dùng để chế tạo thân máy, pit tông động cơ hoặc được dùng để làm vỏ máy bay, xoong nồi, khung cửa kính,…

Câu hỏi 2: Quan sát Hình 6.2 và cho biết sản phẩm nào được làm từ hợp kim của đồng, nhôm?

Quan sát Hình 6.2 và cho biết sản phẩm nào được làm từ hợp kim của đồng, nhôm?

Lời giải

a) Kèn được làm từ hợp kim của đồng.

b) Pit tông được làm từ hợp kim của nhôm.

Câu hỏi 3: Hãy kể tên những vật dụng, chi tiết có nguồn gốc từ đồng và nhôm mà em biết.

Lời giải

Đồng: trống, nồi, bộ lư, thau, mâm, cầu dao, bạc lót,….

Nhôm: ấm, cửa, giá sách, chậu, xoong, chậu nhôm, thìa, đũa, mâm, vỏ máy bay, khung cửa…

2. Vật liệu phi kim loại

Câu hỏi 1: Nêu điểm khác nhau cơ bản của chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn.

Lời giải

Đặc điểm Chất dẻo nhiệt Chất dẻo nhiệt rắn
Khi gia nhiệt Hóa dẻo Hóa rắn
Khả năng tái chế Có khả năng tái chế Không có khả năng tái chế
Tính cơ học Thấp hơn Cao hơn

Câu hỏi 2: Quan sát Hình 6.3 và cho biết sản phẩm nào được làm từ chất dẻo nhiệt, chất dẻo nhiệt rắn và cao su?

Quan sát Hình 6.3 và cho biết sản phẩm nào được làm từ chất dẻo nhiệt, chất dẻo nhiệt rắn và cao su?

Lời giải

a) Chất dẻo nhiệt

b) Chất dẻo nhiệt rắn

c) Cao su

Câu hỏi 3: Hãy kể tên những vật dụng, chi tiết có nguồn gốc từ chất dẻo và cao su mà em biết.

Lời giải

Một số vật dụng làm từ chất dẻo: ống nước, vỏ dây cáp điện, khung cửa sổ, lớp lót ống, băng tải, dép, áo mưa, chai, lọ, đồ chơi, bàn chải, …

Một số vật dụng làm bằng cao su là: ủng đi nước, đệm, lốp xe, sắm xe, ống dẫn, đai truyền, sản phẩm cách điện (găng tay cao su), phao bơi,…

IV. Luyện tập

Câu hỏi: Quan sát chiếc quạt Hình 6.4 và điền tên loại vật liệu của một số bộ phận, chi tiết theo bảng gợi ý dưới đây.

Bộ phận, chi tiết Lồng quạt Thân quạt Cánh quạt Vỏ dây dẫn Đế quạt
Loại vật liệu ? ? ? ? ?

Quan sát chiếc quạt Hình 6.4 và điền tên loại vật liệu của một số bộ phận, chi tiết theo bảng gợi ý dưới đây.

Lời giải

Bộ phận, chi tiết Lồng quạt Thân quạt Cánh quạt Vỏ dây dẫn Đế quạt
Loại vật liệu Kim loại đen Chất dẻo Chất dẻo Kim loại màu Chất dẻo

V. Vận dụng

Câu hỏi: Kể tên một số đồ dùng trong nhà em được làm từ các loại vật liệu cơ khí mà em đã học.

Lời giải

Vật liệu kim loại đen: Gang, thép có thể sử dụng để làm các đồ dùng như: nồi, chảo, dao, kéo, cày, cuốc, đường ray, các sản phẩm thép trong xây dựng nhà cửa, thân máy, nắp rắn chắc …

Vật liệu kim loại màu:

  • Đồng: trống, nồi, bộ lư, thau, mâm, cầu dao, bạc lót,….
  • Nhôm: ấm, cửa, giá sách, chậu, xoong, chậu nhôm, thìa, đũa, mâm, vỏ máy bay, khung cửa..

Chất dẻo: ống nước, vỏ dây cáp điện, khung cửa sổ, lớp lót ống, băng tải, dép, áo mưa, chai, lọ, đồ chơi, bàn chải, …

Cao su: ủng đi nước, đệm, lốp xe, săm xe, ống dẫn, đai truyền, sản phẩm cách điện (găng tay cao su), phao bơi,…

————————————-

Trên đây, TaiLieuViet đã gửi tới các bạn Giải Công nghệ 8 bài 6: Vật liệu cơ khí CD.

  • Công nghệ 8 Cánh diều bài 7

Bắt đầu năm học 2023 – 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, TaiLieuViet sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:

  • Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo
  • Công nghệ 8 Kết nối tri thức
  • Công nghệ 8 Cánh diều