Soạn Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận trang 88 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Phân tích biên bản tham khảo

Câu 1 trang 90 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Nêu nhận xét chung về việc tuân thủ thể thức biên bản trong văn bản trên.

Trả lời

Văn bản trên đã tuân thủ đúng và đủ theo thể thức biên bản:

– Đầu biên bản:

  • Bên phải: quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Bên trái: tên cơ quan tổ chức cuộc họp

– Tên biên bản: có ghi khái quát vấn đề, mục đích của cuộc họp

– Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, chủ trì, thư kí của cuộc họp

– Trình bày đầy đủ nội dung cuộc họp theo đúng trình tự

– Thời gian kết thúc cuộc họp

– Chữ kí của chủ trì và thư kí

Câu 2 trang 90 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Vì sao biên bản phải có tên gọi và phải ghi đủ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, người chủ trì, người thư kí?

Trả lời

Biên bản phải có tên gọi và phải ghi đủ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, người chủ trì, người thư kí, vì biên bản là một giấy tờ quan trọng, cần viết rõ thời gian lập biên bản và ai là người chịu trách nhiệm về các nội dung trong biên bản, từ đó mới có thể dùng biên bản để làm chứng hay xác thực các vấn đề

Câu 3 trang 90 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Khi làm biên bản, nội dung nào cần được ghi chi tiết, cụ thể hơn cả?

Trả lời

Khi làm biên bản, nội dung cần được ghi chi tiết, cụ thể hơn cả là: phần diễn biến, nội dung cuộc họp

Câu 4 trang 90 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Vì sao cuối biên bản phải có chữ kí của người chủ trì, người thư kí?

Câu 5 trang 90 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Ngôn ngữ của biên bản có đặc điểm gì dễ nhận biết?

Thực hành viết biên bản

Lưu ý:

– Mục đích viết: Ghi chép trung thực nội dung, diễn biến của cuộc họp, cuộc thảo luận nhằm xây dựng hồ sơ đáng tin cậy về cuộc họp, cuộc thảo luận.

– Người đọc: Tất cả những người tham gia cuộc họp, cuộc thảo luận và những cá nhân, cơ quan muốn nắm thông tin về cuộc họp, cuộc thảo luận đó.

——————-——————————

>> Tiếp theo: Soạn Củng cố, mở rộng trang 94

Ngoài bài Soạn Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận trang 88 trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.