Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 trang 90 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Mục Lục
ToggleTrước khi đọc
Câu 1 trang 90 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ?
Gợi ý trả lời:
Mùa xuân gợi lên trong em:
- Những niềm vui, phấn khởi khi một năm mới bắt đầu, với nhiều hoạt động lễ hội vui chơi giải trí thú vị
- Những sự thích thú với cảnh vật tươi đẹp của thiên nhiên, đất trời cùng các chuyến du xuân
- Sự mong chờ, kì vọng và động lực phấn đấu hơn cho một năm mới với nhiều cơ hội mới
>> Tham khảo thêm: Viết đoạn văn chia sẻ Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ
Câu 2 trang 90 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Hãy đọc một vài đoạn thơ mà em yêu thích viết về mùa xuân.
Gợi ý trả lời:
Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm,
Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu
Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều.
Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng.
Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng;
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ,
Chim trên cành há mỏ hót ra thơ;
Xuân là lúc gió về không định trước.
Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược,
Mây bay đi để hở một khung trời
Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi,
Như được nắm một bàn tay son trẻ…
(trích Xuân không mùa – Xuân Diệu)
Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười…
(trích Thơ xuân – Nguyễn Bính)
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
(trích Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)
Sau khi đọc
Câu 1 trang 91 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về mùa xuân?
Hướng dẫn trả lời:
– Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện hót vang trời, giọt long lanh rơi…
– Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận về mùa xuân như sau: đó là một mùa xuân tươi đẹp, rực rỡ với các gam màu tươi sáng, tràn ngập sức sống của cỏ cây, chim chóc. Tất cả tạo nên bầu không khí tươi vui, rộn ràng, phơi phới của mùa xuân.
Câu 2 trang 91 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện như thế nào qua những dòng thơ: “Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng?“
Hướng dẫn trả lời:
Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện qua các dòng thơ là:
– Hai dòng thơ đầu: Sử dụng câu hỏi tu từ để hỏi và trò chuyện với chú chim chiền chiện, nhưng không phải là để có câu trả lời mà chỉ là sự đồng điệu, cùng chia vui với chú chim → Thể hiện niềm vui sướng, phấn khởi của tác giả trước mùa xuân
– Hai dòng thơ sau: thể hiện khao khát của tác giả được chạm đến và cảm nhận những tinh túy của mùa xuân, của niềm vui được co đọng lại thành giọt sương → Đó là khao khát được hòa hợp với thiên nhiên, đất trời
Câu 3 trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
– Hình ảnh người ra đồng gợi cho em nghĩ đến những người nông dân ở hậu phương chăm chỉ cày cấy
– Khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hình ảnh người cầm súng và người ra đồng vì:
- Nhờ có những người lính chiến đấu hi sinh quên mình thì mới có độc lập, đất nước mới có hòa bình, mới có mùa xuân của tự do như thế
- Nhờ có những người nông dân chăm chỉ lao động mới có lương thực, mới có ruộng đồng vườn tược tươi xanh để đảm bảo cuộc sống hạnh phúc, chào đón xuân về
→ Chính họ là những người góp phần tạo nên mùa xuân của quê hương, đất nước
Câu 4 trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Hãy chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Hướng dẫn trả lời:
– Cách gieo vần:
- Gieo vần chân (lao – sao)
- Gieo vần lưng (ngàn – gian)
– Cách ngắt nhịp: 3 câu thơ đầu ngắt nhịp 2/3, câu thơ cuối ngắt nhịp 3/2
Câu 5 trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Theo em, vì sao tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”? Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, em có cảm nhận gì về ước nguyện mà nhà thơ muốn gửi gắm qua những hình ảnh này?
Hướng dẫn trả lời:
– Theo em, tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”: bởi vì trong khung cảnh đất trời mùa xuân tươi đẹp, tác giả muốn hòa mình vào không khí tưng bừng, náo nức của mùa xuân ấy, muốn được dung nhập, cống hiến cho mùa xuân ấy thêm tươi mới. Đó cũng là ước vọng được cống hiến bản thân cho mùa xuân của quê hương, đất nước.
– Liên hệ hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Năm 1980 – khi đất nước vừa lập lại hòa bình không lâu, cuộc sống còn nhiều khó khăn, gian khổ do bao năm chiến tranh tàn phá, kẻ thù áp bức bóc lột. Trong bối cảnh đó, nhà thơ khát khao được góp sức mình, được tham gia cống hiến cho đất nước, cho tổ quốc, để đất nước ngày càng phát triển, mùa xuân ngày càng tươi vui, bền vững
Câu 6 trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng “tôi” nhưng sang phần sau lại xưng “ta”. Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?
Hướng dẫn trả lời:
Việc thay đổi cách xưng hô mang ý nghĩa như sau:
– Phần đầu, tác giả xưng tôi để bày tỏ niềm vui vẻ, thích thú, tự hào về mùa xuân của quê hương, đất nước → Đó là tình cảm riêng tư, của chính bản thân tác giả
– Phần sau, tác giả xưng “ta” để thể hiện khát vọng được cống hiến cho đất nước, ước mơ được góp sức mình xây dựng quê hương không cầu mong gì → Đại từ “ta” chỉ xưng hô chung, từ đó khẳng định ước vọng cống hiến ấy là khát vọng chung của toàn bộ người dân Việt Nam, ai ai cũng mong muốn, ra sức xây dựng đất nước
Câu 7 trang 92 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về cách dùng từ trong nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Nhan đề đó gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Hướng dẫn trả lời:
– Nhận xét:
- Từ “nho nhỏ” là tác giả tự nói về bản thân, về những khát vọng cống hiến của mình, chính nhà thơ cho rằng cống hiến của bản thân chỉ là nhỏ nhoi, không quá to lớn hay vĩ đại. Điều đó thể hiện tâm thế khiêm nhường của nhà thơ
- Bài thơ được viết 2 tháng trước khi tác giả qua đời, nhưng trong bài thơ vẫn là một niềm khát khao được cống hiến cháy bỏng và chứa đựng một sức sống mãnh liệt, điều đó khiến bài thơ mang một tinh thần hiến dâng lạc quan, tích cực
– Nhan đề gợi cho em cảm xúc: yêu thương, kính trọng tinh thần lạc quan, cống hiến của nhà thơ, đồng thời ngưỡng mộ sự khiêm nhường, hiến dâng tất cả vì đất nước của ông
>>Tham khảo thêm: Ý nghĩa nhan đề Mùa xuân nho nhỏ
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Hướng dẫn trả lời:
>> Học sinh tham khảo các đoạn văn mẫu hay tại đây: Cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
————————————————-
>> Tiếp theo: Thực hành tiếng Việt trang 92
Trên đây là tài liệu Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)