Nhằm giúp quý thầy cô giáo có thêm tài liệu để giảng dạy, các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu để ôn tập, Thư viện TaiLieuViet đã sưu tầm và tổng hợp tài liệu thành bộ sưu tập Ý nghĩa nhan đề Bố của Xi-Mông. Bộ sưu tập này sẽ giúp các bạn học sinh nắm được ý nghĩa nhan đề Bố của Xi-mông. Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn.

Ý Nghĩa nhan đề bài Bố của Xi-Mông

I. Tác giả

Mô – pa – xăng sinh năm 1890 và mất năm 1893 là nhà văn hiện thực vĩ đại của Pháp thế kỉ 19. Ông sinh trưởng trong gia đình quý tộc sa sút, tuổi thơ của ông là những trang buồn, những năm cuối đời đầy bất hạnh: ông mắc bệnh tâm thần và chết đau đớn trong nhà thương điên 6/7/1893.

Đang theo học Đại học Luật thì phải nhập ngũ. Sau chiến tranh, ông trở về Pa ri làm viên chức của Bộ Hải Quân. Ba mươi tuổi ông mới viết văn. Năm 1888, nhà văn cho ra đời “Viên mỡ bò” và nổi tiếng trên văn đàn. Với tác phẩm này “anh tự xếp vào hàng ngũ các nhà văn bậc thầy”. Tiếp đó, ông cho ra đời trên 300 truyện ngắn, vài vở kịch, sáu cuốn tiểu thuyết. Trong số đó có những tác phẩm xuất sắc như “Một cuộc đời” – 1883, “Ông bạn đẹp” – 1885, “Núi Ôri – ôn” – 1886. Nội dung văn chương của ông tập trung hai chủ đề: Ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu chống xâm lược; vạch trần bộ mặt xấu xa của giai cấp quý tộc, tư sản đồng thời thể hiện tình yêu thương với những người nhỏ bé, bất hạnh.

II. Giải thích nhan đề

Nhan đề nhằm giúp người đau khổ được hạnh phúc và đem lại cho người đọc lòng tin vào con người và cuộc sống. Đó cũng chính là mục đích cao cả mà nhà văn G.Mô-pa-xăng đặt ra trong tác phẩm này.

Đoạn trích còn nhắc nhở chúng ta về thái độ ứng sử với người xung quanh, cần có một tấm lòng nhân hậu, không nên dửng dưng trước những đau khổ bất hạnh của người khác.

Hoàn cảnh ra đời bài Bố của Xi-Mông

– Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang trích từ tiểu thuyết Rô- bin- xơn Cru- xô (1719). Đoạn trích kể chuyện lúc Rô- bin- xơn đã một mình sống ngoài đảo hoang 15 năm

Tóm tắt nội dung bài Bố của Xi-Mông

Bài tóm tắt: Bố của Xi-Mông 1

Bố của Xi-mông là câu chuyện về cậu bé Xi-mông mồ côi bố bị các bạn bắt nạt và xa lánh. Xi-mông tuyệt vọng và đau khổ đến mức đã từng muốn nhảy xuống sông cho chết đuối. Xi-mông gặp được bác Phi-lip người đã bắt chuyện với em và đưa em về nhà. Xi-mông gọi bác Phi-lip là bố và em vẫn luôn mang trong mình niềm tin rằng em đã có một người bố kể từ lúc ấy.

Bài tóm tắt: Bố của Xi-Mông 2

Truyện kể về cậu bé Xi-mông không có bố lần đầu tiên đi học. Em bị bạn bè chế giễu, trêu chọc vì em không có bố. Em phản kháng, đánh lại chúng cuối cùng em quyết định chạy đến bờ sông để tự tử. Ở đây em gặp bác Phi-líp. Bác đã đưa em về nhà và nhận lời làm bố em. Ba tháng sau, bác nhận thấy nét đẹp trong tính cách cảu mẹ em và thương yêu em hết mực. Cuối cùng bác ngỏ lời lấy mẹ em, em có một ông bố hẳn hỏi

Bài tóm tắt: Bố của Xi-Mông 3

Cậu bé Xi-mông khoảng 7 – 8 tuổi lần đầu đến trường. Em bị lũ bạn chế giễu vì không có bố. Xi-mông đã đánh nhau và tấn công những kẻ chế nhạo mình. Nhưng em vô cùng đau khổ vì sự thật em không có bố. Xi-mông đi ra bờ sông và định tự tử. Cảnh vật bờ sông làm em nguôi ngoai đôi chút. Nhưng nghĩ đến nhà, đến mẹ, em lại khóc. Bác thợ Phi-líp nhìn thấy, an ủi và đưa em về nhà. Phi-líp đã nhận làm bố của em. Hôm sau Xi-mông đến trường, lũ bạn xấu giễu cợt nhưng Xi-mông dám chống lại vì em tự tin rằng mình có bố Phi-líp.

Ý nghĩa tình huống ”Bác có muốn làm bố cháu không?” trong chuyện Bố của Xi – mông?

Gợi ý:

* Về hình thức: Văn bản nghị luận có lý lẽ và dẫn chứng.

* Về nội dung:

* Phân tích giá trị tình huống bé Xi-mông hỏi bác Phi-líp: “Bác có muốn làm bố cháu không?”:

– Đây là tình tiết mang giá trị bước ngoặc đối với tác phẩm.

– Đây cũng là tình tiết góp phần thúc đẩy sự bộc lộ của các nhân vật:

+ Sự khát khao có được một người bố của Xi-mông.

+ Sự “hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại”, thể hiện nhân phẩm tốt đẹp của chị Blăng-sốt.

+ Sự chuyển biến trong suy nghĩ và tình cảm của bác Phi-líp.

* Lý giải tên tác phẩm:

– “Bố của Xi-mông” gắn với khát vọng được yêu thương của nhân vật Xi-mông.

– “Bố của Xi-mông” cũng gắn với vai trò, ý nghĩa của nhân vật bác Phi-líp, người mang thông điệp của tác giả Guy đơ Mô-pa-xăng về lòng nhân đạo và sự ứng xử đầy tình thương yêu giữa người với người.

  • Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm Ngữ văn 9
  • Ý nghĩa nhan đề bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
  • Hãy tưởng tượng mình là Xi- Mông, kể lại câu chuyện Bố của Xi-Mông
  • Soạn bài lớp 9: Bố của Xi-Mông

……………………………………………………………..

Ngoài Ý nghĩa nhan đề Bố của Xi-Mông. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9, Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt