TaiLieuViet mời các bạn tham khảo Xác định chỉ số xà phòng hóa, chỉ số axit, chỉ số iot của chất béo. Chắc chắn tài liệu sẽ giúp các bạn giải Hóa 12 hiệu quả hơn.

A. Phương pháp và ví dụ

Lý thuyết và Phương pháp giải

– Số miligam KOH dùng để trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo.

– Chỉ số xà phòng của chất béo: là số miligam KOH cần để xà phòng hóa triglixerit (tức chất béo) và trung hòa axit béo tự do trong gam chất béo.

– Chỉ số iot: là số gam iot có thể cộng vào 100 gam lipit. Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ không no của lipit.

Ví dụ minh họa

Bài 1: Để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 14 gam một mẩu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẩu chất béo trên là:

A. 6,0

B. 7,2

C. 4,8

D. 5,5

Hướng dẫn:

Theo định nghĩa: chỉ số axit của chất béo là số miligam KOH cần dùng để trung hòa hết các axit béo tự do có trong 1 gam chất béo.

Ta có: mKOH = 0,015 x 0,1 x 56000 = 84 (mg)

⇒ Chỉ số axit là: 84/14 = 6

Bài 2: Để tác dụng hết với 100 gam lipit có chỉ số axit bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH. Khối lượng muối thu được là:

A. 108,265 g

B. 170 g

C. 82,265 g

D. 107,57 g

Hướng dẫn:

Ta có: mKOH cần dùng = 7 x 100 = 700 mg = 0,7 (gam)

⇒ nKOH = 0,7/56 = 0,0125 (mol)

Xác định chỉ số xà phòng hóa, chỉ số axit, chỉ số iot của chất béo

Vậy mmuối = 100 + mKOHm_{H_2O} – mglixerol

= 100 + 17,92 – 0,0125 x 18 – 0,3075/3 x 92 = 108, 265 (gam)

Bài 3: Hãy tính khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa axit tự do có trong 5 gam chất béo với chỉ số axit bằng 7.

Hướng dẫn:

Theo định nghĩa, chỉ số axit của chất béo bằng 7 nghĩa là muốn trung hòa lượng axit béo tự do trong 1 gam chất béo phải dùng 7 mg KOH. Vậy muốn trung hòa axit béo tự do trong 5 gam chất béo có chỉ số 7 thì phải dùng 5 * 7 = 35 mg KOH, hay 0,035/56 mol KOH.

⇒ 0,035/56 mol OH ⇒ 0,035/56 mol NaOH ⇒ khối lượng NaOH cần để trung hòa axit tự do trong 5 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7 là:

mNaOH = 0,035/56*40g = 25(mg) = 0,025g|5g chất béo.

B. Bài tập trắc nghiệm

B. 150

C. 187

D. 200

Đáp án: D

Ta có: nKOH = nNaOH = 0,09 x 0,1 = 0,009 (mol)

⇒ mKOH = 0,009 x 56 = 0,504 (gam) = 504 (mg)

1 gam lipit cần: 504/2,52 = 200 (mg) KOH

Vậy chỉ số xà phòng là 200

Bài 2: Khi trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3 ml dung dịch KOH 0,1M. tính chỉ số axit chủa chất béo đó.

A. 6

B. 5

C. 7

D. 8

Đáp án: A

Ta có: nKOH = 0,1 .0,003 = 0,0003 (mol)

⇒ mKOH = 0,0003 .56 = 0,0168(gam) = 16,8 (mg)

Vậy chỉ số axit = 16,8/2,8 = 6

Bài 3: Muốn trung hòa 5,6 gam một chất béo X đó cần 6ml dung dịch KOH 0,1M. Hãy tính chỉ số axit của chất béo X và tính lượng KOH cần trung hòa 4 gam chất béo có Y chỉ số axit bằng 7.

A. 5 và 14mg KOH

B. 4 và 26mg KOH

C. 3 và 56mg KOH

D. 6 và 28mg KOH

Đáp án: D

Xác định chỉ số xà phòng hóa, chỉ số axit, chỉ số iot của chất béo

Trung hòa 4g chất béo cần mKOH = 4.7 = 28 (mg)

Bài 4: Chỉ số iot của triolein có giá trị bằng bao nhiêu?

A. 26,0

B. 86,2

C. 82,3

D. 102,0

Đáp án: B

Phản ứng: (C17H33COO)3C3H5 + 3I2 → (C17H33COOI2)3C3H5

⇒ Chỉ số iot là: (3 × 254)/884 x 100 = 86,2

Bài 5: Số miligam KOH trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tritearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.

A. 175

B. 168

C. 184

D. 158

Đáp án: A

Khối lượng KOH trung hòa axit : 0,007 (gam)

nKOH = 0,007/56 = 0,125.10-3 (mol)

Khối lượng C17H35COOH trong 1 gam chất béo là:

0,125.10-3.890 = 0,11125 (gam)

Khối lượng tristearoyl glixerol trong 1 gam chất béo là: 0,8875 (gam)

≈0,001 (mol) ⇒ nKOH = 0,003(mol) ⇒ mKOH = 0,168(gam)

Chỉ số xà phòng hóa là: 168 + 7 = 175.

Bài 6: Để xà phòng hóa 63 mg chất béo trung tính cần 10,08 mg NaOH. Xác định chỉ số xà phòng của chất béo đem dùng.

A.112

B. 124

C.224

D.214

Đáp án: C

Xác định chỉ số xà phòng hóa, chỉ số axit, chỉ số iot của chất béo

Chỉ số xà phòng = 14,112/0,063 = 224

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Lý thuyết Este: Tính chất hóa học, Tính chất vật lí, Cấu tạo, Điều chế, Ứng dụng
  • Lý thuyết Lipit: Tính chất hóa học, Tính chất vật lí, Cấu tạo, Điều chế, Ứng dụng
  • Lý thuyết Chất giặt rửa
  • Lý thuyết Các phản ứng hóa học của Este, Lipit
  • Lý thuyết luyện tập: Mối liên hệ giữa hiđrocacbon và một số dẫn xuất của hiđrocacbon
  • Tính chất hóa học và tên gọi của Este
  • Các phản ứng hóa học của Este
  • Cách điều chế, nhận biết Este
  • Bài toán về phản ứng đốt cháy Este

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu tới các bạn Xác định chỉ số xà phòng hóa, chỉ số axit, chỉ số iot của chất béo. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.