TaiLieuViet.vn xin gửi tới bạn đọc bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm ngắn nhất. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm

1. Mở bài: giới thiệu ngắn gọn vấn đề: cần từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật.

2. Thân bài.

a) Giải thích quan niệm:

Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.

b) Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật:

– Nhận thức của người dân về chính sách và quyền của người khuyết tật còn nhiều hạn chế.

– Một số người còn có nhận thức sai lầm về người khuyết tật, có những quan niệm mê tín dị đoan không nên có hay một số quan niệm nhân quả kiếp trước, …

c) Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật:

– Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng.

– Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao và dẫn đến trình độ học vấn thấp đối với người khuyết tật và cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khuyết tật mất cơ hội kết hôn và sinh con trong khi đây là những vấn đề rất quan trọng về mặt văn hoá.

3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề.

Mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm

Có câu nói rằng khi khỏe người ta ước cả trăm điều nhưng khi ốm yếu, người ta chỉ ước một điều duy nhất là làm sao cho khỏe lại. Ai cũng mong muốn mình có một cơ thể khỏe mạnh nhưng không phải ai cũng được như vậy. Nhiều người chỉ vì bị khiếm khuyết một bộ phận trên cơ thể mà không thể hòa nhập được với cộng đồng, bị kì thị và đối xử bất bình đẳng trong cuộc sống. Những người khuyết tật, tàn tật cũng có quyền con người, họ xứng đáng có một cuộc sống như những người bình thường, và chúng ta cần từ bỏ quan niệm về việc kì thị người khuyết tật, tàn tật.

Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Người khuyết tật họ cũng giống như bao nhiêu người bình thường khác họ cũng được pháp luật quy định là có quyền con người, họ có những quyền cơ bản của công dân không chỉ có vậy mà người khuyết tật còn được pháp luật quy định là được bình đẳng tham gia vào các hoạt động xã hội mà không phải chịu bất kì sự kì thị và phân biệt đối xử nào của xã hội. Để bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật, pháp luật cũng quy định rõ ràng và chi tiết những nghiêm cấm hành vi kì thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật. Do đó bất kì người nào có thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng và có hành vi xa lánh, phỉ báng, có thành kiến, hoặc ngược đãi, hạn chế quyền của người khuyết tật thì đều vi phạm quy định pháp luật người khuyết tật và sẽ phải chịu hình phạt tùy theo mức độ vi phạm của mình.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến quan niệm kì thi người khuyết tật? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật, trong đó cơ bản từ nhận thức khái niệm khuyết tật. Đầu tiên phải kể đến là do những quan niệm mê tín dị đoan cho rằng người bị khuyết tật là do thuyết nhân quả của người đó kiếp trước ở ác thì kiếp này gặp ác hay là cái quan niệm nếu bố mẹ làm điều xấu thì tội sẽ đến phần con cái gánh và họ sẽ bị khuyết tật xem như là một hình thức trừng phạt. Một số người cho rằng người khuyết tật là một phần hiện thân của điều đen đủi và không may mắn; họ sợ người khuyết tật sẽ đem lại sự đen đủi. Với những người không bị khuyết tật thì người khuyết tật được xem như là những người không bình thường và sự không lành lặn trên cơ thể sự khiếm khuyết đi một bộ phận nào đó chính vì điều này mà những người khuyết tật trong mắt họ luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì những quan niệm đã khiến những người khuyết tật này khó có thể hòa nhập vào cộng cồng và sinh sống như những người bình thường khác được.

Trong cuộc sống, người khuyết tật phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do tình trạng khuyết tật gây ra, từ việc thực hiện những công việc sinh hoạt hằng ngày, học tập, việc làm đến tiếp cận các dịch vụ y tế, kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội…. Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng. Tại cộng đồng, người khuyết tật thường bị chế nhạo, bị lăng mạ; người ta thường xa lánh, tránh gặp người khuyết tật trước khi làm việc gì đó quan trọng như đi công tác xa, đi du lịch, đi thi…. Càng khó khăn hơn nữa là người khuyết tật còn bị đối xử bất công ngay trong chính gia đình mình, họ bị bố mẹ, anh chị em trong nhà coi là gánh nặng nên thường xuyên bị lăng mạ, sỉ nhục, thậm chí còn bị bỏ rơi, không chăm sóc. Tuy gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống nhưng nhiều người khuyết tật vẫn vượt qua thử thách bằng chính nghị lực bản thân, đạt được thành công trên nhiều lĩnh vực: học tập, lao động sản xuất, thể thao, văn hóa nghệ thuật…

Pháp luật Việt Nam quy định cá nhân, tổ chức không được kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật dưới bất kì hình thức nào. Người khuyết tật khi được sinh ra không được bình thường như bao người khác, đây đã là một sự thiệt thòi lớn nhất đối với người khuyết tật khi bị khiếm khuyết đi một phần của cơ thể. Những người khuyết tật này họ đã phải rất mạnh mẽ để có thể vượt qua được mọi khó khăn trong sinh hoạt để hòa nhập với xã hội. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen

Quản lý thời gian là một giải pháp để khắc phục tình trạng trễ và bao gồm đi ngủ sớm, bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết và dự đoán được các vấn đề về giao thông. Học sinh có thể ép mình di chuyển và hành động nhanh hơn bằng cách đặt đồng hồ của họ về phía trước, làm cho họ nghĩ rằng chúng đã hết thời gian.

Giáo viên cũng có thể giúp học sinh của họ trở nên đúng giờ. Họ có thể giải thích tầm quan trọng đa dạng của tính đúng giờ và khuyến khích hành vi tốt thông qua một hệ thống khen thưởng. Họ cũng có thể thêm ý nghĩa vào đầu lớp bằng cách đưa ra các câu đố sớm và thảo luận các tài liệu quan trọng ngay lập tức. Giáo viên phải là những mô hình hành vi tốt. Học sinh tôn trọng và tuân theo các giáo viên đến đúng giờ, dự án chuyên nghiệp và thẩm quyền, lập kế hoạch các bài học có giá trị và sa thải các lớp theo đúng tiến độ.

Học sinh thường đến muộn có thể phải chịu hậu quả. Họ có thể bị giam giữ hoặc làm công việc mà giáo viên yêu cầu. Họ cũng có thể bỏ lỡ các kỳ thi hoặc khiến học sinh khác thất bại trong các hoạt động nhóm đòi hỏi sự có mặt của mọi thành viên. Một số học sinh cũng có thể không hội đủ điều kiện cho một số hoạt động ngoại khóa nhất định vào ngày hôm đó. Có những học sinh mặc trên mình áo đồng phục đẹp nhưng chưa ý thức được những nguyên tắc cơ bản mình phải làm

Trong khi đa số sinh viên có trách nhiệm và trưởng thành, họ có thể làm tất cả mọi việc để không bao giờ có tình trạng đi học muộn như đặt một đồng hồ báo thức, cho phép đủ thời gian để sẵn sàng vào buổi sáng, lịch trình xe buýt để đến lớp đúng thời gian. Họ cũng không nhận ra trách nhiệm của mình khi giao tiếp với các giảng viên khi họ không thể thực hiện nghĩa vụ của mình

Khi học sinh đến lớp muộn, nó có thể làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, làm phân tâm học sinh khác, cản trở việc học, và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Hơn nữa, nếu không kiểm soát, sự chậm trễ có thể trở thành mãn tính và lan rộng khắp lớp. Vì có nhiều lý do khiến học sinh đến lớp muộn, xem xét nguyên nhân nào gây ra vấn đề này có thể giúp hướng dẫn người hướng dẫn phản ứng và chiến lược phù hợp. Hiểu được lý do, tuy nhiên, không đòi hỏi phải chịu đựng hành vi.

Khi học sinh đến lớp muộn, nó có thể làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, làm phân tâm học sinh khác, cản trở việc học, và thường ảnh hưởng tinh thần lớp học. Hơn nữa, nếu không kiểm soát, sự chậm trễ có thể trở thành mãn tính và lan rộng khắp lớp. Vì có nhiều lý do khiến học sinh đến lớp muộn, xem xét nguyên nhân nào gây ra vấn đề này có thể giúp hướng dẫn người hướng dẫn phản ứng và biện pháp phù hợp để không ảnh hưởng đến việc học của các bạn trên lớp.

Thuyết phục bạn của em từ bỏ nghiện điện tử

Có thể thấy được với sự phát triển của công nghệ, của internet như hiện nay mang đến rất nhiều lợi ích cho toàn cầu nhưng bên cạnh đó cũng để lại một số tác hại không tưởng. Một trong số đó chính là các trò chơi điện tử. Nó đang tạo ra với mục đích giải trí, thư giãn sau khoảng thời gian làm việc, học tập mệt mỏi. Nhưng nó đã bị giới trẻ hiện nay quá lạm dụng, trở thành những con nghiện game và mang đến những tác hại không ngờ đến.

Vì vậy, khi chơi chúng ta cần phải sắp xếp thời gian sao cho thật hợp lí và chỉ chơi với mục đích giải trí chứ không quá mê muội vào các trò chơi. Không để trò chơi điện tử thao túng tâm lí bản thân, không để nó kiểm soát cảm xúc hay hành động của chính mình. Và khi có dấu hiệu của nghiện điện tử, điều đầu tiên là phải tự điều chỉnh bản thân bằng cách dành ít thời gian cho các trò chơi đó hơn hoặc nếu có thể là nên quên lãng nó một thời gian. Sau đó tìm những cách khác để giải trí để thay thế các trò chơi điện tử.

Việc nghiện điện tử hay không là do chính bản thân mình quyết định vì vậy hãy luôn giữ vững lập trường, giữ vững tư tưởng cho mình. Hãy để trò chơi điện tử được sử dụng đúng với mục đích của nó, đúng với giá trị mà những nhà sáng tạo trò chơi muốn mang đến cho người dùng. Đừng để nó bị biến tính và làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng đi xuống. Chúng ta hãy chung tay xây dựng một thế giới nói không với nghiện điện tử!

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm về nhuộm tóc

Ngày nay, đi trên đường phố, ta bắt gặp rất nhiều người nhuộm tóc. Tôi cho rằng đó là một chuyện làm đẹp hết sức chính đáng và bình thường của con người. Tuy nhiên, vẫn có những quan điểm cho rằng, việc nhuộm tóc là hư hỏng. Đây là một quan niệm chưa có sự cởi mở nếu nói là sai lầm. Để lí giải cụ thể, tôi xin được trình bày trong bài viết này.

Các cụ ta vẫn có câu: “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Thật vậy, nhìn vào hàm răng, mái tóc của một người có thể biết đó là người chăm chỉ, gọn gàng hay không. Nhìn vào hàm răng, mái tóc của một người, ta cũng có thể biết người đó có để ý đến vẻ bề ngoài của bản thân hay không. Vậy là, từ xa xưa, chuyện “tóc tai”, làm đẹp cũng đã được các cụ nhà ta để ý. Quan niệm cho rằng nhuộm tóc là hư hỏng một phần đến từ quan niệm về thẩm mỹ. Màu tóc của người Việt Nam vốn là màu đen. Đến khi cao tuổi, tóc từ màu đen sẽ đổi sang màu trắng. Quan niệm về cái tự nhiên, về cái quen mắt là đẹp vốn đã có hàng nghìn năm. Thời ấy, chưa có công nghệ hiện đại và sự phát triển như bây giờ. Thế nên, chắc chắn con người ta chỉ có thể để màu của tóc theo tự nhiên và dần hình thành quan niệm về cái đẹp của mái tóc. Ngày nay, con người ta vẫn giống như ngày trước, vẫn có nhu cầu làm đẹp, vẫn biết để ý đến hình thức của bản thân. Chỉ có điều, quan niệm về thẩm mỹ đã có sự đổi khác, mái tóc không nhất thiết phải là màu đen. Nói đến quan niệm thẩm mỹ, ta có thể chỉ ra một ví dụ, trước kia, ở nước ta có tục nhuộm răng đen. Nhưng thời đại ngày nay, chẳng còn mấy người nhuộm răng như vậy nữa.

Tôi cho rằng, việc nhuộm tóc chỉ cần phù hợp với điều kiện kinh tế, phù hợp với bản thân và không gây hấn với xã hội là được. Chúng ta sẽ khó thể nào mà chấp nhận một người khỏa thân đi ở ngoài đường. Điều đó vẫn nằm ngoài sức tưởng tượng và mức độ chịu đựng của tôi. Nhưng với mái tóc, tôi thấy không có vấn đề gì cả. Con người có quyền lựa chọn màu tóc là một cách để thể hiện cá tính, để làm đẹp và để tự tin hơn.

Nhuộm tóc chưa chắc đã là hư hỏng và không nhuộm tóc chưa chắc đã là không hư hỏng. Tôi đã được biết đến một tội phạm giết người ở Việt Nam vào khoảng năm 2011. Anh ta là một người có mái tóc màu đen. Tôi cũng được biết đến hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên, một cô gái biết sử dụng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Thái, tràn đầy tự tin và cống hiến, có mái tóc nhuộm màu nâu. Và chính bản thân tôi, một học sinh có thể coi là ưu tú, con ngoan trò giỏi trong lớp, cũng đã từng nhuộm tóc.

Tôi chỉ mong rằng chúng ta sẽ nhìn nhận một cách đúng đắn, bao dung, bớt khắt khe hơn về việc nhuộm tóc. Vì chỉ khi cố gắng tìm hiểu một điều gì đó, ta mới có cơ hội để hiểu được tận gốc của vấn đề.

————————-

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài văn mẫu Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm ngắn nhất. Bài viết đã gửi tới bạn đọc dàn ý và các bài văn mẫu. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 10 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 KNTT…

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm:

  • Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya
  • Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn
  • Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hút thuốc
  • Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khác giới
  • Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người tàn tật
  • Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm coi thường những người có hoàn cảnh khó khăn