Theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2023-2024, học sinh các khối lớp 11 sẽ học theo chương trình, sách giáo khoa mới. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, TaiLieuViet xin giới thiệu tài liệu Vật lí 11 Cánh Diều Bài tập chủ đề 4. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

  • Vật lí 11 Cánh Diều Bài 3 trang 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103

1. Câu hỏi 1 trang 104 Vật Lí 11

Một tia sét truyền dòng điện từ đám mây xuống mặt đất với cường độ trung bình là 30 kA và kéo dài 2 ms. Tính điện lượng truyền qua không khí trong quá trình này.

Lời giải:

Điện lượng: ∆q = I.∆t = 30000.2.10–3 = 60 (C)

2. Câu hỏi 2 trang 104 Vật Lí 11

Khi bật công tắc đèn, ta cảm thấy đèn sáng ngay lập tức. Điều này có phải vì các electron chuyển động trong mạch điện với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng 3.108 m/s?

Lời giải:

– Các electron không chuyển động trong mạch điện với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng.

– Trong dây dẫn kim loại, ở mọi vị trí trong dây đều có electron tự do nên khi bật công tắc đèn, các electron đồng loạt chịu tác dụng của điện trường làm chúng chuyển động có hướng và cho dù dây dẫn có thể rất dài thì hầu như bóng đèn đều sáng ngay lập tức.

3. Câu hỏi 3 trang 104 Vật Lí 11

Bảng mạch in (Hình 1) được sử dụng để kết nối các linh kiện điện tử với nhau nhờ các đường dẫn điện bằng đồng được in sẵn trên một tấm vật liệu cách điện.

Câu hỏi 3 trang 104 Vật Lí 11

Xét một đường dẫn bằng đồng có tiết diện 5.10-8 m2, có dòng điện 3,5 mA chạy qua. Mật độ electron trong đồng là 1029 m-3. Tính tốc độ dịch chuyển của các electron trên đường dẫn này.

Lời giải:

Tốc độ dịch chuyển của các electron:

v=frac{I}{Sne}=frac{3,5.10^{-3}}{5.10^{-8}.10^{29}.1.6.10^{-19}}=4,375.10^{-6} (m/s)

4. Câu hỏi 4 trang 104 Vật Lí 11

Hình 2 mô tả đường đặc trưng I – U của hai vật dẫn sợi đốt bóng đèn và một đoạn dây thép.

Câu hỏi 4 trang 104 Vật Lí 11

a) Đường đặc trưng B tương ứng với vật dẫn nào?

b) Ở hiệu điện thế nào thì hai vật dẫn có cùng điện trở? Tính giá trị điện trở này?

Lời giải:

a) Đường đặc trưng B tương ứng với đoạn dây thép

Đường đặc trưng A tương ứng với sợi đốt bóng đèn.

b) Ở hiệu điện thế 8 V thì hai vật dẫn có cùng điện trở.

Giá trị điện trở: R=frac{U}{I}=frac{8}{3,4}=2,35Omega

5. Câu hỏi 5 trang 104 Vật Lí 11

Làm một pin đơn giản bằng các dụng cụ sau: mảnh đồng, mảnh tôn, một quả chanh và các dây dẫn điện. Dùng đồng hồ đo điện đa năng để đo hiệu điện thế giữa mảnh đồng và mảnh tôn. Đề xuất biện pháp để tăng suất điện động của pin này.

Lời giải:

+ Thay cặp kim loại khác có điện áp cao hơn, ví dụ như: magnesi – đồng.

6. Câu hỏi 6 trang 105 Vật Lí 11

Hình 3 mô tả đèn điện tử chân không, bao gồm bóng đèn thuỷ tinh đã hút chân không (áp suất trong bóng đèn còn khoảng 10-6 mmHg). Bên trong bóng đèn có hai cực: anode là một bản kim loại, còn cathode là dây vonfam bị đốt nóng, làm bật ra các electron tự do hay còn gọi là các điện tử tự do. Nối anode và cathode với nguồn điện một chiều thì các electron chuyển động thành dòng và tạo thành dòng điện có cường độ 4,5 mA.

a) Tính điện lượng chuyển qua ampe kế trong 3 phút.

b) Tính số electron di chuyển qua anode trong 3 phút.

c) Cho biết hiệu điện thế giữa anode và cathode là 75 V. Tính năng lượng một electron thu được khi nó di chuyển từ cathode đến anode?

Câu hỏi 6 trang 105 Vật Lí 11

Lời giải:

a) Điện lượng chuyển qua ampe kế trong 3 phút là

∆q = I.∆t = 4,5.10–3.3.60 = 0,81 (C)

b) Số electron dịch chuyển qua anode trong 3 phút là

n=frac{triangle q}{e}=frac{0,81}{1,6.10^{-19} }=5,0625.10^{18}

c) Năng lượng một electron thu được khi nó di chuyển từ cathode đến anode là

W=frac{QU}{2}=frac{1,6.10^{-19}.75}{2}=6.10^{-18} J

7. Câu hỏi 7 trang 105 Vật Lí 11

Các công ti điện lực sử dụng đơn vị kWh để đo năng lượng điện tiêu thụ và tính tiền điện. 1 kWh là năng lượng điện mà một thiết bị điện có công suất 1 kW tiêu thụ trong 1 giờ. Một bình nóng lạnh đang hoạt động ở hiệu điện thế 230 V với công suất 9,5 kW.

a) Tính cường độ dòng điện qua bình nóng lạnh. Giải thích tại sao nên sử dụng đường dây riêng và cầu chì/cầu dao tự động riêng cho bình nóng lạnh.

b) Giả sử mỗi ngày, một gia đình sử dụng bình nóng lạnh trong 90 phút. Nếu giá bản điện là 2 500 đồng/kWh thì số tiền gia đình phải trả mỗi ngày để sử dụng bình nóng lạnh là bao nhiêu? Ước tính số tiền phải trả trong một tháng; đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí tiền điện phải trả do sử dụng bình nóng lạnh.

Lời giải:

a) Cường độ dòng điện qua bình nóng lạnh: I=frac{P}{U}=frac{9500}{230}approx41,3A

Với cường độ dòng điện chạy qua bình nóng lạnh quá lớn nên người ta thường sử dụng đường dây riêng và cầu chì/cầu dao tự động riêng cho bình nóng lạnh.

b) Lượng điện năng tiêu thụ trong một ngày khi sử dụng bình nóng lạnh là:

A = P.t = 99,5.frac{90}{60} = 14,25kW.h

Số tiền điện phải trả trong 1 ngày: 14,25 . 2500 = 35 625 đồng.

Số tiền điện phải trả trong 1 tháng (30 ngày): 35 625 . 30 = 1 068 750 đồng.

Biện pháp tiết kiệm tiền điện khi sử dụng bình nóng lạnh:

– Chọn bình nóng lạnh có công suất phù hợp

– Chọn bình nóng lạnh có dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng

– Không bật bình suốt 24 giờ

– Thường xuyên kiểm tra, bảo trì

– Chọn bình nóng lạnh có thương hiệu, uy tín, chất lượng.

——————-

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Vật lí 11 Cánh Diều Bài tập chủ đề 4. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý 11 Cánh diều.