Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 60: Nói với con được TaiLieuViet sưu tầm và tổng hợp gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 9: Nói với con

Câu 1: Cách gọi “Người đồng mình” trong bài thơ Nói với con dùng để chỉ

A. Những người ở cùng một làng.

B. Những người ở cùng xã.

C. Những người ở cùng nhà.

D. Những người sống cùng miền đất, quê hương.

Câu 2: Câu thơ “Người đồng mình thương lắm con ơi” (Nói với con – Y Phương) có sử dụng thành phần biệt lập nào?

A. Thành phần gọi – đáp.

B. Thành phần tình thái.

C. Thành phần cảm thán.

D. Thành phần phụ chú.

Câu 3: Dòng nào không nói đúng nghệ thuật của bài thơ “Nói với con” (Y Phương)?

A. Sử dụng rất nhiều từ mượn và từ láy tượng hình

B. Sử dụng nhiều hình ảnh cụ thể giàu chất thơ

C. Có giọng điệu thiết tha, tình cảm

D. Có bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt một cách tự nhiên

Câu 4: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương đã giúp em hiểu về điều gì?

A. Vẻ đẹp của rừng núi

B. Sức sống của người miền núi

C. Tâm hồn của người miền núi

D. Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người miền núi

Câu 5: Nhận xét nào đúng về nhà thơ Y Phương?

A. Thơ của ông mang âm hưởng dân ca Nam Bộ.

B. Đó là một hồn thơ thiết tha yêu mến cuộc sống nhưng cũng đầy đau đớn, giằng xé.

C. Có phong cách triết lí và đậm chất suy tưởng.

D. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

Câu 6: Bài thơ Nói với con được làm theo thể thơ gì?

A. Năm chữ B. Lục bát C. Tám chữ D. Tự do

Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đúng những đức tính tốt đẹp của người đồng mình?

A. Cần cù, chịu khó, anh dũng, bất khuất

B. Bền bỉ, nhẫn nại, chịu đựng, hi sinh

C. Hồn nhiên, mộc mạc, nghĩa tình, giàu chí khí

D. Thẳng thắn, trung thực, bền bỉ, dẻo dai

Câu 8: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương, gợi nhắc chúng ta điều gì?

A. Phải biết ơn cha mẹ

B. Phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình

C. Phải biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình

D. Phải có tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

Câu 9: Từ “nhỏ bé” trong câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng có ai nhỏ bé đâu con” được dùng theo nghĩa nào?
A. Nghĩa ẩn dụ

B. Nghĩa thực

C. Nghĩa so sánh

D. Nghĩa cụ thể

Câu 10: Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” là

A. Tục ngữ B. Quán ngữ C. Ca dao D. Thành ngữ

Câu 11: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì?

“Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát”

A. Tình yêu thương của cha mẹ với con cái.

B. Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của con người quê hương.

C. Tinh thần đoàn kết của “người đồng mình” trong cuộc sống.

D. Cuộc sống gắn liền với thiên nhiên của “người đồng mình”.

Câu 12: Bài thơ “Nói với con” có giọng điệu như thế nào?

A. Sôi nổi,mạnh mẽ

B. Ca ngợi,hùng hồn

C. Tâm tình tha thiết

D. Trầm buồn, suy tư

———————————————-

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 60: Nói với con gồm nhiều câu trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về nội dung, tình cảm cha con được thể hiện qua bài thơ Nói với con….

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 60: Nói với con cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Trắc nghiệm Ngữ văn 9, Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn Văn 9, Văn mẫu lớp 9, Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.