Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 47: Các thành phần biệt lập được TaiLieuViet sưu tầm và tổng hợp gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 9: Các thành phần biệt lập

Câu 1: Thành phần biệt lập của câu là gì?

A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu.

C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ chỉ thời gian, địa điểm… được nói tới trong câu.

D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu.

Câu 2: Câu văn nào sau đây không chứa thành phần cảm thán?

A. Có lẽ văn nghệ rất kị “trí thức hoá” nữa. (Nguyễn Đình Thi)

B. Ôi những cánh đồng quê chảy máu.(Nguyễn Đình Thi)

C. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng. (Bích Khuê)

D. Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông. (Chế Lan Viên)

Câu 3: Tác dụng của thành phần tình thái

A. Thể hiện tính cách người nhìn người nói đối với sự việc trong câu

B. Thể hiện tâm lí của người nói đối với sự việc trong câu

C. Thể hiện suy nghĩ người nói đối với sự việc trong câu

D. Thành phần tình thái tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu là thành phần biệt lập trong câu

Câu 4: Câu nào sau đây không chứa thành phần cảm thán?

A. “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam”. (Viễn Phương)

B. “Ô hay! buồn vương cây ngô đồng”. (Bích Khê)

C. “Ôi những cánh đồng quê chảy máu”. (Nguyễn Đình Thi)

D. “Có lẽ văn nghệ rất kị “trí thức hóa” nữa.” (Nguyễn Đình Thi)

Câu 5: Câu nào sau đây không chứa thành phần cảm thán?

A. Kìa, trời mưa.

B. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi pic-nic.

C. Ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi.

D. Chao ôi, bông hoa đẹp quá.

Câu 6: Thành phần cảm thán được sử dụng làm gì?

A. Bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…)

B. Bộc lộ suy nghĩ thầm lặng của con người

C. Bộc lộ quan điểm, thái độ đánh giá sự vật, hiện tượng của con người

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Câu văn nào dưới đây không chứa thành phần cảm thán?

A. Chao ôi, bắt gặp con người như anh ta là một cơ hội hữu hạn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là cả một chặng đường dài.

B. Trời ơi, chỉ còn năm phút!

C. Có lẽ khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

D. Ôi, độ ấy sao mà vui tới thế.

Câu 8: Câu văn “Ôi những cánh đồng quê chảy máu” (Nguyễn Đình Thi) bộc lộ tâm trạng gì của người nói?

A. Giận dữ B. Buồn chán C. Thất vọng D. Đau xót

Câu 9: Trong những từ dưới đây, từ ngữ có độ tin cậy cao nhất?

A. Chắc là

B. Có vẻ như

D. Chắc chắn

A. Có thể nói, văn hóa đang giúp cả thế giới xích lại gần nhau hơn.

B. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

C. Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.

D. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng không?

Câu 11: Thành phần biệt lập của câu là gì?

A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu

B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu

C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm… được nói tới trong câu

D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu

Câu 12: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?

A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá

B. Ồ, ngày mai là chủ nhật rồi

C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi pic-nic

D. Kìa, trời mưa

Câu 13: Trong các câu sau, câu nào có thành phần cảm thán?

A. “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.” (Ca dao)

B. “Ô kìa, hai con hạc trắng bay về Bồng Lai!” (Thế Lữ)

C. Nắng đã lên rồi.

D. “Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đưa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi”. (Nguyễn Quang Sáng)

Câu 14: Gạch chân các thành phần tình thái hoặc cảm thán trong câu sau: Tôi không rõ, hình như họ là hai mẹ con

A. Không rõ

B. Hình như

C. Tôi không rõ

D. Hai mẹ con

Câu 15: Gạch chân các thành phần tình thái hoặc cảm thán trong câu sau: Không thể nào việc đó lại lặp lại lần nữa.

A. Không thể

B. Không thể nào

C. Lặp lại

D. Lần nữa

———————————————-

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 47: Các thành phần biệt lập gồm nhiều câu trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, vai trò, cấu trúc của các thành phần biệt lập được dùng trong văn bản…

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 47: Các thành phần biệt lập cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Trắc nghiệm Ngữ văn 9, Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn Văn 9, Văn mẫu lớp 9, Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.