Chúng tôi xin giới thiệu bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 35: Làng (Kim Lân) được TaiLieuViet sưu tầm và tổng hợp gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 9: Làng (Kim Lân)

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Làng của Kim Lân?

A. Viết trong thời kỳ cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ 1948.

B. Viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ 1948.

C. Viết trong thời kỳ giữa của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ 1948.

D. Viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ 1948.

Câu 2: Truyện ngắn Làng viết về đề tài gì?

A. Người trí thức

B. Người nông dân

C. Người phụ nữ

D. Người lính

Câu 3: Tác giả đặt nhân vật chính vào tình huống như thế nào?

A. Ông Hai không biết chứ, phải đi nghe nhờ người khác đọc

B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư

C. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai

D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng chợ Dầu của mình

Câu 4: Trong các câu nói của ông Hai “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!” “chúng nó” là ai?

A. Dân làng B. Giặc Tâ y C. Lũ trẻ D. Trâu, bò

Câu 5: Nhận xét nào đúng về tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, đất nước và kháng chiến?

A. Tình yêu mênh mông, rộng lớn.

B. Yêu tha thiết, sâu nặng và thuỷ chung son sắt.

C. Gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước.

D. Nhớ nhung da diết không bao giờ thay đổi.

Câu 6: Diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai được tác giả miêu tả bằng những yếu tố nào?

A. Bằng hành động cử chỉ; bằng độc thoại; bằng đối thoại; biểu hiện ngoại hình.

B. Bằng hành động cử chỉ; bằng độc thoại; bằng đối thoại.

C. Bằng hành động cử chỉ; bằng suy nghĩ; bằng đối thoại.

D. Bằng hành động cử chỉ; bằng độc thoại; chiều sâu tâm trạng.

Câu 7: Từ “lắp bắp” trong câu “ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi” có nghĩa là gì?

A. Mấp máy phát ra những tiếng rời rạc và lắp lại, không nên lời, nên câu

B. Nói không rõ tiếng như đang ngậm cái gì trong miệng

C. Không phát âm được một số âm do có tật hoặc nói chưa sõi

D. Cảm động vì những người gặp lại cùng làng lên tản cư

Câu 8: Vì sao ông Hai yêu làng nhưng không quay về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo, không còn chỗ để đi, hơn nữa ông lại còn thù cái làng của mình?

A. Vì ông yêu làng theo Tây thì ông phải thù, tình yêu nước rộng lớn hơn

B. Vì giặc Tây đã đốt cháy nhà của ông nên gia đình ông không có chỗ để quay về

C. Vì ông không ưa những tên kì mục và hào lí áp bức dân làng ông

D. Vì ông muốn tìm cuộc sống ổn định, no đủ hơn cho làng quê nghèo của ông

Câu 9: Mục đích của ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì?

A. Để bày tỏ lòng yêu thương một cách đặc biệt đứa con út của mình

B. Để cho bớt cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện

C. Để thổ lộ nỗi lòng và làm vơi bớt nỗi buồn khổ trong lòng ông

A. Bực cửa, thầy, (chẳng có gì) sất, trầu, tinh

B. Bực cửa, trâu, thầy, tinh

C. Trâu, bực cửa, thầy

D. Thầy, bực cửa, (chẳng có gì) sất, trầu

Câu 11: Dòng nào nêu nhận xét không phù hợp với những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?

A. Xây dựng tình huống tâm lí đặc sắc

B. Miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, nhân vật

C. Sử dụng ngôn ngữ màu sắc địa phương

D. Giọng văn đanh thép, lập luận xác đáng

Câu 12: Diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai được thể hiện qua

A. Hành động, cử chỉ

B. Ngôn ngữ đối thoại với những người tản cư

C. Bằng những lời độc thoại

D. Tất cả đều đúng

———————————————-

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 35: Làng (Kim Lân) gồm nhiều câu trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về nội dung, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật và nhân đạo của đoạn trích Làng…

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 35: Làng (Kim Lân) cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Trắc nghiệm Ngữ văn 9, Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn Văn 9, Văn mẫu lớp 9, Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.