TaiLieuViet xin giới thiệu bài Trắc nghiệm môn GDCD lớp 9 bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân được chúng tôi tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học GDCD lớp 9.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn GDCD 9 bài: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân

Câu 1: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. Các quan hệ công vụ và nhân thân.

B. Các quy tắc quản lí nhà nước.

C. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

D. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

Câu 2: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm

A. Phạt tiền người vi phạm.

B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.

C. Lập lại trật tự xã hội.

D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Câu 3: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là

A. Trách nhiệm pháp lí

B. Vi phạm pháp luật.

C. Trách nhiệm gia đình

D. Vi phạm đạo đức.

Câu 4: “Tội phạm” là người có hành vi vi phạm

A. Pháp luật dân sự

B. Pháp luật hành chính.

C. Pháp luật hình sự

D. Kỉ luật.

Câu 5: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là

A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Từ 18 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu 6: Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật

A. Hình sự B. Hành chính C. Dân sự D. Kỉ luật

Câu 7: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm

A. Quan hệ sở hữu tài sản.

B.Quyền sở hữu công nghiệp.

C. Các quy tắc quản lí của Nhà nước.

D. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

Câu 8: Vi phạm kỉ luật là hành vị vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ

A. Hôn nhân và gia đình

B. Nhân thân phi tài sản.

C. Chuyển dịch tài sản

D. Lao động, công vụ nhà nước.

Câu 9: Hành vi trải pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đên các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là khái niệm

A. Vi phạm kỉ luật

B. Vi phạm pháp luật.A. Nhắc nhở B. Khiển trách C. Cưỡng chế D. Phê bình.

Câu 11: Đối tượng của vi phạm hành chính là

A. Cá nhân.

B. Tổ chức.

C. Cá nhân và tổ chức.

D. Cơ quan hành chính.

Câu 12: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là người

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ 18 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 13: Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật là

A. Là hành vi trái pháp luật.

B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

C. Vi phạm pháp luật phải có lỗi.

D. Tất cả ý trên.

Câu 14: Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?

A. Quốc hội B. Chính phủ C. Viện Kiểm sát D. Tòa án.

Câu 15: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 16: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là

A. Giáo dục, răn đe là chính.

B. Có thể bị phạt tù.

C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.

D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên.

Câu 17: Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật có độ tuổi từ đủ

A. 14 tuổi trở lên

B. 15 tuổi trở lên.

C. 16 tuổi trở lên

D. 18 tuổi trở lên.

Câu 18: Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là

A. Hành vi vi phạm pháp luật.

B. Tính chất phạm tội.

C. Mức độ gây thiệt hại của hành vi.

D. Khả năng nhận thức của chủ thể.

Câu 19: Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?

A. Có.

B. Không.

C. Tùy từng trường hợp.

D. Tất cả đều sai.

Câu 20: Theo quy định của pháp luật, người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm theo quy định của pháp luật có độ tuổi từ đủ

A. 14 tuổi trở lên

B. 15 tuổi trở lên.

C. 16 tuổi trở lên

D. 18 tuổi trở lên.

Câu 21: Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật?

A. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.

B. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm.

C. Do mẫu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.

D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.

Câu 22: Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là

A. Vi phạm hành chính.

B. Vi phạm dân sự.

C. Vi phạm kỷ luật.

D. Vi phạm hình sự.

Câu 23: P 15 tuổi chơi với một nhóm bạn xấu, có hôm P cùng nhóm bạn này lấy trộm xe máy của hàng xóm. Hành vi của P

A. Vi phạm pháp luật dân sự.

C. Không phải chịu trách nhiệm pháp lí vì chưa đủ tuổi.

B. Vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật, hình sự…

D. Không bị coi là vi phạm pháp luật vì đang là học sinh.

—————————————–

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn GDCD lớp 9 bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về khái niệm, vai trò của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân…

Như vậy TaiLieuViet đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn GDCD lớp 9 bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân . Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm GDCD 9, Giải bài tập GDCD 9, Giải bài tập GDCD 9 ngắn nhất, Giải SBT GDCD 9, Lý thuyết Giáo dục công dân 9, Tài liệu học tập lớp 9