Tóm tắt lý thuyết Địa lý 12 bài 4 – 5 trình bày kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa Địa lý 12 theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chúng tôi hi vọng, thông qua tài liệu này các em học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Chúc các em học tốt! Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

BÀI 4 – BÀI 5

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ VIỆT NAM

Những giai đoạn chính trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam

Lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam có liên quan chặt chẽ với lịch hình thành Trái Đất.

Gồm 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn tiền CAMBRI
  • Giai đoạn CỔ KIẾN TẠO
  • Giai đoạn TÂN KIẾN TẠO

1. Giai đoạn tiền Cambri

Hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam.

a. Thời gian: Đây là giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất trong lịch sử phát triển của lãnh thổ Việt Nam, bắt đầu cách đây 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 540 triệu năm.

b. Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay: các mảng nền cổ như vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, sông Mã, khối Kon Tum,….

c. Các thành phần tự nhiên rất sơ khai đơn điệu

  • Khí quyển rất loãng, hầu như chưa có ôxi, chỉ có chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđro.
  • Thuỷ quyển: hầu như chưa có lớp nước trên mặt.
  • Sinh vật nghèo nàn: Tảo (tảo lục, tảo đỏ), động vật thân mềm (sứa, hải quỳ, thuỷ tức, san hô, ốc, …)

2. Giai đoạn Cổ kiến tạo

a. Thời gian: Diễn ra trong thời gian khá dài tới 477 triệu năm: Từ kỉ Cambri -542 triệu năm đến kỉ Kreta -65
triệu năm.

b. Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử tự nhiên nước ta

  • Nhiều khu vực chìm ngập trong nước biển và được nâng lên qua các vận động tạo sơn: Caledoni, Hecxini, Indoxini và Kimeri.
  • Các khu vực hoạt động uốn nếp mạnh mẽ: Địa khối vòm sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum, Tây Bắc…
  • Các khu vực đứt gãy, động đất, phun trào mạnh, tạo thành các loại đá: Granite, andezit, các loại khoáng sản…

c. Lớp vỏ cảnh quan địa lý nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển.

3. Giai đoạn Tân kiến tạo

Đây là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của lãnh thổ Việt Nam, kéo dài cho đến ngày nay.

a. Thời gian: Đây là giai đoạn ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển tự nhiên của nước ta.

b. Chịu tác động mạnh mẽ của chu kì vận động núi Anpơ – Hymalaya và những biến đổi khí hậu có qui mô toàn cầu:

  • Vận động Anpơ – Hymalaya => uốn nếp, đứt gãy, phun trào magma, bồi lấp, hình thành các mỏ khoáng sản ngoại sinh…

c. Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay:

  • Nâng cao địa hình => sông ngòi trẻ và hoạt động mạnh, đồi núi cổ được nâng cao mở rộng.
  • Hình thành cao nguyên + đồng bằng
  • Mở rộng biển Đông tạo các bể dầu khí.
  • Giới sinh vật tiến hóa – loài người xuất hiện.
  • Thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã thể hiện rõ nét.

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa giới thiệu tới các bạn nội dung Tóm tắt lý thuyết Địa lý 12 bài 4 – 5, chắc hẳn qua bài viết này bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12 và có thể nắm rõ được nội dung lý thuyết bài 4-5 lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12…