Thuyết minh hồ Xuân Hương Đà Lạt bao gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay cho các em tham khảo. Tài liệu cung cấp cho bạn rất nhiều kiến thức về Hồ Xuân Hương, một địa danh nổi tiếng ở Đà Lạt. Thuyết minh về Hồ Xuân Hương nói riêng và về các danh lam thắng cảnh khác nói chung đều phải tuân theo một bố cục rõ ràng. Hy vọng bạn có thể học được bố cục đó trong các bài viết trên. Mời các bạn tải về tham khảo.

Dàn ý thuyết minh về hồ Xuân Hương

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần thuyết minh: hồ Xuân Hương ở Đà Lạt.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt, có tổng diện tích khoảng 32ha, chu vi hồ chừng 5km, như một vầng trăng lưỡi liềm kéo dài chừng 7km.

Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn.

Được công nhận thắng cảnh quốc gia vào năm 1988, Hồ Xuân Hương trải qua gần một thế kỉ vẫn hiện hữu xinh đẹp và quyến rũ, được ngợi ca là viên ngọc giữa thành phố Hoa, tạo nên sức hút và thương hiệu cho du lịch Đà Lạt.

b. Thuyết minh chi tiết

Bao quanh hồ là rặng thông và vườn hoa rực rỡ. Phản chiếu trên mặt Hồ, Đà Lạt như phô ra hết vẻ yêu kiều, lộng lẫy, đắm say của mình với khách sạn Palace kiêu sa, sang trọng; rặng thông ngút ngàn trời xanh;…

Nhìn từ xa, hồ trông như hình một mặt trăng lưỡi liềm được tọa lạc ngay giữa lòng thành phố Đà Lạt thơ mộng, xung quanh lại được bao bọc bởi những bãi cỏ tươi mát, những vườn hoa sắc màu và rừng thông bạt ngàn huyền bí.

Dọc bờ hồ là những cây tùng nghiêng nghiêng che bóng mặt hồ yên tĩnh, như giúp phát họa thêm vài nét vào bức tranh sơn thủy hữu tình này.

Công trình kiến trúc nổi bật gắn liền với Hồ Xuân Hương là Thủy Tạ. Du khách tìm đến đây để hứng gió, thưởng thức một chút trà hay cà phê nóng ấm, và cảm nhận những điều thi vị và thanh đạm của một thành phố tựa tựa vùng trời Châu Âu xa xôi tận trời Tây hay chụp vài tấm ảnh lưu niệm với kiến trúc có hình thức rất khác biệt không nơi nào tương tự.

c. Vai trò, ý nghĩa của hồ Xuân Hương

Trải qua mấy chục năm, Hồ Xuân Hương đã dần trở thành nét đẹp tiêu biểu của thành phố Đà Lạt, làm tăng thêm vẻ yêu kiều, thơ mộng, duyên dáng cho nơi đây.

3. Kết bài

Khái quát lại vẻ đẹp của hồ Xuân Hương.

Thuyết minh về hồ Xuân Hương Đà Lạt mẫu 1

Hồ Xuân Hương Đà Lạt là hồ đẹp nhất nằm ở trung tâm thành phố. Người ta ví Hồ Xuân Hương như trái tim của thành phố Đà Lạt. Hồ có hình mảnh trăng lưỡi liềm. Đây là nơi thơ mộng, cuốn hút khách nhàn du. Đây cũng là nơi hò hẹn của những đôi bạn tâm tình.

Khởi nguồn là thung lũng có dòng Cam Ly chảy qua, người ta đã ngăn suối thành hồ, thời gian trôi đi với nhiều kiến tạo và xây dựng thêm, Hồ Xuân Hương trở nên yêu kiều hơn, tăng thêm sự sống động và hài hòa về cảnh quan, cũng như sự tươi mát cho không gian nơi thành phố ngàn thông này.

Có nhiều giả thiết xoay quanh cái tên Hồ Xuân Hương lãng mạn. Nhưng với nhiều người, việc giải thích hhợp lý về cái tên này dường như không quan trọng. Điều khiến người ta lưu ý là quang cảnh nơi đây quá lãng mạn và tuyệt vời.

Với diện tích khoảng 25ha và chu vi chừng 5km, Hồ Xuân Hương Đà Lạt có hình dạng như một vầng trăng lưỡi liềm kéo dài khoảng 7km, soi đường để du khách dễ dàng ghé đến những điểm tham quan tiêu biểu khác nằm dọc theo chiều dài của nó như Vườn Hoa Thành Phố, Công viên Yersin, Đồi Cù.

Hồ Xuân Hương được ví như trái tim của thành phố. Đã làm rung động biết bao tâm hồn lãng du mỗi khi có dịp ghé đến. Nơi đây còn có Thủy Tạ nhỏ nhắn, nằm soi bóng trên mặt hồ bình lặng suốt ngày đêm.

Du khách dạo phố hay quanh bờ hồ thường ghé vào Thủy Tạ để hứng gió. Hay đơn giản chỉ thưởng thức một chút trà hay cà phên nóng ấm. Quý khách sẽ cảm nhận những điều thi vị và thanh đạm của một thành phố tựa vùng trời Âu xa xôi.

Nơi đây sở hữu cảnh đẹp tuyệt vời khi hàng hôn buông xuống lần bình minh sớm mai. Không những thế, nơi đây còn có bầu không khí trong lành cho mọi người trốn thư thái.

Thuyết minh về hồ Xuân Hương Đà Lạt mẫu 2

Đà Lạt là thành phố mộng mơ, đẹp và đáng để du khách ghé thăm nhất hiện nay. Thành phố ngàn hoa xinh đẹp này thu hút du khách không chỉ bởi khí hậu mát mẻ quanh năm mà còn nổi tiếng với hồ Xuân Hương nằm giữa trung tâm thành phố đầy khác biệt.

Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt, có tổng diện tích khoảng 32ha, chu vi hồ chừng 5km, như một vầng trăng lưỡi liềm kéo dài chừng 7km. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn. Được công nhận thắng cảnh quốc gia vào năm 1988, Hồ Xuân Hương trải qua gần một thế kỉ vẫn hiện hữu xinh đẹp và quyến rũ, được ngợi ca là viên ngọc giữa thành phố Hoa, tạo nên sức hút và thương hiệu cho du lịch Đà Lạt.

Bao quanh hồ là rặng thông và vườn hoa rực rỡ. Phản chiếu trên mặt Hồ, Đà Lạt như phô ra hết vẻ yêu kiều, lộng lẫy, đắm say của mình với khách sạn Palace kiêu sa, sang trọng; rặng thông ngút ngàn trời xanh;… Nhìn từ xa, hồ trông như hình một mặt trăng lưỡi liềm được tọa lạc ngay giữa lòng thành phố Đà Lạt thơ mộng, xung quanh lại được bao bọc bởi những bãi cỏ tươi mát, những vườn hoa sắc màu và rừng thông bạt ngàn huyền bí. Dọc bờ hồ là những cây tùng nghiêng nghiêng che bóng mặt hồ yên tĩnh, như giúp phát họa thêm vài nét vào bức tranh sơn thủy hữu tình này. Công trình kiến trúc nổi bật gắn liền với Hồ Xuân Hương là Thủy Tạ. Du khách tìm đến đây để hứng gió, thưởng thức một chút trà hay cà phê nóng ấm, và cảm nhận những điều thi vị và thanh đạm của một thành phố tựa tựa vùng trời Châu Âu xa xôi tận trời Tây hay chụp vài tấm ảnh lưu niệm với kiến trúc có hình thức rất khác biệt không nơi nào tương tự.

Thuyết minh về hồ Xuân Hương Đà Lạt mẫu 3

Ai đã một lần ghé thăm Đà Lạt mộng mơ chắc hẳn cũng không thể nào quên được Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương được xem là trái tim và ngọn đuốc ngọt ngào làm nên chất thơ cho Đà Lạt yêu dấu.

Hồ Xuân Hương nguồn gốc từ hồ nhân tạo, nằm ngày trong lòng trung tâm thành phố. Mặt hồ uốn lượn như vầng trăng lưỡi liềm chảy dọc qua các cảnh đẹp hữu tình non nước Đà Lạt: Vườn hoa thành phố; Công viên Yersin; Đồi cù;..Hồ được mang tên Xuân Hương vào 1953 đó là cách mà người dân nơi này tôn vinh vẻ đẹp lãng mạn, duyên dáng của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng của nền văn học nước nhà cuối thế kỉ XVI: Hồ Xuân Hương.

Bao quanh hồ là rặng thông và vườn hoa rực rỡ. Hàng năm cứ mỗi độ xuân về mùi thơm của cây cỏ hòa quyện với cái nồng nàn của đất trời rạo rực tạo nên hương sắc quyến rũ, rất riêng và đặc trưng cho Hồ xuân Hương. Đến với Hồ Xuân Hương, du khách sẽ có cơ hội thưởng ngoạn những cảnh đẹp tao nhã, mềm mại và dịu dàng. Đó là Thủy Tạ với lối kiến trúc phong cách châu Âu diễm lệ. Thủy Tạ khoác trên mình lớp sơn trắng mịn với hàng rào lan can rộng nổi bật giữa hộ tựa như chiếc du thuyền sang trọng. Thủy Tạ là khung cảnh hấp dẫn của những bộ ảnh nghệ thuật đặc sắc, là nơi hẹn hò ấm cúng và tổ chức vui chơi hấp dẫn mà du khách chẳng thể bỏ qua. Bên cạnh Thủy Tạ, khi đến với Hồ Xuân Hương ta còn có cơ hội đắm chìm với những giai điệu ngọt ngào du dương, thả hồn mình bên những ly cà phê ấm nóng của quán ca phê tím Thanh Thủy. Nơi đây mang âm hưởng đặc trưng, là điểm nhấn của Hồ Xuân Hương khi màn đêm buông xuống.

Thuyết minh về hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là tấm gương sáng trong soi bóng thành phố Đà Lạt. Phản chiếu trên mặt Hồ, Đà Lạt như phô ra hết vẻ yêu kiều, lộng lẫy, đắm say của mình với khách sạn Palace kiêu sa, sang trọng; rặng thông ngút ngàn trời xanh;…Nước hồ xuân hương thay đổi theo mùa: xanh biếc, dịu nhẹ vào mùa thu; đỏ ngày vào mưa lũ. Nước hồ đẹp nhất vào những ngày cuối năm khi mà hoa anh đào nở rộ rủ xuống mặt nước tạo nên những lớp sóng lăn tăn. Lúc này nhìn từ xa, Hồ Xuân Hương uốn mình mang vẻ đẹp của một quý cô mềm mại, uyển chuyển và đầy quyến rũ.

Hồ Xuân Hương mang trong mình những nét lý thú và đặc trưng rất riêng mà không phải nơi đâu cũng có được. Thật may mắn và hạnh phúc biết bao khi được nắm tay người mình yêu ngắm cảnh sương đêm bên hàng ghế đá sát hồ, cùng nhau xua đi cái lạnh buốt của Đà Lạt đầu đông. Hay cùng nhau ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của cặp tình nhân với những bộ ảnh lãng mạn, nồng cháy khi bình minh chiếu rọi. Đến với Hồ Xuân Hương ta cũng không thể cưỡng lòng với những món ăn vặt đêm hấp dẫn (như khoai lang, bắp nướng, trứng nướng, bánh tráng nướng), ly cà phê ngọt ngào hay những thú vui tao nhã: đạp vịt; đạp xe đôi; chu du xe ngựa ngắm phong cảnh;. Đây là nơi thường xuyên được chọn lựa để cho chức festival hoa hay bắn pháo hoa mỗi dịp kỉ niệm. Hồ Xuân Hương là điểm đến lí thú mà bất cứ ai khi đến Đà Lạt đều háo hức mong chờ.

Tên gọi của hồ phải chăng cũng phảng phất màu sắc của hồ. Không chỉ đằm thắm, diễm lệ Hồ Xuân Hương còn kiên trung, bất khuất. Lịch sử của hồ đã ghi dấu biết bao những năm tháng kiên cường của dân tộc. Hồ Xuân Hương gắn bó, đồng hành với phong trào nổi dậy của sinh viên, của nhân dân Đà Lạt của người phụ nữ Đà Lạt trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc: kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ.

Nếu đến Đà Lạt mà không thưởng ngoạn hết cái thi vị, cái đẹp của Hồ Xuân Hương thì quả là một điều thiếu sót. Hồ Xuân Hương là nơi hội tụ của tinh hoa nghệ thuật ánh sáng, là hơi thở nồng nàn của Đà Lạt thơ mộng. Nhẹ nhàng và đằm thắm, lộng lẫy và kiêu sa, bất khuất và kiên cường, là những tính từ để phô diễn vẻ đẹp của Hồ Xuân Hương. Vẻ đẹp ấy tạo thành một cảm nhận thú vị, một dấu ấn riêng và một hoài niệm đáng nhớ trong lòng biết bao du khách mỗi lần đặt chân đến nơi đây.

Thuyết minh về hồ Xuân Hương Đà Lạt mẫu 4

“Quanh co hồ nước gợn hoa văn

Nghe động càn khôn ngọn bút thần

Đà Lạt em – vừa tròn thế kỷ

Xuân Hương tranh sáng với sao trăng”

Qua những vần thơ của tác giả Trinh Đường, Hồ Xuân Hương hiện lên vừa mộc mạc, bình dị, vừa lãng mạn, trữ tình. Nếu ai đã từng đặt chân đến Đà Lạt, sẽ không khỏi bồi hồi vấn vương không chỉ ở cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn là bởi trái tim đã dành trọn cho dòng sông Hương xinh đẹp này. Hồ Xuân Hương mang đến vẻ đẹp ngọt ngào, gần gũi, đã trở thành một đề tài muôn thuở của thi ca, họa sĩ, chất chứa nỗi niềm riêng.

Dù đã trải qua bao thời gian, nhưng vẻ đẹp của khu di tích vẫn bình yên tồn tại ngay giữa lòng thành phố thơ mộng, nhắc đến Đà Lạt không ai có thể quên được Hồ Xuân Hương kì vĩ này. Cái tên của nó mang ý nghĩa rất đặc biệt, Hồ lại mang tên Xuân Hương như là hương vị của mùa xuân tươi mới, thanh khiết. Không chỉ ở vẻ đẹp mà nơi đây còn mang dấu ấn lịch sử lâu đời, được biết đến là thung lũng nơi có dòng suối Cam Ly chảy qua, là nơi quần tụ của những người cư dân Lạch thời sơ khai ban đầu. Theo sáng kiến của viên công sứ Cunhac vào năm 1919 vị kỹ sư nổi tiếng Labbe đã tiến hành việc ngăn cách dòng suối lại và trở thành đập nước riêng lẻ. Tưởng chừng như Hồ Xuân Hương là của thiên nhiên tạo hóa, nhưng thực chất đó là hồ nhân tạo, được hình thành từ lâu đời, tính đến nay đã có chu vi lên đến 5km, chiều rộng 25ha. Nhìn từ xa, nó trông như hình một mặt trăng lưỡi liềm được tọa lạc ngay giữa lòng thành phố Đà Lạt thơ mộng, xung quanh lại được bao bọc bởi những bãi cỏ tươi mát, những vườn hoa sắc màu và rừng thông bạt ngàn huyền bí. Vẻ đẹp kiêu sa, duyên dáng của Hồ Xuân Hương còn gắn liền với lịch sử đấu tranh kiên cường bất khuất của người dân thành phố Đà Lạt, nó tượng trưng cho sự uyên bác, tài đức của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng vào cuối thế kỉ XVI nền văn học nước nhà đó là nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Cứ mỗi năm đến xuân sang, cây cỏ đua nhau khoe sắc, tỏa ngát hương thơm, hòa quyện vào cái khí trời se se lạnh tạo nên cho Hồ Xuân Hương nét đặc trưng riêng biệt, khó tả. Một loài hoa mang biểu tượng của sắc xuân đó là mai anh đào, một rừng hoa rực rỡ sắc hồng đang đua nhau nở rộ, mang sắc màu ấm nóng như nâng thêm chút tình sưởi ấm xóa tan sự giá lạnh của mùa đông vừa đi qua. Mặt hồ lúc này không còn tĩnh lặng, êm ả, mà đã bắt đầu nô nức, gợn sóng, làm cho không gian có chút phần huyền ảo, sương sương của ánh nắng đầu xuân, là thời điểm ưa thích đi dạo của nhiều du khách khi đến thăm quan Đà Lạt. Ngoài việc được ngắm nhìn, tận hưởng cảnh sắc thơ mộng, nơi đây còn có một công trình kiến trúc nổi bật gắn liền với Hồ Xuân Hương đó là thủy tạ. Thủy Tạ mang trong mình sự dịu dàng, thuần khiết giữa lối kiến trúc độc đáo mang phong cách châu Âu diễm lệ, yêu kiều. Đây là nơi thích hợp cho những cặp đôi yêu nhau, bởi không khí lãng mạn, ấm cúng mà nó mang lại, cũng là nơi tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc ấn tượng. Với kết cấu kiến trúc giữa một gam màu trắng tinh khôi kết hợp với ban công rộng nổi bật nhìn thấp thoáng xa xa trông như một con du thuyền đầy uy nghi, sang trọng. Ngồi thưởng thức cùng một ly cà phê nóng ấm, nghe âm điệu du dương, cảm nhận như đã thoát ra khỏi sự bề bộn, ồn ào, tấp nập ngày thường của thành phố, cảm nhận sự thi vị, thanh đạm tao nhã đến lạ thường. Tận hưởng khung cảnh nên thơ, bên những người bạn thân thương, ngắm nhìn những ánh đèn dọc theo bờ hồ làm trong lòng như chất chứa cảm giác thật thú vị. Chiều tà mang lại cảm giác chút thoáng buồn, những tia nắng rực rỡ đã dần tan biến nhường chỗ cho màn đêm yên tĩnh bao trùm lấy. Về đêm, không gian lại trở nên tấp nập, tiếng nói cười đùa của các cô cậu trẻ, tận hưởng gió mát bằng việc đạp xe dọc hồ, đạp vịt. Nhắc đến Hồ Xuân Hương ai cũng xem như là trái tim là nguồn cội của thành phố Đà Lạt, và được đặt một cái tên mỹ miều “viên ngọc bích”. Dọc bờ hồ là những cây tùng nghiêng nghiêng che bóng mặt hồ yên tĩnh, như giúp phát họa thêm vài nét vào bức tranh sơn thủy hữu tình này. Chính bởi cảnh sắc hữu tình này mà đây còn là nơi thường được lựa chọn để tổ chức các lễ hội hoa hay bắn pháo hoa vào mỗi dịp kỉ niệm trong năm. Bước dần vào những ngày cuối năm, những cơn mưa lớt phớt bất chợt đến dường như đã thưa dần, trả lại một không gian êm đềm tĩnh lặng, mặt hồ lúc này trông như một tấm gương khổng lồ bóng bẩy, in bóng cảnh vật xung quanh thật ngọt ngào. Vẻ đẹp tưởng chừng như đơn thuần nhưng lại là độc nhất có một không hai, mà bất cứ ai khi ghé thăm Đà Lạt đều phải thổn thức, bần thần mà thốt lên rằng: Ôi! Sao lại có một bức tranh mộng mơ đến vậy. Và phải chăng người ta thường nhắc đến Đà Lạt trong mỗi chuyến đi, vì nơi đây có một nét huyền bí đến kì lạ, với những dòng thác nước cuộn trào, với những hàng cây rực rỡ và đặc biệt là sự dịu mát ,thanh tao của mặt Hồ Xuân Hương. Nơi đây còn là biểu tượng của sự kiên cường dân tộc, đã gắn bó và đồng hành với các cuộc phong trào nổi dậy của học sinh, sinh viên, của nhân dân đà lạt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Trải qua mấy chục năm, Hồ Xuân Hương đã dần trở thành nét đẹp tiêu biểu của thành phố Đà Lạt, làm tăng thêm vẻ yêu kiều, thơ mộng, duyên dáng cho nơi đây, bởi sẽ không còn cô đơn, tẻ nhạt, lạnh lẽo với những rừng thông bạt ngàn trải dài. Nêu đến Đà Lạt mà không ghé lại dừng chân bên bờ Hồ Xuân Hương thì thật là một thiếu sót lớn, bởi vẻ đẹp này là tuyệt tác, là một tinh hoa trong sáng khơi màu cho các tác phẩm văn học nổi tiếng. Một Hồ Xuân Hương nên thơ hữu tình:

“ Bên hồ nghe tiếng ếch kêu

Cao nguyên thêm lạnh, bóng chiều thêm giăng

Thả sợi khói, nhớ về sông

Đò ai biết có qua dòng gió mưa…”

Thuyết minh về hồ Xuân Hương Đà Lạt mẫu 5

Người ta bảo hồ Xuân Hương là “trái tim Đà Lạt” vì mọi con đường chính của trung tâm thành phố đều đổ về hồ. Chính vì lẽ đó, không ai đến Đà Lạt mà chưa ghé qua hồ Xuân Hương, để rồi mang trái tim mình dành tặng cho nơi này lúc nào cũng chẳng hay. Bởi, hồ Xuân Hương mang một vẻ đẹp có thể làm đắm lòng bất kỳ du khách khó tính nào: quyến rũ mà dịu dàng, đầy nắng nhưng vẫn giá lạnh, đầy gió nhưng vẫn phẳng lặng, đầy nỗi niềm nhưng vẫn trong xanh.

Ngày hay đêm, hè hay đông, dù bất kỳ thời điểm nào, di tích cấp quốc gia này cũng luôn giữ được vẻ đẹp bình yên của mình dù nằm ngay giữa lòng một thành phố du lịch. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt, có tổng diện tích khoảng 32ha, chu vi hồ chừng 5km, như một vầng trăng lưỡi liềm kéo dài chừng 7km. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn..

Cái đẹp, cái duyên dáng, kiêu sa, lộng lẫy của Hồ Xuân Hương đã gắn với lịch sử đấu tranh, bất khuất của thành phố Đà Lạt càng làm cho hồ Xuân Hương trở thành một thắng cảnh không những có đủ vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có đầy đủ vẻ đẹp của một địa danh lịch sử địa phương. Người ta cho rằng hồ có tên gọi Xuân Hương là vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện tạo nên một mùi hương thoang thoảng dịu dàng nên gọi là Hồ Xuân Hương. Có người lại bảo rằng Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953, người ta gọi tên hồ như thế là muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19- Hồ Xuân Hương. Có nhiều giả thiết xoay quanh cái tên Hồ Xuân Hương nhưng đối với nhiều người, việc giải thích đúng và hợp lý về cái tên Hồ Xuân Hương dường như không còn quan trọng khi trước mặt là một khung cảnh Hồ Xuân Hương thật sự quá lãng mạn và tuyệt vời.

Nguyên bắt đầu như dòng suối chảy qua vùng đầm lầy và ruộng lúa của một thuộc địa gần Lạch làng – một nhóm người K`Ho, gắn liền với tên gốc của thành phố Đà Lạt. Đến năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 – 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac. Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi “ông Đạo” nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là “Cầu Ông Đạo”. Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Nằm giữa trung tâm thành phố trên 1478m độ cao so với mực nước biển, diện tích mặt nước hiện nay khoảng 32ha, độ sâu trung bình 1,5m. Từ trên cao nhìn xuống, tựa hồ Xuân Hương lưỡi liềm mảnh trăng ôm đồi xanh. Hồ Xuân Hương là cách bố trí chính của trung tâm thành phố, địa điểm tập kết của các tòa nhà khách sạn, công cộng. Khoảng trống được tạo ra bởi các hồ tuyệt đẹp nhìn rõ ràng đến các ngọn đồi và cây thông. Con đường ven hồ với cuộn dây phần ẩn dưới cây, tạo nên khung cảnh thư giãn và làm cho mọi người như một cái hồ lớn. Là cả hai danh lam thắng cảnh với vẻ đẹp duyên dáng đáng yêu, hồ cũng có không khí kiểm soát khí hậu luôn giữ mát mẻ, trong lành buổi chiều mùa hè.Như một điểm đến cho cư dân thành phố hoặc hút du khách tìm khóa tu thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên, để cảm nhận được bầu không khí yên bình …Công trình kiến trúc nổi bật gắn liền với Hồ Xuân Hương là Thủy Tạ. Thời Pháp thuộc có tên là La Grenouillere. Nếu đã ghé thăm Hồ Xuân Hương, ít có ai bỏ qua Thuỷ Tạ. Du khách tìm đến đây chỉ để hứng gió, thưởng thức một chút trà hay cà phê nóng ấm, và cảm nhận những điều thi vị và thanh đạm của một thành phố tựa tựa vùng trời Châu Âu xa xôi tận trời Tây hay chụp vài tấm ảnh lưu niệm với kiến trúc có hình thức rất khác biệt không nơi nào tương tự. Một căn nhà màu trắng với lan can rộng nổi bật trên mặt hồ. Nhìn xa thấp thoáng như dáng một chiếc du thuyền sang trọng.

Từ trước đến nay, Thuỷ Tạ vẫn là một café bar nhỏ, xinh xắn. Ngay cả màu trắng của kiến trúc cũng vẫn luôn được giữ không thay đổi. Cùng với cảnh đẹp như tranh Hồ Xuân Hương trong sự lặng yên của phố núi, Thủy Tạ đã đi vào lòng du khách như một nét chấm phá giản dị nhưng cực kì ấn tượng và đặc biệt.Đẹp lộng lẫy và dịu dàng – “ Viên ngọc bích “ Hồ Xuân Hương còn còn được ví như là trái tim của thành phố Đà Lạt. kiệt tác được tạo ra bởi sự pha trộn của những món quà tự nhiên cộng hưởng với những lao động sáng tạo của con người. Những hàng thông reo, hàng liễu rũ đua nhau nghiêng mình soi bóng bên mặt hồ tạo cảm giác thật nhẹ nhàng, thư thái. Dọc theo bờ có những cây tùng tỏa bóng xuống ven mặt hồ giúp tô điểm thêm nét quyến rũ của cảnh đẹp hồ Xuân Hương và làm đắm say lòng người lữ khách mỗi khi du lịch Đà Lạt. Mặt hồ bao giờ cũng phẳng lặng như tấm kính pha lê, soi bóng những hàng thông reo hát suốt ngày đêm. Dù bề mặt nước gợn mây in bóng hoặc bùn nặng mang mùa mưa; thành phố lúc hoàng hôn in bóng lấp lánh, mùa xuân nở thời gian anh đào hoa mai màu hồng tươi sáng hoặc màu tím hoa phượng tên xuống; sương mù buổi sáng sớm trên các điều kiện hồ băng, mặt trời buổi chiều vào một thành phố ánh sáng thảm màu vàng, những ngày mưa … bao quanh hồ nước cảnh quan và thay đổi mỗi mùa nhưng vẫn vẻ đẹp vĩnh cửu khuấy động trái tim. Hồ Xuân Hương là dấu ấn tạo nhân vật và sự hấp dẫn của Đà Lạt.

Vào những ngày cuối năm, khi những cơn mưa đã thưa dần không bất chợt đến, trả lại cho hồ vẻ êm đềm thường có. Cảnh vật lúc bấy giờ như một bức tranh thủy mặc hữu tình, mặt hồ trong veo như một chiếc gương khổng lồ, gió nhè nhẹ thổi làm mặt hồ gợn sóng lăn tăn, hai bên bờ hoa anh đào nở rộ, cả hồ như được khoác lên mình một chiếc áo đào thắm nồng nàn nữ tính và diễm lệ vô cùng, khiến cho những ai bất chợt đi qua cũng phải bần thần ngắm nhìn. Và cứ mỗi độ Xuân về, bên hồ lại thấp thoáng những nhánh Mai anh đào nở, trong ánh nắng dịu dàng, thêm một chút se se lạnh ta sẽ thấy những cánh hoa Mai anh đào thêm thắm hơn, thêm yêu kiều hơn. Nhưng bao giờ cũng vậy, có lẽ nét riêng của Hồ Xuân Hương chính là sự tĩnh lặng, yên bình. Dù là người Đà Lạt hay du khách ở xa, họ tìm đến Hồ Xuân Hương cũng chỉ là vậy, Chiều tàn hay đêm đến, du khách có thể tản bộ hay lọc cọc xe ngựa quanh hồ để lâng lâng cùng chút se se lạnh cao nguyên hoặc ngồi nhâm nhi ly rượu, tách cà phê ở các nhà hàng Thủy Tạ, Thanh Thủy ven hồ và thả hồn lăn tăn cùng mặt nước Xuân Hương. Ngoài ra du khách còn có thể đạp pedalo, đi xuồng máy hay chèo thuyền cao su trên hồ. Đây cũng là nơi thơ mộng, cuốn hút khách ngàn du, cũng là nơi hò hẹn của những đôi bạn tâm tình.

Được công nhận thắng cảnh quốc gia vào năm 1988, Hồ Xuân Hương trải qua gần một thế kỉ vẫn hiện hữu xinh đẹp và quyến rũ như thiếu nữ đang tuổi thanh xuân, được ngợi ca là viên ngọc giữa thành phố Hoa, tạo nên sức hút và thương hiệu cho du lịch Đà Lạt. Khi công trình Quảng trường Lâm Viên và các dự án hạ tầng, mội trường xung quanh hoàn thiện, Hồ Xuân Hương sẽ trở thành trung tâm các hoạt động văn hóa, giải trí dành cho người dân và du khách, giá trị của hồ sẽ được nhân lên gấp bội, viên ngọc quý sẽ lấp lánh hơn, sẽ mãi mãi là báu vật của xứ Hoa Đào.

Theo dòng thời gian Hồ Xuân Hương Đà Lạt vẫn là điểm đến quan trọng không thể thiếu được của du khách. Không chỉ là trái tim của thành phố, Hồ Xuân Hương Đà Lạt còn là nơi khơi gợi và nuôi dưỡng những cảm xúc tuyệt vời không dễ xóa nhòa hay thay đổi trong lòng khách lãng du bốn phương, khi đặt chân đến nơi xứ sở ngàn hoa này.

……………………………………………….

TaiLieuViet đã chia sẻ trên đây một số bài văn mẫu Thuyết minh về hồ Xuân Hương. Đây là tài liệu hay giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo, từ đó có nhiều ý tưởng cho bài văn của mình. Chúc các bạn học tốt.

Trên đây TaiLieuViet đã tổng hợp các bài văn mẫu Thuyết minh về hồ Xuân Hương cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà TaiLieuViet đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.