Ngữ văn lớp 9: Thuyết minh cây cao su được TaiLieuViet sưu tầm chọn lọc giúp các bạn học sinh biết cách làm bài văn thuyết minh nói chung và văn thuyết minh cây cao su nói riêng, rèn luyện kỹ năng viết văn, vận dụng cho từng bài viết. Hi vọng, những bài văn mẫu này sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô cùng các bạn học sinh.

Dàn ý Thuyết minh về cây cao su

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào hình ảnh cây cao su.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Cây cao su gần như có mặt trên khắp cả nước, từ Bắc vào Nam, tập chung mạnh ở Tây Nguyên, Lai Châu, Bình Phước, khu vực Đông Nam Bộ.

Cây cao su thường sống và phát triển tốt ở các vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ thấp và mưa nhiều.

Cao su là loài cây có giá trị kinh tế cao đối với con người và có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau.

b. Thuyết minh chi tiết

Mỗi cây cao su cao chừng 20 – 30 m. Thân cây rộng với đường kính khoảng 20 -25cm. Lớp vỏ của thân cây nhẵn, mang màu nâu sẫm.

Lá cây cao su là lá kép có màu xanh đậm, mỗi năm lá rụng một lần.

Hoa cây cao su là hoa đơn và thụ phấn chéo.

Quả cao su hình bầu dục hoặc hình cầu, màu xanh, một quả chứa rất nhiều dầu có thể dùng để pha sơn trong kỹ nghệ.

Thường cây cao su được 4 đến 5 năm tuổi, người ta bắt đầu thu hoạch mủ cao su. Thời gian thu hoạch chỉ trong 9 tháng.

Người ta thu hoạch mủ bằng cách rạch các đường trên thân cây cao su từ trái sang phải, độ sâu phù hợp để nhựa chảy vào xô. Thời gian để thu nhựa mủ vào trước 7 giờ sáng là thích hợp nhất.

c. Vai trò, ý nghĩa của cây cao su đối với cuộc sống

Mủ cao su được chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như lốp xe, dây cao su,…

Hạt cây thì ép để chế tạo thành xà bông. Nhân hạt qua xử lí sẽ chở thành nguồn thức ăn cho cá.

Cây đến giai đoạn ngừng cho mủ thì sẽ cung cấp gỗ, tạo thành nhưng sản phẩm mỹ nghệ tuyệt đẹp.

Cây cao su mang đến cho người lao động công ăn việc làm, kinh tế ổn định.

3. Kết bài

Khái quát lại vai trò, ý nghĩa của cây cao su đồng thời nêu cảm nhận của bản thân về hình ảnh cây cao su.

Thuyết minh về cây cao su mẫu 1

Trong cuộc sống hàng ngày, con người sử dụng rất nhiều các đồ dùng được tạo ra từ cây cao su như lốp xe chúng ta đi hàng ngày, quả bóng mà bọn trẻ hay chơi đùa. Cây cao su có ích như vậy, liệu chúng ta đã hiểu rõ về nó hay chưa?

Cây cao su thuộc họ Đại kích, được chia làm hai loại: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. Nó được bắt nguồn từ lưu vực sông Amazon. Trải qua nhiều thập kỉ nó được du nhập về Việt Nam ta. Cây gắn bó với người dân không chỉ trong thời chiến được trồng ở Đồng Nai, các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ mà trong thời bình nhờ sự nỗ lực bảo vệ loài cây này. Cây cao su gần như có mặt trên khắp cả nước, từ Bắc vào Nam, tập chung mạnh ở Tây Nguyên, Lai Châu, Bình Phước, khu vực Đông Nam Bộ.

Do xuất thân ở lưu vực sông cho nên cây phát triển ở những vùng có khí hậu tốt, nhiệt đới ẩm, nhiệt độ từ 25–30 độ C. Hơn nữa cây cao su còn tiết kiệm một phần sức lao động cho người dân bởi cây hấp thụ lượng nước tự nhiên do mưa hàng năm trung bình từ 1500–2000mm chứ không nhờ đén sự tưới tiêu của người dân.

Cây phát triển mạnh thành từng rừng cao su, vựa cao su. Mỗi cây cao chừng 20–30 m. Thân cây rộng với đường kính khoảng 20-25cm. Lớp vỏ cúa thân cây không sần sùi nhiều như vỏ cây bàng, mà nó nhẵn, mang màu nâu sẫm. Để cho cây phát triển, vươn cao đón lấy chất dinh dưỡng thì rê cây cắm sâu vào lòng đất, khoảng chừng 1m đến 2m. Lá cây cao su là lá kép, mọc thành từng tầng. Còn về quả cao su, quả này thuộc loại quả nang có hình tròn hơi dẹp.

Trồng cây cao su, ưu tiên hàng đầu của các chủ vựa cao su đó là để lấy mủ. Dựa vào các đặc tính của cây thì nó chỉ cho nhựa trong 9 tháng đầu, còn 3 tháng còn lại không cho. Vậy nên người dân tận dụng hết khả năng đế sao cho thu hoạch được nhiều mủ đem lại cuộc sống kinh tế ấm no. Thường khi lấy mủ cao su, người dân thường đi vào lúc rạng sáng bởi lúc này độ ẩm thích hợp cho cây ra nhựa. Quy trình lấy mủ tưởng đơn giản nhưng không nó đòi hỏi bàn tay khéo léo, sự cần mân chăm chỉ tháo vát. Ban đầu họ rạch một lớp ở thân cây với độ cao dựa vào độ tuổi của cây, thành vòng cung hình chữ S. Dùng dây buộc chén dưới chỗ nhựa chảy để hứng lấy mủ.

Với tất cả những đặc tính cũng như vai trò ứng dụng mà cây cao su mang lại. Mỗi chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của cây từ đó ngăn chặn việc chặt cây khai hoang, chung tay bảo vệ những vựa cao su, rừng cao su để cuộc sống ngày thêm ý nghĩa.

Thuyết minh về cây cao su mẫu 2

Từ xa xưa, thiên nhiên đã gắn bó mật thiết với người dân Việt Nam trong cuộc sống cũng như trong lao động. Thiên nhiên đã ban phát cho chúng ta những loại cây mang lại lợi ích to lớn, trong đó có cây cao su- loại cây mang lại lợi nhuận cao.

Cây cao su là một trong những loại cây quen thuộc, chúng xuất hiện và mọc thành rừng ở khu vực rừng mưa Amazon. Chính vì vậy, nó có những đặc điểm riêng biệt để thích nghi với môi trường.

Cây cao su là cây thân gỗ thuộc họ Đại kích, cao thẳng, chiều cao của nó trung bình từ 15 mét đến 30 mét, đường kính thân cây khoảng 50 cm. Cây có rễ cọc cắm sâu vào lòng đất và có nhiều dễ nhánh để hút chất dinh dưỡng. Lá cây cao su là lá kép có màu xanh đậm, mỗi năm lá rụng một lần. Có hoa nhưng không mọc thành chùm mà là hoa đơn và thụ phấn chéo. Quả cao su hình bầu dục hoặc hình cầu, màu xanh, một quả chứa rất nhiều dầu có thể dùng để pha sơn trong kỹ nghệ. Cây cao su thường sống và phát triển tốt ở các vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ thấp và mưa nhiều, nhưng khi úng nước và có gió, cây dễ dàng chết hoặc bị gãy đổ. Ngoài ra cây cao su là một loaị cây khá độc có thể là ô nhiễm nguồn nước ở khu vực xung quanh và sức khỏe của những người trồng cao su cũng bị ảnh hưởng.

Cây cao su được trồng ở những cánh rừng ít gió. Thường cây cao su được 4 đến 5 năm tuổi, người ta bắt đầu thu hoạch mủ cao su. Thời gian thu hoạch chỉ trong 9 tháng, trong 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây đang rụng lá, nếu thu hoạch sẽ làm cây chết. Người ta thu hoạch mủ hay còn gọi là những cao su bằng cách rạch các đường trên thân cây cao su. Các vết rạch vuông góc với mạch nhựa, rạch từ trái sang phải, độ sâu phù hợp để nhựa chảy vào xô sao cho không cạo phải tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái tạo và gây tổn hải cho sự phát triển của cây. Thời gian để thu nhựa mủ vào trước 7 giờ sáng là thích hợp nhất. Thèo người công nhân trên những đồi cao su thì những cây càng già càng cho ra nhiều nhựa và chất lượng nhựa cũng rất tốt.

Cây cao su là một trong loại cây công nghiệp lâu năm rất quen thuộc và phổ biến ở Việt Nam, nhất là các khu vực như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, trung tâm phía Bắc, duyên hải miền Trung… Người ta trồng cao su nhằm mục đích lấy nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên, lốp cao su,..Bên cạnh đó, gỗ cao su cũng được sử dụng trong mỹ nghệ vì gỗ của nó có màu sắc đẹp, độ co ít, nó được đánh giá là loại gỗ thân thiện với môi trường vì người ta chỉ thu thập gỗ cao su sau khi hết thời kì lấy nhựa mủ. Lượng dầu trong quả cao su có thể làm nguyên liệu để chiết xuất ra sơn trong mỹ nghệ. Cây cao su được công nhận là cây công nghiệp thu lại lợi nhuận kinh tế rất cao, cải thiện nâng cao đời sống con người, phát triển kinh tế quốc dân, bảo đảm an ninh quốc phòng….

Như vậy, cây cao su là một trong những cây quan trọng trong lao động sản xuất và phát triển kinh tế của Việt Nam. Chúng ta cần chung tay bảo vệ những rừng cao su xanh tươi.

Thuyết minh về cây cao su mẫu 3

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang từng bước tiến lên trở thành một nước công nghiệp. Cây cao su là một trong những nhiều loại cây công nghiệp chính và quan trọng trong nền công nghiệp nước ta hiện nay.

Cây cao su còn nguồn gốc từ khu vực Amazon. Chính vì có nguồn gốc xuất phát từ khu vực này nên có điều kiện thích nghi với môi trường rừng nhiệt đới ẩm. Cao su có thể thích nghi với nhiệt độ thấp và khu vục có lượng mưa nhiều. Cây cao su thuộc họ thân dầu. Năm 1877, cây cao su lần đầu tiên được đưa tới Việt Nam.

Cao su là loại cây thân gỗ. Thân cây thẳng thẳng, hình dáng đặc biệt ấy ít có loại cây nào có được, thân cây là thân gỗ và cao khoảng 15-20 cm bao bọc bên ngoài thân cây là lớp vỏ nhẵn mầu nâu nhạt. Cao su có lá mầu xanh sẫm, lá cây cao su là loại lá kép. Trong mỗi một năm sẽ có một thời gian cây rụng lá khoảng thời gian này thường rơi vào mùa khô trong năm. Cao su là loại cây rễ cọc. Rễ cây to đâm sâu vào lòng đất giúp cây có thể đứng thẳng, vững và vừa có tác dụng hút những chất dinh dưỡng và nước ở sâu trong lòng đất nuôi cây giúp cây có đầy đủ chất dinh dưỡng để tạo gia những giọt mủ quý giả. Sau giai đoạn thay lá hằng năm sẽ là thời gian cây ra hoa. Hoa cao su là hoa đơn tính, hoa có hình chum và mọc ở mỗi đầu cành. Từ những bông hoa cao su ấy nó sẽ được thụ phấn và dần dần hình thành quả, quả cao su có hình dáng rất đặc biệt, quả có ba ngăn, mỗi ngăn có một hạt. Qủa cao su hình bông hoa ba cánh, quả cao su hơi dẹt, vỏ ngoài có mầu xanh. Trong mỗi quả cao su ứng với ba nhánh của quả sẽ là ba hạt. Hạt cao su mầu nâu dẹt, thon, tương đương với hình dáng bên ngoài của quả. Hạt cao su chứa rất nhiều dầu bên trong nên thời gian bảo quản cũng bị rút ngắn bởi đặc tính này của cây. Trong một năm chỉ có chín tháng là ta có thể thu hoạch được cao su, còn ba tháng còn lại là khoảng thời gian cây rụng lá, không thể thu hoạch được trong khoảng thời gian này, bởi trong thời gian này mủ cao su thu được không có chất lượng cao. Cây cao su có tốc độ sinh trưởng khá nhanh. Cây cao su sinh trưởng bằng hạt cao su. Hạt cao su sau khi được chăm sóc và ươm trồng lên mầm sẽ được đem đi trồng theo hàng theo lối để đễ thu hoạch.

Ở Việt Nam cây cao su thường phân bố ở vùng Tây Nguyên, trung tâm phía bắc, cây cao su rất dễ trồng và chăm sóc, sau năm năm khi cây lớn, ta có thể bắt đầu khai thác mủ ở cây cao su, ta phải cẩn thận trong quá trình rạch thân cây nếu rạch sâu quá cây sẽ bị tổn thương ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây. Cao su là loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao trong cuộc sống. Mủ cao su là nguyên liệu chủ lực trong việc sản suất cao su tự nhiên. Cao su ấy được dùng để sản xuất ra những vật dụng quanh ta như găng tay, giầy dép đồ chơi, lốp xe. Chính vì những lợi ích trong đời sống của cây cao su mà loại cây này đã đem lại lợi ích kinh tế cho từng hộ gia đình, nâng cao đời sống con người, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó cây cao su còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi chọc, giữ cho đất đai không bị sói mòn.

Cây cao su là một loại cây quý giá, nó mang lại lợi ích kinh tế cao. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần có ý thức bảo vệ loại cây trồng này để chúng ta thoát khỏi nan lâm tặc hiện nay.

——————————–

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu tới các em Thuyết minh cây cao su. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Đề thi vào lớp 10 môn Toán, Đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh, Đề thi vào lớp 10 môn Vật lý mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.