Hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy nhiên vẫn có ý định truyền báo đến người nghe. Lý thuyết Ngữ văn 12: Thực hành về hàm ý sẽ giúp các em củng cố kiến thức và thực hành xác định hàm ý thông qua việc làm bài tập. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn 12 hơn.

1. Kiến thức cơ bản về hàm ý

Hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy nhiên vẫn có ý định truyền báo đến người nghe. Người nghe dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói..

VD: Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:

– Mất mấy con bò?

A Phủ trả lời tự nhiên:

– Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.

Suy ra: Cách trả lời cố tình vi phạm phương châm về lượng của A Phủ, với hàm ý “lấy công chuộc tội”

2. Bài tập củng cố bài Thực hành về hàm ý

Bài 1: Hãy cho biết cách nói có hàm ý được sử dụng trong những ngữ cảnh cần thiết mang lại tác dụng gì với những hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

Bài 2: Phân tích hàm ý trong những ngữ liệu sau:

a,

Khi nào chạch đẻ ngọn đa

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

b,

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật

Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?

c,

– Trời ơi, chỉ còn năm phút!

Chính anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đất nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

Bài 3: Đọc lại bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh cho biết lớp nghĩa tường minh và lớp nghĩa hàm ý? Hàm ý mang lại tác dụng và hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Bài 1:

Hàm ý được sử dụng trong những ngữ cảnh cần thiết sẽ thể hiện sự tế nhị, khéo léo, tính lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ, giữ được thể diện giữa các nhân vật giao tiếp, tạo ra được lời nói hàm súc, nói được nhiều hơn những điều mà từ ngữ thể hiện; người nói không phải chịu trách nhiệm về hàm ý, vì hàm ý do người nghe suy ra.

Bài 2:

a, Câu ca dao đưa ra giả thuyết: trạch (loài cá sống dưới nước) đẻ trên ngọn đa, sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

– Hàm ý: được hiểu là lời từ hôn tế nhị, thông minh của cô gái khi từ chối lời cầu hôn của cô gái.

b, Hàm ý: Sự chán ngán thực tại, đau đớn, xót xa trước ngày tháng huy hoàng đã qua. Nỗi buồn, nỗi uất hận của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt.

c, Hàm ý: chàng trai tỏ ra tiếc nuối khi thông báo đã sắp tới giờ mọi người chia tay.

Bài 3:

Các kiến thức bài Hàm ý trong chương trình Ngữ văn 12 sẽ giúp các em hiểu thế nào là hàm ý và biết cách nhận biết hàm ý trong từng ngữ cảnh. Cùng TaiLieuViet.vn tham khảo nội dung bài học nhé!

Ngoài tài liệu: Thực hành về hàm ý, để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 2 lớp 12, Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, Soạn bài lớp 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.