TaiLieuViet xin giới thiệu bài Thiết kế và công nghệ 10 bài 7: Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ – KNTT được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lại nhằm giúp các bạn học sinh tham khảo để chuẩn bị tốt cho bài học môn Công nghệ 10 sách KNTT mới nhất. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Thiết kế và công nghệ 10 bài 7

Câu hỏi tr 39

Mở đầu

Hãy quan sát và cho biết những người làm trong hình 7.1 làm nghề gì và thuộc lĩnh vực nào. Suy nghĩ về bản thân và cho biết em sẽ chọn ngành nghề nào. Hãy giải thích về sự lựa chọn đó?

Thiết kế và công nghệ 10

Phương pháp giải:

Quan sát, liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

– Hình 7.1 mô tả nghề sửa chữa, lắp ráp ô tô, thuộc ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.

– Suy nghĩ của bản thân và cho biết em sẽ chọn ngành nghề nào? (học sinh tự chia sẻ)

Gợi ý: Em sẽ chọn ngành điện – điện tử. Lý do:

– Em là học sinh yêu thích ngành liên quan đến sự logic tỉ mỉ

– Em có người thân làm trong ngành đó

– Em có thể học đại học hoặc tự học để sau được làm nghề

Câu hỏi tr 40

Khám phá

Kể tên một số ngành cơ khí mà em biết?

Phương pháp giải:

Quan sát, liên hệ thực tiễn

Lời giải chi tiết:

– Kĩ sư cơ khí chế tạo máy

– Kĩ sư ô tô, cơ khí động học

– Lập trình viên và vận hành máy cắt CNC

– Kĩ sư điện lực

– Kĩ sư lắp ráp và thử nghiệm máy,…

Luyện tập

Tóm tắt các thông tin về yêu cầu của các ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí. Hãy đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân với yêu cầu đó trên các phương diện năng lực, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp

Phương pháp giải:

Quan sát, tra cứu và liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

– Điều kiện yêu cầu để làm trong ngành cơ khí là

+ Có sức khỏe tốt

+ Biết sử dụng các công cụ, thiết bị hỗ trợ chuyên môn

+ Hiểu được giá trị nghề nghiệp

+ Tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động

+ Có tính kiên trì, nhẫn nại, yêu thích công việc và đam mê máy móc,…

– Đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân với yêu cầu đó trên các phương diện năng lực, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp ( học sinh tự đánh giá)

Khám phá

Kể tên một số nghề nghiệp thuộc ngành điện, điện tử và viễn thông mà em biết

Phương pháp giải:

Quan sát, tra cứu và liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

Một số ngành nghề thuộc ngành điện, điện tử và viễn thông là

– Kĩ sư lắp điện dân dụng và công nghiệp

– Kĩ sư lắp mạng

– Kĩ sư vận hành hệ thống điện

– Kĩ sư lắp bảo trì các hệ thống điện….

Câu hỏi tr 41

Luyện tập

Tóm tắt các thông tin về yêu cầu của các ngành nghề thuộc lĩnh vực điện, điện tử và viễn thông. Hãy đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân với yêu cầu đó trên các phương diện năng lực, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp.

Phương pháp giải:

Tra cứu, liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

– Điều kiện yêu cầu của các ngành nghề thuộc lĩnh vực điện, điện tử và viễn thông

+ Có sức khỏe tốt, tinh thân yêu nghề

+ Có hiểu biết về các thiết bị điện – điện tử

+ Biết thiết kế và tối ưu các thiết bị điện, điện tử

+ Có khả năng sáng tạo, tự học và nâng cao trình độ bản thân

+ Có khả năng giải quyết các vấn đề chuyên môn

+ Tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động,…

– Đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân với yêu cầu đó trên các phương diện năng lực, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp (học sinh tự đánh giá)

Kết nối năng lực

Tìm hiểu các thông tin về thị trường lao động của những nghề nghiệp em quan tâm trên trang web của Tổng cục Thống kê, của các bộ, ngành liên quan, của tổ chức Lao động Quốc tế, của các tổ chức giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam.

Phương pháp giải:

Tra cứu

Lời giải chi tiết:

Gợi ý

– Tìm hiểu được triển vọng của nghề trong tương lai

– Tìm hiểu được chính sách của Đảng và nhà nước đối với nghề

– Tìm hiểu được các chính sách đầu tư của nước ngoài đầu tư vào ngành

– Tìm hiểu được cơ hội việc làm sau khi được đào tạo xong

Câu hỏi tr 42

Vận dụng

Em hãy khái quát ngành nghề kĩ thuật, công nghệ mà em yêu thích?

Phương pháp giải:

Quan sát, tra cứu, liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

Gợi ý

VD công việc em yêu thích là ngành công nghệ thông tin

– Công việc: lập trình và sửa chữa máy tính và các thiết bị điện điện tử

– Triển vọng: phù hợp với xu thế hiện đại ngày nay. Có tốc độ phát triển và được đầu tư nhiều

– Thị trường lao động: doanh nghiệp, nhà nước…

– Lĩnh vực liên quan: có mặt hầu hết trong cuộc sống và dịch vụ tiện ích ngày nay

– Môi trường làm việc: cạnh tranh cao, nguy cơ tụt hậu và đào thài lớn,…

– Yêu cầu: Sức khỏe tốt, có năng lực tự học và nâng cao trình độ và cập nhật thông tin nhanh và chính xác,…

————————————-

Trên đây TaiLieuViet gửi tới bạn đọc bài viết Thiết kế và công nghệ 10 bài 7: Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ – KNTT. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Công nghệ 10 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Ngữ văn 10 KNTT, Toán 10 KNTT…