Bài viết số 6 văn mẫu Ngữ văn lớp 9 đề 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” (“Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng) là tài liệu tham khảo môn Văn mà TaiLieuViet muốn gửi tới các bạn học sinh lớp 9 gồm 3 bài tham khảo giúp các bạn làm bài viết số 6 tập làm văn lớp 9 được nhiều ý tưởng mới và hay.
Tham khảo: Mở bài Trong lòng mẹ
Mục Lục
ToggleI. Dàn ý phân tích tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ
Dàn ý phân tích tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyên Hồng, Tập truyện Những ngày thơ ấu và đoạn trích Trong lòng mẹ.
2. Thân bài
a. Cuộc đối thoại của Hồng và bà cô
– Nhân vật bà cô
Tìm mọi cách để nói xấu mẹ em, gieo rắc vào đầu em những suy nghĩ xấu xa, tiêu cực để em ruồng rẫy, ghét bỏ mẹ.
Bịa đặt ra hoàn cảnh sống của mẹ em ở nơi xa và bịa đặt chuyện mẹ em có em bé để khiến em đau lòng.
Khi thấy Hồng cúi đầu, buồn bã và chực khóc thì tìm cách hạ giọng và tiếp tục nhồi nhét những ý nghĩ cay độc.
→ Là một con người xấu xa, ác độc ngay với cả đứa cháu ruột của mình.
– Nhân vật bé Hồng
Sống khổ cực, xa mẹ và em, chịu đựng sự cay nghiệt của bà cô.
Khi bà cô xoáy sâu vào nỗ đau, sự thiếu thốn tình mẫu tử: em im lặng không nói gì.
Khi bà cô nhồi nhét vào đầu em những suy nghĩ xấu xa rằng mẹ đã ruồng rẫy em và có con ở Thanh Hóa: trong lòng em căm phẫn những lời nói đó, luôn một mực giữ lòng tin yêu ở mẹ mình.
Sự tức giận lên đến tột cùng, em căm hơn những hủ tục lạc hậu và miệng đời cay nghiệt đã đày đọa mẹ mình, em ước nó như hòn đá, cục thủy tinh, mẩu gỗ để cắn, nhai, nghiến đến kì nát thì thôi → Tình yêu thương mẹ vô bờ bến, khao khát muốn bảo vệ mẹ trước mọi điều xấu xa.
b. Cuộc gặp gỡ của Hồng và mẹ
Trong lòng em luôn khao khát mẹ về và được gặp mẹ, khi thấy người ngồi trong xe kéo giống mẹ đã gọi và chạy theo → mẹ luôn hiện hữu trong lòng em.
Cảm giác xấu hổ với đám bạn nếu đó không phải mẹ mình nhưng trên hết là sự tủi thân vì luôn mong ngóng mẹ.
Khi biết người ngồi trên xe là mẹ mình: chạy đến, òa khóc nức nở, vỡ òa cảm xúc.
Thu mình trong lòng mẹ để cảm nhận tình yêu thương, hơi ấm. Em nhận ra mẹ không tiều tụy như lời người cô kể mà vẫn tươi đẹp như thuở sung túc.
Lời người cô văng vẳng bên tai nhưng nhanh chóng tan biến chỉ còn lại tình yêu thương và cảm xúc hạnh phúc.
→ Tình mẫu tử thiêng liêng là động lực giúp Hồng vượt qua tất cả những nỗi đau.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.
Dàn ý suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” mẫu 2
* Mở bài
– Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, thường được ca ngợi trong thơ ca.
Cha mất, mẹ đi tha hương cầu thực ở xa
Sống cùng gia đình bên nội không có tình yêu thương
Hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp
– Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ
Luôn nghĩ tới mẹ, thương mẹ, dù cho những lời nói độc địa của người bà cô họ nội luôn muốn chia rẽ tình mẹ con
Đau đớn, không tin những lời người bà cô nói xấu về mẹ
Nỗi khao khát của người con muốn được mẹ yêu thương, gần gũi
Là người con hiểu cho hoàn cảnh của mẹ, luôn thương mẹ và muốn mẹ được hạnh phúc
– Suy nghĩ về tình mẫu tử trong trích đoạn Trong lòng mẹ
Tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý, sâu nặng
Không ai, không thế lực nào có thể ngăn cản được tình cảm thiêng liêng ấy.
* Kết bài
Văn học có vô vàn tác phẩm nói về tình mẫu tử vô cùng đáng quý, thiêng liêng chứ không chỉ tác phẩm Trong lòng mẹ, đây là một trong những tình cảm vốn có mà ai cũng cần phải duy trì và trân trọng nó!
Tham khảo thêm: Lập dàn ý “Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ”
II. Văn mẫu phân tích tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ
Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ mẫu 1
Nói đến tác giả Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Tập hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn – cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hòa chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ”.
Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ – cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình mẹ giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ.
Và thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thỏa lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.
Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ mẫu 2
Cho đến tận bây giờ, mỗi khi ta đọc trích đoạn Trong lòng mẹ, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: Tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn – cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: Người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu.
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: Lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ. Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hòa chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ”.
Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm. Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ – cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình mẹ giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ.
Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.
Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ mẫu 3
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn – cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hòa chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ”.
Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ – cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình mẹ giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thỏa lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.
Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ mẫu 4
Mỗi người đều có cho mình những tình cảm thiêng liêng, và với riêng tôi, có lẽ không gì bằng tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Đó là tình cảm chảy suốt cuộc đời trong lòng mỗi người, nó dẫn dắt và làm điểm tựa cho ta, cho ta tình yêu và động lực để vững vàng bước tiếp. Nhưng đâu phải ai cũng may mắn được hưởng tình cảm thiêng liêng ấy, cũng có một cậu bé Hồng “trong lòng mẹ” đó thôi. Nguyên Hồng với trích đoạn ấy đã khiến ta phải bồi hồi xúc động, suy ngẫm về tình mẫu tử.
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao quý giữa người mẹ và đứa con. Trong tiếng anh, từ đẹp nhất người ta cũng cho rằng đó là từ “mother” (mẹ). vậy đấy, chẳng phân biệt đông tây kim cổ thời đại nào, tình cảm ấy cũng luôn được đề cao, tôn trọng và dành một vị trí riêng trong lòng mỗi người. Nhưng chẳng phải ai trên thế gian này cũng may mắn được nhận suối nguồn yêu thương vô gia ấy. dẫu biết rằng tình mẹ bao la, dẫu biết rằng đó là tài sản, là đại dương quý giá mà không bao giờ con người ta có thể cân đong đo đếm cho được. Nhưng vì nó càng quý giá, nên khi đã không được nhận tình cảm ấy thì quả là một bất hạnh. Ta từng gặp một cậu bé Hồng như thế trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
Do bị đẩy vào một cuộc hôn nhân không tình yêu, người chồng mất sớm, điều kiện kinh tế khó khăn người mẹ cậu bé đã phải bỏ đi tha phương cầu thực. Thật tội nghiệp biết bao, chú bé Hồng phải ở nhà với người bà cô ác độc, xấu xa luôn tìm cách soi mói và chỉ trích mẹ cậu. Nhưng cậu bé không bao giờ vào hùa với bà ta, luôn giữ thái độ tôn trọng nhưng cũng luôn tìm cách bảo vệ mẹ trước những lời lẽ ác độc ấy. Cậu biết rằng chính những hủ tục lạc hậu đã đày đọa mẹ cậu, đã khiến cậu phải xa cách người mẹ đáng kính ấy. vậy nên, tình mẫu tử ở trong cậu bé mà ta có thể cảm nhận đó là lòng căm thù và khinh ghét những hủ tục đã đày đọa mẹ cậu, cậu ước gì nó là hòn đá hay mẩu thủy tinh để nghiền nát, để cắn, nhai cấu xé nó ra thành trăm mảnh.
Tình mẫu tử ấy còn là niềm khát khao mong mỏi được gặp lại người mẹ sau bao năm xa cách. Đến nỗi mà cậu cảm thấy, mình thèm khát tình cảm ấy như người bộ hành đi giữa sa mạc. Và nỗi tình cảm sung sướng, hạnh phúc dâng trào khi hôm đó, sau khi tan học cậu được gặp người mẹ bằng xương bằng thịt. cậu ngồi trên đùi mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, cảm giác hạnh phúc đến tột cùng khi được sống trong vòng tay yêu thương mà bấy lâu nay cậu vẫn luôn khao khát. Cảm giác mãn nguyện và thanh thản khi biết rằng mẹ cậu vẫn hồng hào, xinh tươi và trọn vẹn chứ không xanh xao như lời bà cô nguyền rủa. Như thế, tình mẫu tử còn là niềm hạnh phúc thiêng liêng vô bờ khi được sống trong vòng tay mẹ, khi được ngắm nhìn mẹ vẫn mạnh khỏe, vẫn phúc hậu như thuở ban đầu. Tình cảm ấy vừa chân thực, vừa cao quý, hồn nhiên mà rất đỗi thiêng liêng.
Như vậy, chỉ với một đoạn trích ngắn, ta có thể cảm nhận tình mẫu tử thiêng liêng của cậu bé Hồng và người mẹ tội nghiệp. Còn gì cao quý, thiêng liêng hơn nỗi xúc động nghẹn ngào ấy và người đọc dường như đã rớt nước mắt trên trang sách của Nguyên Hồng. Để qua đấy, nhà văn muốn nói với chúng ta rằng: ai hạnh phúc khi đang còn mẹ, được mẹ bảo bọc yêu thương hãy trân trọng và giữ gìn nó. Đó chính là hạnh phúc lớn lao mà cũng bình dị, gần gũi ngay đây.
Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ mẫu 5
Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: Tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích ”Trong lòng mẹ” là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn – cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: Người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu.
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: Lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ. Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hòa chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ”.
Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm. Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ – cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình mẹ giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ.
Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thỏa lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.
Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ mẫu 6
Trong mỗi chúng ta có lẽ “tình mẫu tử” vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích: Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được đền đáp, Hồng đã ở “trong lòng mẹ”.
Chú bé Hồng – nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá túng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội “chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác”. Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.
Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.
Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.
– Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mặt buồn rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười “rất kịch” của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.
Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.
Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hủ tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đày đọa, trói buộc mẹ em: “Giá như những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.
Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.
Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.
Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hồng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”.
Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lâu nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc.
Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.
Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.
Trong giây phút này, Hồng như sống trong “tình mẫu tử” hạnh phúc ấy – Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.
Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi – Hồng không nghĩ đến nó nữa…
Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.
Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người. Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!
Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ mẫu 7
Trên cuộc đời này, tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý nhất mà mỗi một người đều có. Là con cái, ai cũng yêu thương mẹ của mình và khát khao tình yêu thương từ mẹ cho dù là ở trong hoàn cảnh nào. Đó là lí Nguyên Hồng vẫn luôn yêu thương mẹ của mình dù ông từng bị bỏ rơi và ngày ngày nghe những lời không hay về mẹ để khi gặp lại mẹ, người đọc không khỏi cảm động trước tình cảm hai mẹ con.
Bé Hồng là một đứa trẻ đặc biệt, cha mất sớm, mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực, phải sống trong cảnh bị họ hàng ghét bỏ. Nhưng có lẽ những nỗi thiếu thốn về vật chất không thể so sánh được với tổn thương tinh thần mà Hồng phải chịu đựng. Bé Hồng bị họ hàng hắt hủi, có lẽ làm em buồn nhưng thiếu đi tình thương yêu che chở của mẹ có lẽ khiến cho em đau và thậm chí là xót xa tột cùng khi em phải nghe những lời không hay về mẹ. Trong thâm tâm của đứa con nhỏ, mẹ lúc nào cũng hiền từ, độ lượng, tốt đẹp và có lẽ tình mẫu tử trong em không cho phép em nghĩ xấu về mẹ của mình: “đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến….”. Chính vì vậy mà em không những không ghét bỏ mẹ mình vì những lời mà bà cô nói mà còn khéo léo, khôn ngoan ra sức để ngầm bảo vệ mẹ khỏi những lời công kích ác ý của bà cô.
Bé Hồng thương mẹ, khát khao tình mẹ, hình ảnh mẹ giống như lúc nào cũng thường trực trong tâm trí cậu tuy rằng đã lâu cậu không được gặp mẹ. Vì vậy, khi thoáng thấy bóng người giống mẹ, cậu đã không kìm được lòng mà chạy và gọi theo tuy trong lòng vẫn sợ đó không phải là mẹ và bản thân sẽ bị cười nhạo vì sự lầm lẫn này. Và tình cảnh lúc hai mẹ con gặp nhau thật khiến cho người đọc phải xa xót khôn nguôi. Cái hình ảnh mà mẹ Hồng đối với cậu “lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe” làm dậy lên cái tình mẫu tử từ tận sâu đáy lòng vẫn thường trực của cả hai mẹ con. Mà người mẹ ấy cũng chính vài gặp được con mà trở nên hồng hào hơn bao giờ hết. Bé Hồng “ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Có lẽ đây là hơ ấm mà bé Hồng đã khát khao từ rất lâu, là hơ mẹ mà bé Hồng tưởng chừng mất đi nay tìm lại được trong niềm vui sướng vô tận. Được mẹ ôm, được mẹ yêu thương rõ ràng là chuyện hết sức bình thường đối với bao đứa trẻ đồng trang lứa mà đối với bé Hồng, nó thiêng liêng, xa vời đến thế. Vì vậy khi đạt được ước nguyện, cậu thấy mình “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.”
Khi ở bên mẹ, hạnh phúc trong vòng tay ôm của mẹ, bé Hồng chỉ còn vẳng xa bên tai những lời bóng gió của bà cô và nó nhanh chóng chìm đi trong niềm hạnh phúc. Không thứ gì trên đời này có thể tách rời được mẹ con, không một hủ tục hay lời bịa đặt ác ý nào có thể phá vỡ tình mẫu tử và không lỗi lầm nào có thể khiến cho hai mẹ con xa nhau!
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã để lại ấn tượng cảm động về tình mẫu tử của hai mẹ con bé Hồng. Tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao quý, có thể vượt qua mọi sóng gió để mãi mãi vững bền.
Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ mẫu 8
“Tình mẫu tử” luôn là tình cảm thiêng liêng và sâu sắc nhất đối với cuộc sống của mỗi con người. “Tình mẫu tử” được ví như con sóng trên mặt nước, dữ dội và mãnh liệt nhưng vẫn vô cùng thiết tha. Ta bắt gặp tình cảm đó trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc tập hồi ký “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng. Người đọc không khỏi xúc động trước một chú bé Hồng luôn phải chịu đau đớn để giữ trọn vẹn tình yêu thương mẹ trong sự khinh miệt, soi mói của những người họ hàng. Để rồi, sau bao ngày tháng chờ đợi, Hồng đã được sống trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, che chở.
Mẹ Hồng, người phụ nữ đáng thương đã chôn vùi tuổi thanh xuân của mình trong cuộc hôn nhân không có tình yêu. Sau khi chồng chết vì nghiện ngập, mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội “chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác”. Trong đoạn trích, không đợi con trai viết thư và chắc cũng chẳng cần cô em chồng nhờ người nhắn gọi về, mẹ Hồng đã trở về vào đúng cái ngày “giỗ đầu của thầy tôi”, nghĩa là người phụ nữ ấy không quên trách nhiệm với con, với chồng, với gia đình nhà chồng. “Mẹ tôi về một mình đem rất nhiều quà bánh…
Xe chạy chầm chậm. Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi…Mẹ tôi vừa kéo tay tôi…xốc nách tôi lên xe…xoa đầu tôi… “Mợ đã về với các con rồi mà”. Tư thế ấy, những cử chỉ ấy và lời nói ấy mới đẹp đẽ làm sao. Đẹp hơn nữa là hình hài của mẹ, sự ân cần âu yếm mà mẹ dành cho con. Nhà văn đã dùng những lời đẹp nhất để miêu tả người mẹ: “Mẹ tôi không còi cõm xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má…”. Trên quãng đường ngắn, ngồi xe bên đứa con trai bé bỏng, côi cút, được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình, người mẹ đã trẻ lại, tươi đẹp như thuở nào. Và người mẹ ấy đã truyền cho đứa con bao nhiêu là niềm vui, hạnh phúc, thật êm dịu vô cùng. Rõ ràng, hình ảnh và tấm lòng người mẹ ấy hoàn toàn không như những lời xúc xiểm, những ý nghĩ cay độc, thành kiến của bà cô.
Bên cạnh nhân vật người mẹ mang nhiều nét đẹp, nhân vật chú bé Hồng hiện lên với biết bao suy nghĩ và cảm xúc, cũng thật là đẹp, đáng chia sẻ, đáng trân trọng. Khi nói chuyện với bà cô, bé Hồng chịu bao đau đớn, uất ức nhưng vẫn một lòng tin yêu mẹ. Nghe lời nói thứ nhất của người cô, lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh người mẹ ở nơi xa, cơ cực, vất vả. Từ cử chỉ “cúi đầu không đáp” đến lúc “cười và đáp lại”: “thế nào năm nay mợ cháu cũng về” là một phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú bé. Chú đã nhanh chóng nhận ra ý nghĩa cay độc của lời bà cô và cố gắng giữ vững tình yêu thương và lòng kính mến mẹ.
Nhưng vì tuổi thơ non nớt, nên đến lời nói thứ hai, thứ ba của bà cô, lòng chú bé “càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay”, rồi “nước mắt ròng ròng, rớt xuống hai bên mép, rồi chan hòa đầm đìa ở cằm, ở cổ”. Nỗi đau, sự day dứt lên đến đỉnh cao. Trong tâm hồn non nớt ấy diễn ra một mâu thuẫn: “Tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu”. Tình thương, niềm tin yêu và một chút ngờ vực đối với người mẹ như đang nổi bão, giằng xé trong lòng chú bé. Nhưng chú vẫn cố kìm nén để giữ vững tình yêu và niềm tin. Vì thế bé Hồng đã “cười dài trong tiếng khóc” hỏi lại bà cô về cái tin sét đánh kia. Nỗi uất ức và đau đớn như chuyển sang trạng thái chai lì, bướng bỉnh. Khi nghe bà cô tươi cười kể lể tình cảnh khốn khổ của mẹ mình thì “cổ họng tôi đã nghẹn ứ lại, khóc không ra tiếng”.
Và một ý nghĩ táo tợn, bất cần, đầy phẫn nộ đã trào sôi như cơn giông tố trong lòng chú bé: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Đến đây tình thương yêu mẹ đã xui khiến con người suy nghĩ sâu sắc, xúc cảm rộng hơn.. Nhờ tình thương và niềm tin ấy, đến khi gặp mẹ, bé Hồng đã nhận ra được niềm sung sướng, hạnh phúc lớn lao. Mới chỉ thoáng thấy bóng người mẹ, chú bé Hồng đã vội vã, bối rối, vừa chạy theo vừa gọi mẹ.
Được ngồi trên xe cùng mẹ, chú bé ‘òa lên khóc rồi cứ thế nức nở” khiến cho người mẹ cũng sụt sùi theo. Đây là âm thanh của biết bao nỗi niềm, tâm trạng hai mẹ con: tủi hận, tự hào, bàng hoàng, sung sướng… Cảm giác sung sướng của đứa con khi được ngồi bên mẹ, được ôm ấp trong lòng mẹ, cứ dâng lên từng giây, từng phút: “đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi,… hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Chỉ một đoạn văn ngắn mà nhà văn đã sử dụng dồn dập bao nhiêu động từ, tính từ, nhất là những danh từ cùng trường nghĩa: gương mặt, đôi mắt, nước da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, da thịt, khuôn miệng… miêu tả vô cùng sinh động niềm hạnh phúc lớn lao tưởng như tới đỉnh điểm của tình mẫu tử. Nhà văn đã dựng lại một bức tranh tràn ngập ánh sáng, đường nét rõ ràng, hài hòa.
Đó là một hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỉ niệm, ăm ắp tình yêu thương. Sống trong thế giới đó, chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác sung sướng, rạo rực, ru mình trong tình mẹ dịu êm, tự hào, hãnh diện được đền đáp bởi tấm lòng người con hiếu thảo thương và tin yêu mẹ đến cháy bỏng. Mọi điều xấu xa, sai lệch mà bà cô gieo vào tâm hồn thơ dại của Hồng bay biến đi đâu hết. Xung quanh, từ thế giới bên ngoài vào sâu trong tận cùng cõi tâm linh của chú bé và mẹ dường như chỉ là niềm hạnh phúc giản dị mà thiêng liêng.
Tình mẫu tử trong đoạn trích thật thiêng liêng, đẹp đẽ. Nó gợi nhắc chúng ta phải biết trân trọng, yêu thương và tin tưởng người đã mang nặng đẻ đau, người đã nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng ta trưởng thành.“Tình mẫu tử” luôn là tình cảm thiêng liêng và sâu sắc nhất đối với cuộc sống của mỗi con người. “Tình mẫu tử” được ví như con sóng trên mặt nước, dữ dội và mãnh liệt nhưng vẫn vô cùng thiết tha. Ta bắt gặp tình cảm đó trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc tập hồi ký “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng. Người đọc không khỏi xúc động trước một chú bé Hồng luôn phải chịu đau đớn để giữ trọn vẹn tình yêu thương mẹ trong sự khinh miệt, soi mói của những người họ hàng. Để rồi, sau bao ngày tháng chờ đợi, Hồng đã được sống trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, che chở.
Mẹ Hồng, người phụ nữ đáng thương đã chôn vùi tuổi thanh xuân của mình trong cuộc hôn nhân không có tình yêu. Sau khi chồng chết vì nghiện ngập, mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội “chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác”. Trong đoạn trích, không đợi con trai viết thư và chắc cũng chẳng cần cô em chồng nhờ người nhắn gọi về, mẹ Hồng đã trở về vào đúng cái ngày “giỗ đầu của thầy tôi”, nghĩa là người phụ nữ ấy không quên trách nhiệm với con, với chồng, với gia đình nhà chồng. “Mẹ tôi về một mình đem rất nhiều quà bánh…Xe chạy chầm chậm. Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi…Mẹ tôi vừa kéo tay tôi…xốc nách tôi lên xe…xoa đầu tôi… “Mợ đã về với các con rồi mà”. Tư thế ấy, những cử chỉ ấy và lời nói ấy mới đẹp đẽ làm sao.
Đẹp hơn nữa là hình hài của mẹ, sự ân cần âu yếm mà mẹ dành cho con. Nhà văn đã dùng những lời đẹp nhất để miêu tả người mẹ: “Mẹ tôi không còi cõm xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má…”. Trên quãng đường ngắn, ngồi xe bên đứa con trai bé bỏng, côi cút, được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình, người mẹ đã trẻ lại, tươi đẹp như thuở nào. Và người mẹ ấy đã truyền cho đứa con bao nhiêu là niềm vui, hạnh phúc, thật êm dịu vô cùng. Rõ ràng, hình ảnh và tấm lòng người mẹ ấy hoàn toàn không như những lời xúc xiểm, những ý nghĩ cay độc, thành kiến của bà cô.
Bên cạnh nhân vật người mẹ mang nhiều nét đẹp, nhân vật chú bé Hồng hiện lên với biết bao suy nghĩ và cảm xúc, cũng thật là đẹp, đáng chia sẻ, đáng trân trọng. Khi nói chuyện với bà cô, bé Hồng chịu bao đau đớn, uất ức nhưng vẫn một lòng tin yêu mẹ. Nghe lời nói thứ nhất của người cô, lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh người mẹ ở nơi xa, cơ cực, vất vả. Từ cử chỉ “cúi đầu không đáp” đến lúc “cười và đáp lại”: “thế nào năm nay mợ cháu cũng về” là một phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú bé. Chú đã nhanh chóng nhận ra ý nghĩa cay độc của lời bà cô và cố gắng giữ vững tình yêu thương và lòng kính mến mẹ. Nhưng vì tuổi thơ non nớt, nên đến lời nói thứ hai, thứ ba của bà cô, lòng chú bé “càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay”, rồi “nước mắt ròng ròng, rớt xuống hai bên mép, rồi chan hòa đầm đìa ở cằm, ở cổ”. Nỗi đau, sự day dứt lên đến đỉnh cao.
Trong tâm hồn non nớt ấy diễn ra một mâu thuẫn: “Tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu”. Tình thương, niềm tin yêu và một chút ngờ vực đối với người mẹ như đang nổi bão, giằng xé trong lòng chú bé. Nhưng chú vẫn cố kìm nén để giữ vững tình yêu và niềm tin. Vì thế bé Hồng đã “cười dài trong tiếng khóc” hỏi lại bà cô về cái tin sét đánh kia. Nỗi uất ức và đau đớn như chuyển sang trạng thái chai lì, bướng bỉnh. Khi nghe bà cô tươi cười kể lể tình cảnh khốn khổ của mẹ mình thì “cổ họng tôi đã nghẹn ứ lại, khóc không ra tiếng”. Và một ý nghĩ táo tợn, bất cần, đầy phẫn nộ đã trào sôi như cơn giông tố trong lòng chú bé: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
Đến đây tình thương yêu mẹ đã xui khiến con người suy nghĩ sâu sắc, xúc cảm rộng hơn.. Nhờ tình thương và niềm tin ấy, đến khi gặp mẹ, bé Hồng đã nhận ra được niềm sung sướng, hạnh phúc lớn lao. Mới chỉ thoáng thấy bóng người mẹ, chú bé Hồng đã vội vã, bối rối, vừa chạy theo vừa gọi mẹ. Được ngồi trên xe cùng mẹ, chú bé ‘òa lên khóc rồi cứ thế nức nở” khiến cho người mẹ cũng sụt sùi theo. Đây là âm thanh của biết bao nỗi niềm, tâm trạng hai mẹ con: tủi hận, tự hào, bàng hoàng, sung sướng… Cảm giác sung sướng của đứa con khi được ngồi bên mẹ, được ôm ấp trong lòng mẹ, cứ dâng lên từng giây, từng phút: “đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi,… hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Chỉ một đoạn văn ngắn mà nhà văn đã sử dụng dồn dập bao nhiêu động từ, tính từ, nhất là những danh từ cùng trường nghĩa: gương mặt, đôi mắt, nước da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, da thịt, khuôn miệng… miêu tả vô cùng sinh động niềm hạnh phúc lớn lao tưởng như tới đỉnh điểm của tình mẫu tử. Nhà văn đã dựng lại một bức tranh tràn ngập ánh sáng, đường nét rõ ràng, hài hòa. Đó là một hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỉ niệm, ăm ắp tình yêu thương. Sống trong thế giới đó, chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác sung sướng, rạo rực, ru mình trong tình mẹ dịu êm, tự hào, hãnh diện được đền đáp bởi tấm lòng người con hiếu thảo thương và tin yêu mẹ đến cháy bỏng. Mọi điều xấu xa, sai lệch mà bà cô gieo vào tâm hồn thơ dại của Hồng bay biến đi đâu hết. Xung quanh, từ thế giới bên ngoài vào sâu trong tận cùng cõi tâm linh của chú bé và mẹ dường như chỉ là niềm hạnh phúc giản dị mà thiêng liêng.
Tình mẫu tử trong đoạn trích thật thiêng liêng, đẹp đẽ. Nó gợi nhắc chúng ta phải biết trân trọng, yêu thương và tin tưởng người đã mang nặng đẻ đau, người đã nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng ta trưởng thành.
Trên đây là dàn ý chi tiết kèm 7 bài văn mẫu suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ do Đọc sưu tầm được, mong rằng nội dung này sẽ giúp các bạn học sinh có được bài văn hay cho mình!
- Bài viết số 6 Ngữ văn lớp 9: Truyện ngắn Làng cho thấy những chuyển biển trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời chống Pháp
- Bài viết số 6 Ngữ văn lớp 9: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh tranh qua Chiếc lược ngà
- Bài viết số 6 Ngữ văn lớp 9: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn giàu chất thơ
- Bài viết số 6 Ngữ văn lớp 9: Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
Ngoài 7 bài văn mẫu lớp 9 về bài viết số 6 lớp 9 trên, TaiLieuViet còn cung cấp cả các bài soạn văn 9 ngắn nhất và soạn bài 9. Mời các bạn tham khảo để học tốt môn ngữ văn 9 hơn.
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)