Soạn văn lớp 12 ngắn gọn

TaiLieuViet xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Soạn văn bài: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm với nội dung bài soạn đã được TaiLieuViet tổng hợp đầy đủ và chi tiết sẽ là nguồn thông tin hữu ích dành cho các bạn học sinh 12 tham khảo để học tốt hơn môn Ngữ văn. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Ngữ văn 12: Soạn văn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

Dưới đây là Soạn văn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm bản rút gọn, kích vào đây nếu bạn muốn tham khảo Soạn văn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm bản đầy đủ.

I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu

Câu 1 (trang 129 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

– Sự phối hợp nhịp ngắn và nhịp dài:

+ Hai vế đầu nhịp điệu trải dài → phù hợp với việc biểu hiện các cuộc đấu tranh trường kì của dân tộc.

+ Vế sau ngắn, nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ, phù hợp với nội dung khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc.

– Câu đầu, các vế kết thúc bằng thanh bằng (nay, do), do là âm tiết mở. Câu sau kết thúc bằng âm tiết mang thanh trắc (lập), đây là âm tiết đóng.

– Đoạn văn còn sử dụng phép điệp từ ngữ và điệp cú pháp, phối hợp với nhau để tạo ra âm hưởng hùng hồn, đanh thép cho lời tuyên ngôn.

Câu 2 (trang 129 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Tác dụng của âm thanh, nhịp điệu trong việc tạo nên sắc thái hùng hồn, thiêng liêng của lời kêu gọi cứu nước:

– Phối hợp phép điệp và phép đối.

+ Điệp từ ngữ, điệp kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu. Trong câu đầu, nhịp được lặp lại là 4 – 2 – 4 – 2.

+ Đối, đối xứng về từ ngữ, đối xứng về nhịp điệu và kết cấu ngữ pháp. Ví dụ: Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm.

– Câu văn xuôi nhưng có vần ở nhiều chỗ. Câu 3 điệp vần ung.

– Phối hợp giữa các câu nhịp ngắn, nhịp dài (câu 1, câu 3, câu 4 và câu 2, câu 5) → âm hưởng câu văn khi khoan thai, khi dồn dập, mạnh mẽ.

Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

– Đoạn văn sử dụng phép nhân hóa và nhiều động từ.

– Nhịp điệu lời văn khi nhanh, khi chậm tạo âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát.

– Ví dụ:

+ Câu 3 ngắt nhịp liên tiếp kể từng chiến công của tre.

+ Hai câu cuối ngắt nhịp C/V tạo âm hưởng mạnh mẽ dứt khoát khẳng định ý chí kiên cường và chiến công vẻ vang của cây tre.

II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

a, Lửa lựu lập lòe là sự điệp phụ âm đầu thể hiện trạng thái ẩn hiện trên một diện rộng của hoa lựu. Hoa lựu đỏ như lửa và lấp ló trên cành như những đốm lửa lúc ẩn lúc hiện, lúc lóe lên lúc lại ẩn trong tán lá.

b, Làn, lóng lánh, loe là sự điệp phụ âm đầu. Sự lặp lại và phối hợp bốn phụ âm đầu l tròn câu thơ đã diễn tả được trạng thái phản chiếu mặt nước ao.

Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Ở đoạn thơ, vần ang được điệp lại nhiều nhất. Vần ang có nguyên âm rộng và âm cuối là âm mũi, tất cả có 7 tiếng có vần ang.

→ Tác dụng: tạo nên âm lượng rộng mở tiếp diễn kéo dài. Đồng thời cũng phù hợp với việc giãi bày cảm xúc về mùa đông vẫn còn đang tiếp diễn với lá bàng đỏ, sếu giang đang bay về nam tránh rét mà đã có những lời mời gọi của mùa xuân.

– Các từ ngữ giàu sức gợi hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.

– Đối các từ ngữ: Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm; Ngàn thước lên cao / ngàn thước xuống.

– Điệp từ ngữ: dốc, ngàn thước kết hợp với biện pháp nhân hóa: súng ngửi trời.

– Câu thơ 1 thiên về trắc, câu 4 toàn vần bằng. → Vừa gợi nên sự hùng tráng, mạnh mẽ vừa gợi tả không khí rộng lớn, trải rộng trước mắt sau khi đã vượt qua con đường gian lao, vất vả.

————————————

Trên đây TaiLieuViet.vn đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn bài: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.