Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp trang 33 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp: Chuẩn bị đọc

Câu 1 trang 33 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

  • Khi đứng ở dưới mặt đât, nhìn thấy bầu trời rất xa và rộng lớn
  • Khi đứng ở trên ngọn núi, thấy bầu trời thật gần, có thể chạm đến được
  • Khi đứng trong nhà để nhìn ra bầu trời, thì bầu trời chỉ có một mảnh hình vuông bằng ô cửa sổ

Câu 2 trang 33 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

Trong hình dung của em các ông thầy bói ngày xưa là những người lớn tuổi, đôi mắt không thể nhìn thấy, luôn mặc đồ đen và có vẻ thần bí. Họ có thể dựa vào việc cầm tay hoặc sờ, chạm vào khuôn mặt, đồ vật để đoán vận mệnh cho người khác.

2. Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp: Trải nghiệm cùng văn bản

Suy luận 1 trang 34 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Do đâu mà chú ếch này “cứ tưởng” trời là “cái vung” còn mình là “chúa tể”?

Hướng dẫn trả lời:

Bởi vì con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nhỏ, xung quanh toàn những con nhái, cua, ốc nhỏ bé hơn nó. Mỗi khi nó cất tiếng kêu đều khiên các con vật nhỏ bé kia sợ hãi. Nó nhìn thấy bầu trời qua cái miệng giếng chỉ to bằng cái vung. Xung quanh ai cũng sợ hãi nó, nên nó nghĩ mình là một vị chúa tể.

Dự đoán 2 trang 35 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

“Xem voi” mà chỉ dùng tay sờ thì kết quả sẽ như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Nếu chỉ dùng tay để sờ thì kết quả sẽ không chính xác và đầy đủ. Vì bàn tay không thể sờ hết toàn bộ, cảm giác do bàn tay đem lại cũng không chuẩn xác hoàn toàn.

3. Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp: Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 trang 35 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt nội dung câu chuyện và xác định đề tài của hai văn bản trên

Hướng dẫn trả lời:

Văn bản Ếch ngồi đáy giếng Thầy bói xem voi
Đề tài – Phê phán: những kẻ huênh hoang, kiêu ngạo, luôn xem thường kẻ khác và tỏ vẻ ta đây – Phê phán: những kẻ nhìn nhận sự việc một chiều, không biết tiếp thu ý kiến của người khác
– Bài học: phải biết khiêm tốn, học hỏi không ngừng từ xung quanh – Bài học: phải biết nhìn nhận sự việc từ nhiều chiều hướng, và cần biết lắng nghe, tiếp thu các ý kiến khác
Tóm tắt nội dung

– Có một con ếch sống ở trong giếng lâu ngày. Nó tự xem mình là chúa tể và cho rằng bầu trời chỉ to bằng cái vung. Một hôm, trời mưa to làm nước giếng dâng lên, đưa ếch ra ngoài. Quen thói nghênh ngang, nó đi lại chẳng thèm để ý nên bị con trâu đi qua dẫm bẹp.

(Xem thêm tại đây Tóm tắt Ếch ngồi đáy giếng Ngắn nhất lớp 7)

– Có 5 ông thầy bói mũ cùng nhau đi xem voi. Mỗi ông chỉ sờ một bộ phận nhưng rồi lại phán về cả con voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Cả 5 ông đều khăng khăng rằng mình đúng và không chịu nghe lời người khác. Nên cuối cũng đã đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán.

(Xem thêm tại đây Tóm tắt văn bản Thầy bói xem voi Ngắn nhất)

Câu 2 trang 35 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?

Hướng dẫn trả lời:

→ Hành động sai lầm của nhân vật: quen thói bảo thủ, chỉ chạm, sờ được một chút đã cho là biết tất cả (khi hành nghề xem bói) nên đã không chịu nghe ý kiến người khác, dẫn đến đánh nhau sứt đầu mẻ trán

Câu 3 trang 36 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi). Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?

Hướng dẫn trả lời:

– Ấn tượng của em về các nhân vật là:

  • Nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng): huênh hoang, kiêu ngạo, tự xem mình là nhất trong khi vốn hiểu biết hạn hẹp so với thế giới, nên cuối cùng bị con trâu dẫm chết
  • Nhân vật năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi): thiếu hiểu biết, chủ quan, tự cho mình là nhất, xem xét vấn đề không được đầy đủ, chu toàn lại không chịu tiếp thu ý kiến từ những người xung quanh

– Các nhân vật này thể hiện đặc điểm: những kiểu người với thói hư tật xấu thường thấy trong xã hội → Nhân vật được đặt vào tình huống đặc biệt, để các khuyết điểm đó khiến họ phải nhận hình phạt thích đáng, từ đó rút ra bài học cho người đọc, người nghe

Câu 4 trang 36 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Em rút ra được những bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi?

Hướng dẫn trả lời:

Em rút ra được các bài học sau:

– Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng: không nên huênh hoang, kiêu ngạo, xem thường người khác, mà phải biết khiêm tốn, chịu khó học hỏi thêm những điều xung quanh mình

– Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi: phải biết nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, từ nhiều khóa cạnh, góc độ khác nhau, đồng thời cần biết lắng nghe những ý kiến, góp ý từ xung quanh để hoàn thiện bản thân hơn

Câu 5 trang 36 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?

Hướng dẫn trả lời:

Cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích khác nhau như sau:

– Truyện cổ tích: thông qua diễn biến về cả cuộc đời của nhân vật, để rút ra những bài học lớn về đạo lý, cách sống (ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ…)

– Truyện ngụ ngôn: thông qua những tình huống bất kì xảy ra ở trong cuộc sống, gây nên tiếng cười hài hước, châm biếm về các thói hư tật xấu thường thấy trong xã hội, từ khó khắc phục, loại bỏ nó (thói tham ăn, thói lười biếng, thói nói dối, thói kiêu căng…)

Câu 6 trang 36 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Em hãy:

– Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có)

– Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa,…

HS tự trình bày theo suy nghĩ và trí tưởng tượng của mình!

5. Tóm tắt văn bản Những cái nhìn hạn hẹp

Tóm tắt Thầy bói xem voi Ngắn nhất

Câu chuyện Thầy bói xem voi kể về năm ông thầy bói bị mù. Một ngày nọ, nhân lúc rảnh rỗi vắng khách, năm ông rủ nhau cùng góp tiền để xin người quản tượng cho vào xem voi. Năm ông mỗi người chỉ sờ vào một bộ phận của con voi, liền đoán rằng đó chính là toàn bộ cơ thể con voi. Thành ra mỗi người nói con voi có một hình dáng khác nhau. Nhưng không ai chịu lắng nghe người khác nói, cứ khăng khăng theo ý mình. Kết quả là họ lao vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán.

>> Xem thêm tại đây Tóm tắt Ếch ngồi đáy giếng Ngắn nhất

Tóm tắt Ếch ngồi đáy giếng Ngắn nhất

Ngày xưa có một con ếch sinh ra và lớn lên trong cái giếng nhỏ. Nó cho rằng cái giếng chính là toàn bộ thế giới. Mà xung quanh toàn nó lại toàn các con vật nhỏ hơn và sợ hãi ếch, nên nó cho rằng mình là chúa tể muôn loài. Một ngày nọ, mưa lớn làm ngập cái giếng, đưa ếch ra thế giới bên ngoài. Quen thói nghênh ngang, nó đi lại không thèm nhìn đường nên bị một con trâu dẫm bẹp.

>> Xem thêm tại đây Tóm tắt văn bản Thầy bói xem voi Ngắn nhất

————————————————-

>> Tiếp theo: Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo trang 36

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.