TaiLieuViet mời thầy cô cùng các bạn học sinh 12 tham khảo tài liệu: Soạn văn 12 bài: Luật thơ, với nội dung bài soạn rất chi tiết và ngắn gọn sẽ giúp các bạn học sinh học tốt Ngữ văn 12 một cách đơn giản hơn. TaiLieuViet mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

1. Soạn bài Luật thơ – Ngữ văn lớp 12 mẫu 1

1.1. Luyện tập

* Cách gieo vần

– Trong hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát trong bài Chinh Phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm): vần chân và vần lưng (nguyệt – mịt; mây – tay).

– Trong bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh): vần chân và độc vận (một vần) (vần a: xa, hoa, nhà).

* Cách ngắt nhịp

– Trong hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát trong bài Chinh Phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm): theo nhịp 3/4

Trống Tràng thành / lung lay bóng nguyệt

Khói Cam Tuyền / mờ mịt thức mây.

– Trong bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh): theo nhịp 4/3

* Hài thanh

– Trong hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát trong bài Chinh Phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm).

T B B B B T T

T B B T T T B

– Trong bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

T T B B T T B

B B T T T B B

T B B T B B T

B T B B T T B

1.2. Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)

* Giống nhau:

– Đều dùng vần chân, vần lưng, và nhiều vần khác.

– Cách ngắt nhịp 2/3 và các cách ngắt nhịp khác.

* Khác nhau

– Sóng

+ Sử dụng vần linh hoạt: vần cách (thế, trẻ), vần chân (trẻ, bế, lớn, lên).

+ Cách ngắt nhịp: 1/2/2. 2/3, 3/2

+ Hài thanh: Thơ hiện đại không bắt buộc phải đối thanh B/ T

B B T B B

B B B T T

B T B B B

B T B T T

B B B T B

– Mặt trăng

+ Vần: vần độc (một vần). vần cách.

+ Nhịp 2/3

+ Hài thanh: yêu cầu nghiêm ngặt về đối thanh, đối nghĩa.

B T T B T

B B T T B

T B B T T

T T T B B

T T B B T

B B T T B

T B B T T

T T T B B

1.3. Câu 2 (trang 127 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)

– Cách gieo vần: vần chân, độc vận (một vần).

– Ngắt nhịp: 2/5 và 4/3.

– Sự đổi mới:

+ Nếu câu thơ đầu ở thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là nhịp điệu quen thuộc 4/3, thì trong bài thơ, tác giả đã có sự sáng tạo và đổi mới trong việc ngắt nhịp 2/5: Đưa người / ta không đưa qua sông. Đây là câu thơ toàn thanh bằng.

+ Câu thơ thứ hai nhịp 2/5: Sao có tiếng sóng ở trong lòng. Câu thơ có ba thanh trắc rất gắt “có tiếng sóng”.

→ Tạo cho đoạn thơ có giọng điệu riêng vừa thiết tha, vừa tràn đầy cảm xúc.

1.4. Câu 3 (trang 128 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)

Dùng các kí kiệu B (bằng) T (trắc), Bv (bằng, vần), Đ (đối), / (ghạch nhịp) để ghi lại mô hình âm luật trong bài thơ Mời trầu (Hồ Xuân Hương):

T B B T / T B Bv

B T B B / T T Bv

T T B B / B T T

B B B T T / B Bv

1.5. Câu 4 (trang 128 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)

– Vần: độc vận (một vần), ong (song, dòng).

– Nhịp 4/3

– Hài thanh

T T B B B T T

B B B T T B B

B B T T B B T

T T B B T T B

Nhìn chung về vần, nhịp, hài thanh tương tự với vần, nhịp và hài thanh của thể thơ thất ngôn bát cú.

Luyện tập

* Cách gieo vần

– Trong hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát trong bài Chinh Phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm): vần chân và vần lưng (nguyệt – mịt; mây – tay).

– Trong bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh): vần chân và độc vận (một vần) (vần a: xa, hoa, nhà).

* Cách ngắt nhịp

– Trong hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát trong bài Chinh Phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm): theo nhịp 3/4

Trống Tràng thành / lung lay bóng nguyệt

Khói Cam Tuyền / mờ mịt thức mây.

– Trong bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh): theo nhịp 4/3

* Hài thanh

– Trong hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát trong bài Chinh Phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm).

T B B B B T T

T B B T T T B

– Trong bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

T T B B T T B

B B T T T B B

T B B T B B T

B T B B T T B

2. Soạn bài Luật thơ – Ngữ văn lớp 12 mẫu 2

2.1. Kiến thức cơ bản

  1. Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp…
  2. Trong luật thơ, tiếng là đơn vị quan trọng. Số tiếng định hình dòng thơ, sự phối hợp của thanh điệu của tiếng. Sự kết hợp của tiếng, sự liên kết bằng vần, của tiếng, sự đối lập hay kết dính, sự ngắt nhịp
  3. Các thể thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn Đường luật, thất ngôn Đường luật. Các thể thơ hiện đại: thơ bốn tiếng, thơ năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng… thơ tự do và thơ văn xuôi

2.2.Luyện tập

a,

– Xét hai câu thơ bảy tiếng:

– Gieo vần lưng, vần trắc (nguyệt- mịt)

– Nhịp 3/4

– Hài thanh: Tiếng thứ 3 mỗi dòng thanh bằng (Thành – Tuyền)

b, Trong bài Cảnh khuya

– Gieo vần chân, vần cách (hoa – nhà)

– Nhịp 4/3

– Hoài thanh: theo mô hình

Soạn văn 12 bài: Luật thơ

————————————

Trên đây TaiLieuViet.vn đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn 12 bài: Luật thơ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 12, Soạn văn 12, Soạn bài lớp 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.