Soạn Thực hành tiếng Việt trang 41 lớp 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 41 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Nêu công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong mỗi câu văn, đoạn văn dưới đây:

Hướng dẫn trả lời:

Câu văn có dấu chấm lửng Công dụng của dấu chấm lửng
Câu a Gấu đến gần dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi, Biểu đạt hành động của con gấu “ngửi nữa, ngửi mãi” còn được lặp lại nhiều lần như vậy nhưng chưa được kể hết
Câu b Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều vao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sửa giăng; Biểu hiện còn nhiều sự vật, âm thanh khác tương tự trước dấu chấm lửng chưa được kể hết
Câu c Phải, phải Bác sẽ đi với các cháu! Thể hiện sự ngập ngừng, ngắt quãng trong lời nói của nhân vật
Câu d Những con chim mẹ bay chao chát theo anh Thả về tận nhà, gào thét mãi Biểu đạt hành động gào thét còn được tiếp diễn nhiều ở phía sau nhưng chưa được kể hết
Câu đ o Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng
Câu e Thưa anh, thế thì hừ hừ em xin sợ. Thể hiện sự ngập ngừng, ngắt quãng trong lời nói của nhân vật

Câu 2 trang 41 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong hai đoạn thơ sau:

Hướng dẫn trả lời

Câu văn có dấu chấm lửng Công dụng của dấu chấm lửng
Câu a – Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận
Xét lại cho tường tận kẻo mà
Làm giãn nhịp điệu câu thơ, chuẩn bị cho một nội dung bất ngờ, đặc biệt ở phía sau (lời phản biện của chiêm con)
Câu b – Chính mày khuấy nước, ai quên đâu là
Mày còn nói xấu ta năm ngoái
Thể hiện lời nói bỏ dở giữa chừng của chó sói, vì nó đang bịa chuyện nhưng không biết nói gì tiếp theo

Câu 3 trang 42 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Hãy chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai cách diễn đạt cùng một ý trong các ví dụ a1 và a2; b1 và b2 dưới đây. Em thích cách diễn đạt a1, b1 hay a2, b2 ? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

– Điểm tương đồng trong hai cách diễn đạt: cùng nói về một nội dung, kể về một sự kiện

– Điểm khác biệt: cách diễn đạt ở a2 và b2 có xuất hiện thêm dấu chấm lửng so với cách diễn đạt ở a1 và b1

→ Em thích cách diễn đạt ở a2 và b2 vì sự xuất hiện của dấu chấm lửng giúp kéo dài câu văn, tạo khoảng trống để người đọc chuẩn bị cảm xúc cho nội dung sau đó, khiến cho nội dung sau dấu chấm lửng trở nên giàu ý nghĩa và cảm xúc hơn.

Câu 4 trang 42 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra công dụng của việc sử dụng dấu chấm lửng trong các đoạn văn sau:

Hướng dẫn trả lời:

Các dấu chấm lửng trong câu a và b, đều thể hiện ở vị trí của dấu chấm lửng đó có một nội dung (các câu văn) chưa được kể hết, nó đã được cắt bớt vì không đủ dung lượng trình bày, hoặc không cần thiết với mục đích trích dẫn

Câu 5 trang 42 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Cách sử dụng dấu chấm lửng trong các đoạn trích dưới đây, có gì giống và khác với cách sử dụng loại dấu câu này ở trường hợp a và b, bài tập 4?

Hướng dẫn trả lời:

– Điểm giống: Dấu chấm lửng đều được sử dụng với mục đích giống với dấu chấm lửng ở bài tập 4 (thể hiện ở vị trí của dấu chấm lửng đó có một nội dung (các câu văn) chưa được kể hết, nó đã được cắt bớt vì không đủ dung lượng trình bày, hoặc không cần thiết với mục đích trích dẫn)

  • Câu 4: Dấu chấm lửng nằm ở đầu câu hoặc cuối câu → Cho thấy nội dung bị cắt bớt là các câu văn hoàn chỉnh)
  • Câu 5: Dấu chấm lửng nằm ở giữa câu (giữa hai từ) → Cho thấy nội dung bị cắt bớt là một nhóm các từ ngữ ở trong câu

>> Tiếp theo: Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Trên đây là tài liệu Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41, 42. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.