Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

TaiLieuViet.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội CTST. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài soạn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 dưới đây nhé.

Đề bài trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

Thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay.

Bước 1: Chuẩn bị nói

Xác định đề tài, mục đích, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói

Đề tài bài nói: Bàn về vấn đề này, bạn có thể trình bày những quan điểm sau:

+ Giới trẻ hiện nay lựa chọn nghề nghiệp chủ yếu dựa trên sở thích và năng lực cá nhân.

+ Giới trẻ hiện nay lựa chọn nghề nghiệp chủ yếu dựa trên nhu cầu thị trường.

+ Giới trẻ hiện nay lựa chọn nghề nghiệp theo sự tư vấn của gia đình.

Hãy chọn một trong những quan điểm nêu trên (hoặc một quan điểm khác) mà bạn cho là đúng đắn hoặc sai lầm để bày tỏ ý sự đồng tình hoặc không đồng tình của bạn,

Mục đích nói: Để thuyết phục người nghe đồng tình với quan điểm của bạn.

Đối tượng người nghe: có thể là bạn học cùng lớp, thầy cô hoặc những người khác.

Không gian và thời gian nói: có thể trình bày bài nói ở lớp học hay trong một không gian quy định.

Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

Trong trường hợp này ý tưởng chính là quan điểm của bạn về vấn đề sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay, chẳng hạn quan điểm: giới trẻ hiện nay lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích và năng lực cá nhân. Ý tưởng này chính là vấn đề được nêu ra để bàn bạc, thảo luận nhằm đem lại nhận thức đúng đắn, từ đó dẫn đến hành động phù hợp cho cả người nghe và người nói. Để thu thập thông tin, bạn cần vận dụng hiểu biết, trải nghiệm cá nhân về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp.

Lập dàn ý

Thông tin đã thu thập cần được chọn lọc, sắp xếp thành dàn ý chi tiết. Việc phác thảo dàn ý chi tiết có thể dựa vào một số câu hỏi:

– Quan điểm của tôi về vấn đề này là gì?

– Những lí lẽ nào cần có để làm rõ cho quan điểm của tôi?

– Những bằng chứng nào sẽ củng cố cho quan điểm của tôi?

– Có thể có những quan điểm nào trái ngược với quan điểm của tôi? Tôi cần trao đổi lại như thế nào?

– Thông điệp/ Lời kêu gọi hành động.

Bước 2: Trình bày bài nói

– Trình bày bài nói theo hệ thống dàn ý đã chuẩn bị.

– Thái độ tự nhiên, tự tin và thân thiện.

– Giọng nói cần rõ ràng, rành mạch. Ngữ điệu cần linh hoạt, phù hợp.

– Kết hợp các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để giúp bài nói thêm thu hút.

* Bài nói mẫu tham khảo:

Mỗi người trong cuộc sống đều gắn liền với một công việc, một nghề nghiệp nhất định. Nó không chỉ gắn bó với chúng ta mỗi ngày mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mỗi người. Và cũng chính vì có ý nghĩa to lớn mà việc lựa chọn, định hướng nghề nghiệp cho tương lai là một công đoạn vô cùng quan trọng tạo nên sự thành công sau này.

Chọn nghề là chọn cho mình công việc mà bản thân mình cho là phù hợp với sở trường, với khả năng của bản thân cũng như nhu cầu của xã hội lúc bấy giờ. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay việc chọn nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp vẫn còn chưa được coi trọng cũng như chưa phát huy được hết ý nghĩa của nó. Thực tế rất nhiều bạn trẻ hiện nay có những định hướng hay chọn nghề nghiệp cho tương lai chưa thực sự phù hợp.

Chính vì thế, cần phải có những giải pháp, những phương hướng rõ ràng nhằm đưa ra những quyết định chọn nghề đúng đắn nhất. Để đưa ra sự chọn lựa đúng đắn, bản thân mỗi người phải hiểu rõ năng lực của mình như thế nào, điểm mạnh điểm yếu ra sao cũng như phải tìm hiểu thật kĩ về ngành nghề mà mình định theo học và định hướng sau này. Tuy nhiên, khi đứng trước quyết định lựa chọn nghề nghiệp thì chúng ta cũng cần có sự cố vấn, góp ý của những người lớn đã có kinh nghiệm. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi họ có thể sẽ đưa cho mình những góp ý tốt về xu hướng phát triển của ngành nghề đó trong tương lai cũng như những tố chất cần thiết. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nắm bắt được nhu cầu của xã hội để đưa ra quyết định phù hợp nhất. Có như vậy, chúng ta mới phát huy được hết khả năng của bản thân với công việc mình yêu thích.

Chọn nghề nghiệp đôi khi quan trọng như chọn bạn đời vậy. Nó sẽ gắn bó với chúng ta cũng như quyết định nhiều mặt trong cuộc sống. Chính vì thế, hãy đưa ra những quyết định sáng suốt để vững bước thành công trong tương lai.

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

Trao đổi

– Lắng nghe với thái độ cầu thị và ghi chép ý kiến của người nghe

– Trả lời và giải thích ngắn gọn, rõ ràng

Đánh giá

– Đánh giá theo bảng sau:

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội CTST

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội CTST. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 10 CTST. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 CTST…

  • Soạn bài Ôn tập trang 113 CTST