Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 64 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Giải thích của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

a. Thông qua tình huống này, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đá bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian)

b. Và ở đây, bằng kinh nghiệm về việc quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm của việc thực hành các trò chơi dân gian ở làng quê, em bé nhanh chóng tìm ra đáp án.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian)

c. Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật amng tính triết lí.

(Theo Hoàng Tiến Tựu, Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”)

Hướng dẫn trả lời:

Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt như sau:

Câu Từ Hán Việt

Nghĩa của từ Hán Việt

a trí tuệ – Chỉ khả năng nhận thức, hiểu biết, đánh giá theo mức độ nhất định
quan niệm – Chỉ cách hiểu, đánh giá, nhận thức về một vấn đề, sự kiện, hiện tượng
b thiên nhiên – Chỉ những thứ tồn tại xung quanh chúng ta mà không do con người tạo nên
thực hành – Áp dụng, đưa lý thuyết vào thực tiễn thông qua hành động, lời nói cụ thể
c hoàn mĩ

– Vẻ đẹp hoàn hảo, không có bất kì khiếm khuyết nào để chê

triết lí

– Những lý thuyết, quan niệm chung của con người đã được tổng quát, khái quát lại về các vấn đề nhân sinh xã hội

Câu 2 trang 64 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Tìm những từ ghép có yếu tố Hán Việt trong bảng sau (cột hai) và giải thích ý nghĩa của những từ đó (làm vào vở)

STT Yếu tố Hán Việt Từ ghép Hán Việt
1 quốc (nước) quốc gia…
2 gia (nhà) gia đình…
3 gia (tăng thêm) gia vị…
4 biến (tai họa) tai biến…
5 biến (thay đổi) biến hình…
6 hội (họp lại) hội thao…
7 hữu (có) hữu hình…
8 hóa (thay đổi, biến thành) tha hóa…

Hướng dẫn trả lời:

STT Yếu tố Hán Việt Từ ghép Hán Việt
1 quốc (nước) quốc gia, quốc kì, quốc ca, quốc túy, quốc phục, quốc huy, quốc hội…
2 gia (nhà) gia đình, gia phả, gia giáo, gia tộc, gia quy, gia tiên…
3 gia (tăng thêm) gia vị, gia tốc, gia giảm…
4 biến (tai họa) tai biến, biến cố…
5 biến (thay đổi) biến hình, biến mất, biến hóa, biến chuyển…
6 hội (họp lại) hội thao, hội họp, hội ý, hội nghị…
7 hữu (có) hữu hình, hữu ý, hữu tình, hữu ích…
8 hóa (thay đổi, biến thành) tha hóa, biến hóa, hóa phép, hóa hình…

Câu 3 trang 64 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Đặt câu với 3 từ Hán Việt tìm được ở bài tập trên.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tham khảo các câu sau:

– Vào tiết chào cờ vào sáng thứ 2, chúng em sẽ cùng nhau hát quốc ca và đội ca.

– Vào dịp Tết, cả gia đình em sẽ cùng nhau đi chúc tết họ hàng và bạn bè.

– Mỗi khi học nấu món ăn mới, mẹ sẽ chỉ tham khảo công thức trên mạng rồi gia giảm lại các loại gia vị để phù hợp với khẩu vị mọi người.

– Cụ Hòa bị tai biến đã ba năm nay và vẫn luôn được con cháu chăm sóc chu đáo.

– Nhờ các y bác sĩ tận tình cứu chữa mà bệnh tình của ông em đã biến chuyển tốt đẹp.

– Sau khi đã hội ý với nhau, tổ em quyết định sẽ tổ chức sinh nhật bất ngờ cho bạn Cúc vào thứ sáu tuần này.

– Hành động đơn giản như bỏ rác đúng nơi quy định cũng là hành động hữu ích cho việc bảo vệ môi trường.

– Bà Tiên hóa phép cho Lọ Lem có váy áo và cỗ xe ngựa để đến buổi dạ hội.

Câu 4 trang 64 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn trả lời:

– Giải nghĩa hai từ:

  • Tôn vinh: tôn lên vị trí, danh hiệu cao quý vì được ngưỡng mộ hoặc vì có năng lực, phẩm chất đặc biệt
  • Khen ngợi: tỏ ý khen, đề cao năng lực, hành động và kết quả đạt được

→ Nghĩa của từ “tôn vinh” rộng hơn nghĩa của từ “khen ngợi”:

Từ “khen ngợi” chỉ dừng lại trong mối quan hệ giữa người khen và người được khen.

Từ “tôn vinh” đã mở rộng ra trong cộng đồng, và thể hiện thêm sắc thái ngưỡng mộ, kính trọng, nể phục dành cho đối tượng đó

→ Như vậy, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu sẽ bị thay đổi.

→ Dùng từ “tôn vinh” sẽ tạo nghĩa hay hơn. Bởi vì từ này khẳng định được vị thế của trí tuệ dân gian trong lòng nhân dân – xứng đáng được trân trọng, đề cao và ngưỡng mộ chứ không chỉ dừng lại ở việc khen ngợi.

————————————————-

>> Tiếp theo: Soạn bài Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Trên đây là tài liệu Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.