Soạn Ngữ văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 43 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Nghĩa của từ lớp 6

Câu 1 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

a. Giải thích nghĩa của từ nhô.

b. Trong đoạn thơ trên, có thể dùng từ lên để thay thế cho từ nhô được không? Hãy chỉ ra sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ nhô.

Hướng dẫn trả lời:

a. Nhô có nghĩa là đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc ra phía trước, so với những cái xung quanh.

b.

– Trong đoạn thơ có thể dùng từ lên để thay thế cho từ nhô, nhưng xét về ý nghĩa và sự sáng tạo, tinh tế thì vẫn nên sử dụng từ nhô.

– Sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ nhô: từ nhô giúp phác họa được hình ảnh mặt trời xuất hiện một cách chậm rãi, từ khi mặt trời bắt đầu mọc – chỉ hiện ra một phần đầu nhỏ từ phía chân trời, sau đó mặt trời dần dần lên cao hơn, đến trên bầu trời mới ngừng lại. Quá trình đó diễn ra chậm rãi, giúp ánh sáng dần dần sáng hơn, chiếu rọi trên mặt đất, đem đến ánh sáng cho trẻ em. Ở đây, từ nhô đã tái hiện lại một cách tinh tế sự di chuyển lên cao từ từ của mặt trời.

Câu 2 trang 44 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Trong bài thơ có các từ như trụi trần, bế bồng. Trong tiếng Việt cũng có các từ như trần trụi, bồng bế. Tìm thêm ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa.

Hướng dẫn trả lời:

– Trong văn bản: thơ ngây (ngây thơ), âm thanh (thanh âm), bóng rợp (rợp bóng), khao khát (khát khao)…

– Ngoài văn bản: ngất ngây (ngây ngất), mong chờ (chờ mong), yêu thương (thương yêu), bạn bè (bè bạn), cao to (to cao)…

Biện pháp tu từ lớp 6

Câu 3 trang 44 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Hãy chỉ ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ.

Hướng dẫn trả lời:

– Những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ 2 của bài thơ:

  • Cây cao bằng gang tay
  • Lá cỏ bằng sợi tóc
  • Cái hoa bằng cái cúc
  • Tiếng hót trong bằng nước
  • Tiếng hót cao bằng mây
– Phân tích các hình ảnh so sánh:

Sự vật 1 Từ so sánh Sự vật 2 Đặc điểm 
cây bằng gang tay cao (kích thước chiều dài)
lá cỏ bằng sợi tóc kích thước chiều ngang
cái hoa bằng cái cúc kích thước, hình dáng
tiếng hót bằng nước trong veo (tính chất)
tiếng hót bằng mây cao (độ cao)

– Tác dụng: gang tay, sợi tóc, cái cúc, nước, mây là các sự vật quen thuộc, dễ nhìn thấy hằng ngày. Khi so sánh với cá sự vật đó sẽ giúp người đọc dễ dàng hình dung kích thước của cây, lá cỏ, cái hoa, và mường tượng, cảm nhận được sự trong veo, cao vút của tiếng chim hót. Từ đó, giúp người đọc cảm nhận được sự đa dạng, mới mẻ của thế giới tự nhiên sau khi trẻ con xuất hiện.

→ Giúp nội dung khổ thơ trở nên phong phú, hấp dẫn, đáng yêu, dễ liên tưởng, tưởng tượng

Câu 4 trang 44 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ Những làn gió thơ ngây. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

Hướng dẫn trả lời:

  • Biện pháp tu từ: nhân hóa (gán cho làn gió đặc điểm tính cách như của một đứa trẻ loài người: thơ ngây)
  • Tác dụng: khiến làn gió trở nên đáng yêu, ngây ngô như một đứa trẻ, bởi làn gió cũng vừa mới được sinh ra trên trái đất → Hình ảnh làn gió trở nên đáng yêu, ngộ nghĩnh, gần gũi với trẻ con. Giúp đoạn thơ trở nên hấp dẫn, thú vị và sinh động hơn nhờ cách miêu tả độc đáo này

Câu 5 trang 44 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Hướng dẫn trả lời:

– Những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ:

  • Từ cái bống cái bang
  • Từcái hoa rất thơm
  • Từ cánh cò rất trắng
  • Từ vị gừng rất đắng
  • Từ vết lấm chưa khô
  • Từ đầu nguồn cơn mưa
  • Từ bãi sông cát vàng

→ Điệp từ “từ”, “cái”, “rất”

– Tác dụng:

  • giúp liệt kê những hình ảnh phong phú, đa dạng trong lời ru của mẹ dành cho trẻ con, đồng thời nhấn mạnh vẻ đẹp mộng mơ của các hình ảnh đó
  • tạo sự gắn kết, liền mạch, kết nối giữa các câu thơ, tạo nhạc điệu, nhịp điệu cho đoạn thơ như một lời ru nhịp nhàng của mẹ

————————————————-

>> Tiếp theo: Soạn Mây và sóng

Ngoài ra, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Các bài soạn cùng chủ đề Gõ cửa trái tim:

  • Chuyện cổ tích về loài người
  • Thực hành tiếng Việt trang 43
  • Soạn Mây và sóng
  • Thực hành tiếng Việt trang 47
  • Soạn Bức tranh của em gái tôi
  • Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
  • Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình
  • Củng cố mở rộng trang 56
  • Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người ngắn gọn
  • Thực hành tiếng Việt trang 43
  • Soạn bài Mây và sóng ngắn gọn
  • Soạn bài Bức tranh của em gái tôi ngắn gọn