Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 42: Biện pháp tu từ

Câu 1 trang 42 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây? Nêu tác dụng của biện pháp tu tu đó.

Hướng dẫn trả lời:

– Biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh (dùng hình ảnh “không về” thay cho chết)

– Tác dụng của biện pháp tu từ: giúp không nói trực tiếp thông tin để hạn chế gây sự đau buồn, khổ sở cho người nghe

Câu 2 trang 42 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Hãy tìm thêm một số ví dụ ngoài bài thơ Đồng dao mùa xuân có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.

(Ca dao)

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong lăng hàng tre bát ngát.

(Viếng Lăng Bác – Viễn Phương)

Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi lượm ơi

(Lượm – Tố Hữu)

Câu 3 trang 42 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng:

Hướng dẫn trả lời:

Câu Biện pháp tu từ Tác dụng
a Nói giảm nói tránh: nhắm mắt (ý chỉ cái chết) Giảm nhẹ sự đau buồn, tránh nói trực tiếp vào nỗi đau của người nghe và người nói
b Nói giảm nói tránh: nghèo sức (ý chỉ việc yếu đuối, không có sức khỏe) Giảm nhẹ sự đau buồn của người nói, giữ phép lịch sự, tế nhị trong giao tiếp

Câu 4 trang 42 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân và nêu tác dụng.

Hướng dẫn trả lời:

– Các hình ảnh điệp ngữ có trong bài thơ Đồng dao mùa xuân là:

  • Câu thơ “Có một người lính” lặp lại ở đầu khổ thơ
  • Từ “anh” trong hai câu thơ “Anh không về nữa, anh vẫn một mình”
  • Cụm từ anh ngồi trong hai câu thơ “Anh ngồi lặng lẽ… Anh ngồi rực rỡ”

– Tác dụng:

  • Nhấn mạnh hình ảnh người lính cụ Hồ mạnh mẽ, đã hi sinh tuổi xuân của mình cho quê hương đất nước, nay anh nằm lại ở chiến trường cô đơn, lẻ loi, từ đó khơi dậy niềm yêu thương, thương tiếc, kính trọng trong lòng người đọc dành cho người lính ấy
  • Tạo nên nhịp điệu, vần điệu cho bài thơ như một bài đồng dao

 Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 42: Nghĩa của từ

Câu 5 trang 42 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Hướng dẫn trả lời:

– Núi xanh: chỉ ngọn núi Trường Sơn – nơi diễn ra cuộc chiến đấu khốc liệt mà người lính ấy tham gia

– Máu lửa: chỉ cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đó là những năm tháng chiến đấu oanh liệt, với rất nhiều những trận chiến nảy lửa, với sự hi sinh đổ máu của biết bao đồng bào, từ đó mới có độc lập như ngày hôm nay

→ Em căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ và những thông tin lịch sử đã học, đã đọc về giai đoạn đó của đất nước

Câu 6 trang 42 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Cho biết sự khác biệt về nghĩa của từ “xuân” trong các cụm từ ngày xuân, tuổi xuân, đồng dao mùa xuân.

Hướng dẫn trả lời:

Xác định nghĩa của từ xuân trong các cụm từ như sau:

xuân trong “ngày xuân” xuân trong “tuổi xuân” xuân trong “đồng dao mùa xuân”
Chỉ mùa xuân của thiên nhiên: mùa đầu tiên trong năm, kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3, có không khí lạnh lẽo, thường xuất hiện mưa bụi. Đây là mùa biểu tượng cho sự tươi mới, sức sống và niềm vui sum họp Chỉ tuổi trẻ của con người – độ tuổi đẹp nhất của con người khi có cơ thể trẻ trung, khỏe mạnh, có thể thực hiện những ước mơ lý tưởng của bản thân Bao hàm nghĩa của cả từ xuân trong “ngày xuân” và từ xuân trong “tuổi xuân”. Từ xuận trong “đồng dao mùa xuân” vừa chỉ mùa xuân tươi vui của đất trời, vừa chỉ tuổi trẻ phơi phới của người lính

————————————————-

>> Tiếp theo: Soạn bài Gặp lá cơm nếp

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.