Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 19, 20 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 19 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Tìm phó từ trong những trường hợp sau, cho biết các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ nào:

Hướng dẫn trả lời:

– Xác định phó từ trong các trường hợp như sau:

– Xác định các từ được phó từ bổ sung ý nghĩa như sau:


Phó từ
Bổ sung ý nghĩa cho
Danh từ Động từ Tính từ
a chưa gieo
b đã thì thầm
c vẫn còn
đã vơi
cũng bớt
d vẫn giúp
những lúc
chỉ khuây khỏa
lại đứng
e mọi tiếng rống
đều vô ích

Câu 2 trang 19 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Trong những trường hợp sau, phó từ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ nào? Xác định ý nghĩa bổ sung trong từng trường hợp.

Hướng dẫn trả lời:

Phó từ Bổ sung ý nghĩa cho Ý nghĩa bổ sung
Động từ Tính từ
sẽ lớn Bổ sung ý nghĩa về thời gian cho việc lớn lên: diễn ra ở tưởng lai
đã về Bổ sung ý nghĩa về thời gian cho hành động về: đã xảy ra
cũng cho Bổ sung ý nghĩa về sự lặp lại của hành động cho
quá quen Bổ sung ý nghĩa về mức độ rất cao của sự quen thuộc, hơn mức bình thường
được xa rời Bổ sung ý nghĩa về kết quả cho hành động xa rời đã xảy ra: thực hiện thành công

Câu 3 trang 20 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Cho 2 câu sau:

a. Trời tối.
b. Bọn trẻ đá bóng ngoài sân.

Dùng ít nhất 2 phó từ để mở rộng câu cho mỗi trường hợp nên trên. Nhận xét sự khác nhau về nghĩa của các câu mở rộng trong từng trường hợp.

Hướng dẫn trả lời:

a. Trời tối.

– Trường hợp 1: Trời đã tối. (bổ sung phó từ đã) → Thời gian trời tối đã diễn ra và hoàn thành rồi.

– Trường hợp 2: Trời chưa tối. (bổ sung phó từ chưa) → Thời gian trời tối vẫn chưa diễn ra, đang ở thì tương lai.

– Trường hợp 3: Trời vẫn tối (bố sung phó từ vẫn ) → Thời gian trời tối đang diễn ra, còn kéo dài và chưa đến lúc kết thúc

b. Bọn trẻ đá bóng ngoài sân.

– Trường hợp 1: Bọn trẻ sẽ đá bóng ngoài sân (bổ sung phó từ sẽ) → Hoạt động đá bóng vẫn chưa diễn ra, chỉ được dự đoán trước.

– Trường hợp 2: Bọn trẻ đang đá bóng ngoài sân (bổ sung phó từ đang) → Hoạt động đá bóng đang được diễn ra.

– Trường hợp 3: Bọn trẻ đã đá bóng ngoài sân (bổ sung phó từ đã) → Hoạt động đá bóng đã diễn ra xong và kết thúc trước thời điểm nói

Câu 4 trang 20 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 5 trang 20 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Trong đoạn thơ sau, nếu thay từ “phả” bằng từ “tỏa” hay “quyện” thì nội dung câu thơ thay đổi như thế nào? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

– Nghĩa của các từ:

  • “phả”: chỉ mùi hương được bốc lên mạnh mẽ, tỏa ra thành từng luồng
  • “tỏa”: chỉ mùi hương được phát tán ra xung quanh, nhưng mức độ thấp hơn từ “phả”
  • “quyện”: chỉ các mùi hương đan xen, bám vào nhau khó tách ra được

– Từ nghĩa các từ như trên, thì ta thấy việc thay từ “phả” bằng từ “tỏa” hay từ “quyện” sẽ khiến câu thơ bớt phần ấn tượng và không còn lột tả được sự tinh tế của nhà thơ khi miêu tả hương ổi lúc giao mùa.

– Bởi vì:

  • Từ “phả” với cường độ mùi hương được bốc lên mạnh mẽ hơn hẳn từ “tỏa” sẽ giúp người đọc nhận ra được sự bất ngờ nhưng cũng rất mạnh bạo của hương ổi chín trong các ngóc ngách khu vườn, đường ngõ. Phải là một từ mạnh như từ “phả” mới có thể khẳng định được sự hiện diện của mùi ổi chín (đặc trưng mùa thu làng quê Bắc Bộ) không thể bỏ qua được.
  • Từ “phả” sẽ giúp mùi hương ổi giữ nguyên được đặc trưng của mình, nó đồng hành với gió se nhưng vẫn vẹn nguyên mùi hương, để mọi người nhận ra ngay được. Còn từ “quyện” sẽ khiến mùi ổi chín bị lẫn đi, nhạt đi, hoàn vào mùi hương khác, khiến cho tín hiệu tiêu biểu của mùa thu bị tan đi, không còn ấn tượng mạnh mẽ nữa

→ Từ “phả” là từ đắt giá và phù hợp nhất để tả hương ổi trong khoảng giao mùa

Câu 6 trang 20 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Trong Từ điển tiếng Việt, từ dềnh dàng có 2 nghĩa sau:

Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa nào? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy?

Hướng dẫn trả lời:

– Từ dềnh dàng trong đoạn thơ được hiểu theo nghĩa thứ nhất (chit sự di chuyên chậm chạp, mất nhiều thời gian)

– Em xác định như vậy, bởi vì em đã được quan sát hình ảnh làn sương mờ, nó di chuyển một cách chậm rãi đến tưởng chừng như đang đứng yên trong không gian. Khi đọc đoạn thơ, em cũng cảm nhận được làn sương ấy được nhân hóa lên như một đại diện của mùa thu đang bước đầu đến chào ngõ. Nó ngại ngùng, ngượng ngập khi đi qua ngõ quen, muốn trò chuyện mà lại lo lắng người ta không nhận ra mình là mùa thu sắp về. Vì thế nó di chuyển chậm thật chậm, nửa muốn rời đi không nói gì, nửa muốn người ta nhận ra mình để gọi tên.

————————————————-

>> Tiếp theo: Soạn bài Con chim chiền chiện (Huy Cận)

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

HS tham khảo các bài soạn văn 7 thuộc Bài 1: Tiếng nói của vạn vật

– Lời của cây (Trần Hữu Thung)

– Sang thu (Hữu Thỉnh)

– Ông Một (Vũ Hùng)

– Thực hành tiếng Việt trang 19

– Con chim chiền chiện (Huy cận): Soạn chi tiết

– Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ: Soạn chi tiết

– Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ: Soạn chi tiết

– Tóm tắt ý chính do người khác trình bày:Soạn chi tiết

– Ôn tập trang 30: Soạn chi tiết