Soạn Ngữ văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 99 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Biện pháp tu từ

Câu 1 trang 99 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Các từ ngữ in đậm trong những câu sau có nghĩa hoán dụ. Em hãy giải thích nghĩa của các từ ngữ đó:

a. Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên chiếc giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

b. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

c. Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

Hướng dẫn trả lời:

a.

– Nhắm mắt xuôi tay: dùng để chỉ cái chết của con người, rời xa trần thế để về với cõi vĩnh hằng, khi đã ra đi thì cơ thể sẽ dừng mọi hoạt động, mắt nhắm và tay buông thõng.

b.

– Mái nhà tranh: dùng để chỉ gia đình hạnh phúc, ấm áp, cùng chung sống dưới một mái nhà, ở các miền quê, thường là những ngôi nhà mái tranh.

– Đồng lúa chín: dùng để chỉ sự ấm no, sung túc, đầy đủ của con người, thường là những người dân ở các miền quê, vì họ chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, và hình ảnh cánh đồng lúa chín chính là niềm vui của một mùa bội thu.

c.

– Áo cơm cửa nhà: dùng để chỉ những điều kiện vật chất cơ bản nhất cho một cuộc sống, phục vụ nhu cầu ăn, mặc, ở; theo câu thơ thì chỉ một cuộc sống đủ đầy về vật chất, không phải chịu cảnh thiếu thốn gì vì các nhu cầu đều đã được thỏa mãn.

Câu 2 trang 100 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của chúng:

a. Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa.

b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

Hướng dẫn trả lời:

a. BPTT: so sánh (khoảng cách thời gian giữa thế hệ hiện tại với thế hệ cha ông, cách xa nhau giống như khoảng cách giữa con sông với chân trời – không bao giờ gặp nhau)

→ Tác dụng: diễn tả, nhấn mạnh sự xa cách về không gian và thời gian giữa hai thế hệ ông cha – con cháu, đó là khoảng cách không gì có thể xóa nhòa được. Từ đó đánh thức tình yêu, sự quý trọng với những câu chuyện cổ – món quà tinh thần vô giá mà cha ông để lại cho con cháu.

b. BPTT: nhân hóa (sự vật được nhân hóa: cây tre – gán cho cây tre các hành động của con người như chống lại sắt thép, xung phong)

→ Tác dụng: làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho cách diễn đạt, giúp câu văn thêm hấp dẫn, sinh động. Đồng thời khắc họa được những phẩm chất đáng quý của cây tre, cũng như khẳng định sự gắn bó, thân thiết giữa cây tre và người dân Việt

Nghĩa của từ

Câu 3 trang 100 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Những dòng thơ Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi ý cho em liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải thích ý nghĩa ngắn gọn của từ ngữ đó.

Hướng dẫn trả lời:

– Dòng thơ gợi em, liên tưởng đến thành ngữ Đẽo cày giữa đường

– Ý nghĩa của thành ngữ Đẽo cày giữa đường: chỉ những người sống, hành động không có lập trường, chính kiến, dễ bị tác động, lung lay ý chỉ bởi các tác động bên ngoài, từ đó dẫn đến thay đổi ý định, mục tiêu ban đầu, không thể đi tới đích

Câu 4 trang 100 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tre già măng mọc có nghĩa là: những thế hệ đi trước sẽ cống hiến và tạo ra các thành quả, và các thế hệ sau này sẽ tiếp bước thế hệ trước, kế thừa những thành quả đó rồi tiếp tục gìn giữ và phát huy nó lên một tầm cao mới

————————————————-

>> Tiếp theo: Soạn Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát

Ngoài bài Soạn Ngữ văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 99 trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Tài liệu tham khảo:

  • Thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn nhất
  • Cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi
  • Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát: Việt Nam quê hương ta
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát: Hoa Bìm
  • Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát: Về thăm mẹ
  • Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát: À ơi tay mẹ
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Công cha như núi Thái Sơn
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát về cha mẹ
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Công cha nghĩa mẹ
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Chăn trâu đốt lửa
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Trong đầm gì đẹp bằng sen
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gió đưa cành trúc la đà