Soạn Ngữ văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 92 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 92 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Trong ba trường hợp sau ta có một từ bóng đa nghĩa hay có các từ bóng đồng âm với nhau? Giải thích nghĩa của từ đó trong từng trường hợp.

a. Lờ đờ bóng ngả trăng chênh
Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non.

b. Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc.

c. Mặt bàn được đánh véc – ni thật bóng.

Hướng dẫn trả lời:

a. Lờ đờ bóng ngả trăng chênh → Chỉ một vùng tối không được ánh sáng chiếu đến do bị một vật khác chắn mất, thường có hình dáng của vật đó.

b. Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc → Chỉ đồ vật có hình cầu, vỏ làm bằng cau su, ruột rỗng bơm đầy không khí, dùng trong môn thể thao bóng đá.

c. Mặt bàn được đánh véc – ni thật bóngChỉ mảng sáng trên bề mặt bàn, do tác dụng của ánh sáng tác động lên.

Câu 2 trang 92 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Phân biệt nghĩa của từ in đậm trong những câu sau. Theo em, đó có phải là những từ đồng âm hay không? Vì sao?

a. – Đường lên xứ Lạng bao xa?

– Những cây mía óng ả này chính là những nguyên liệu để làm đường.

b. – Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
      Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

(Ca dao)

– Tôi mua cái bút này với giá hai mươi nghìn đồng.

Hướng dẫn trả lời:

a. Nghĩa của 2 từ đường:

  • Những cây mía óng ả này chính là những nguyên liệu để làm đườngchỉ chất kết tinh có vị ngọt, được chế từ mía hoặc củ cải đường

→ 2 từ “đường” có hình thức và phát âm giống nhau, nhưng nghĩa thì khác hoàn toàn, vì vậy chúng là từ đồng âm.

b. Nghĩa của 2 từ đồng:

  • Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát → khoảng đất rộng lớn, bằng phẳng, được người nông dân trồng lúa
  • Tôi mua cái bút này với giá hai mươi nghìn đồng →chỉ đơn vị tiền tệ

→ 2 từ “đồng” có hình thức và phát âm giống nhau, nhưng nghĩa thì khác hoàn toàn, vì vậy chúng là từ đồng âm.

Câu 3 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Nghĩa của từ trái trong những trường hợp dưới đây có liên quan với nhau không? Vì sao?

a. Cây xoài trước sân nhà em có rất nhiều trái.

b. Bố vừa mua cho em một trái bóng.

c. Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Hướng dẫn trả lời:

Nghĩa của các từ trái:

c. Cách một trái núi với ba quãng đồng → chỉ quả núi

⇒ Nghĩa của từ trái trong 3 trường hợp có liên quán đến nhau. Vì chúng đều chỉ sự vật có hình dáng tròn đầy.

Câu 4 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Xác định từ cổ đa nghĩa và từ cổ đồng âm với từ đa nghĩa đó trong câu sau:

a. Con cò có cái cổ cao.

b. Con quạ tìm cách uống nước trong một chiếc bình cao cổ.

c. Phố cổ tạo nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội.

Hướng dẫn trả lời:

a. Con cò có cái cổ cao → Từ cổ là từ đa nghĩa (chỉ bộ phận của cơ thể con người, nối phần đầu với phần thân – nghĩa gốc)

b. Con quạ tìm cách uống nước trong một chiếc bình cao cổ → Từ cổ là từ đa nghĩa (chỉ bộ phận của chiếc bình, có hình dáng thon dài như cổ người, nối giữa miệng bình và thân bình – nghĩa chuyển)

c. Phố cổ tạo nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội → Từ cổ là từ đồng âm (chỉ sự xa xưa, lâu đời) – không liên quan đến nét nghĩa của từ cổ ở câu a và b.

Câu 5 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Hãy giải thích nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non. Tìm thêm một số ví dụ có từ nặng được dùng với nghĩa khác.

Hướng dẫn trả lời:

– Từ nặng trong câu ca dao chỉ tình cảm con người sâu đậm, tha thiết vô cùng, trên mức bình thường, đến mức có thể cô đọng thành thực thể, có thể cảm nhận được sức nặng của nó, dù tình cảm vốn là thứ vô hình.

– Ví dụ từ nặng được dùng với nghĩa khác:

  • Tiếng nói của huấn luyện viên rất có sức nặng.
  • Dì Hoa bị cảm nặng do bị ướt mưa.
  • Tiếng bước chân của Hùng nghe rất nặng nề.

————————————————-

>> Tiếp theo: Soạn Chuyện cổ nước mình

Ngoài bài Soạn Ngữ văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 92 trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Tài liệu tham khảo:

  • Thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn nhất
  • Cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi
  • Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát: Việt Nam quê hương ta
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát: Hoa Bìm
  • Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát: Về thăm mẹ
  • Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát: À ơi tay mẹ
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Công cha như núi Thái Sơn
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát về cha mẹ
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Công cha nghĩa mẹ
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Chăn trâu đốt lửa
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Trong đầm gì đẹp bằng sen
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gió đưa cành trúc la đà