Soạn Ngữ văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 118 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Dấu câu

Câu 1 trang 118 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong các câu sau:

a. Cảm giác về một cuộc “ngược dòng” tìm về với thuở sơ khai đến với tôi ngay khi len lỏi qua cánh rừng nguyên sinh này.

b. Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một “sảnh chờ” rộng rãi; cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm khá rộng, sâu quá thắt lưng.

Hướng dẫn trả lời:

a. Dấu ngoặc kép dùng để nhấn mạnh một từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

→ Ở đây từ ngược dòng được hiểu theo nghĩa chuyển (vốn chỉ sự di chuyển ngược chiều của dòng nước, nay được dùng để chỉ sự di chuyển ngược về quá khứ của nhân vật).

b. Dấu ngoặc kép dùng để nhấn mạnh một từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

→ Ở đây từ sảnh chờ được dùng theo nghĩa chuyển (vốn chỉ một không gian rộng lớn, thoáng đãng ở phía trước của một kiến trúc nhà, nay dùng để chỉ khoảng không rộng lớn, thoáng đãng phía trước cửa hang)

Câu 2 trang 118 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Cho biết công dụng của dấu phẩy, dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang được dùng trong các đoạn trích sau:

a. Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội “ăn én”. Cũng nghe kể rằng trong bản A-rem vẫn còn một vài người chân mỏng, ngón dẹt – dấu tích của bao nhiêu thế hệ leo vách đá, trần hang cao hàng trăm mét.

b. Hô-oắt Lim-bơ, người tìm ra hơn 500 hang động ở Việt Nam, trong đó có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới, khẳng định rằng: mỗi xen-ti-mét đá kia phải qua cả trăm triệu năm bào mòn hay bồi đắp mới nên. Và tất cả măng đá, nhũ đá, ngọc động ấy vẫn “sống” trong hành trình tạo tác của tự nhiên.

Hướng dẫn trả lời:

a.

– Dấu phẩy (chân mỏng, ngón dẹt) → Công dụng: ngăn cách hai danh từ liên tiếp

– Dấu ngoặc kép (“ăn én”) → Công dụng: đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt (ở đây chỉ một tập tục lâu đời của một nhóm người sống trong bản A-rem ngày xưa)

– Dấu gạch ngang (ngón dẹt – dấu tích của bao nhiêu thế hệ leo vách đá, trần hang cao hàng trăm mét) → Công dụng: giải thích rõ hơn cho từ ngữ đứng trước dấu gạch ngang (ở đây là bổ sung về nguồn gốc, nguyên do của đặc trưng chân mỏng, ngón dẹt của tộc người từng sống trong bản A-rem)

b.

– Dấu phẩy → Công dụng: ngăn cách giữa các danh từ liên tiếp (măng đá, nhũ đá, ngọc động); ngăn cách các cụm chủ vị đứng cạnh nhau trong câu (người tìm ra hơn 500 hang động ở Việt Nam, trong đó có hang Sơn Đòng lớn nhất thế giới)

– Dấu ngoặc kép (“sống”) → Công dụng: đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt (ở đây là chỉ những viên đá có câu chuyện, có quá trình sống như con người)

– Dấu gạch ngang (Hô-oát Lim-bơ, xen-ti-met) → Công dụng: nối các âm trong một tiếng (dùng cho các từ được phiên âm từ tiếng nước ngoài)

Câu 3 trang 118 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tìm những câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép trong các văn bản Cô Tô, Hang Én và giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong từng trường hợp.

Hướng dẫn trả lời:

Các câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép trong văn bản Cô Tô:

Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp, chỉ để uống. Vo gạo thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Võ gạo bằng nước biển thôi”

→ Công dụng: trích dẫn trực tiếp lời nói của anh hùng Châu Hòa Mãn với nhân vật “tôi”

Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một “sảnh chờ” rộng rãi

→ Công dụng: đánh dấu từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt (ẩn dụ hang trước của hang có hình dáng, chức năng giống như sảnh chờ của một tòa nhà lớn)

Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản những vẫn còn giữ kễ hội “ăn én”

→ Công dụng: đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt (ở đây chỉ một tập tục lâu đời của một nhóm người sống trong bản A-rem ngày xưa)

Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách

→ Công dụng: đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt (ở đây chỉ cả một quá trình sống, hoạt động, phát triển của một giống loài theo mạch riêng biệt, không bị tác động bởi con người)

Bạn sẽ thấy những “thương hải tang điền” còn hiện hữu trên dải hóa thạch sò, ốc, san hô… nơi vách đá

→ Công dụng: trích dẫn một thành ngữ tiếng Hán cổ (có nghĩa là chỉ sự biến đổi lớn lao đến không nhận ra của người hay sự vật)

Và tất cả mãng đá, nhũ đá, ngọc động ấy vẫn “sống” trong hành trình tạo tác của tự nhiên

→ Công dụng: đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt (ở đây là chỉ những viên đá có câu chuyện, có quá trình sống như con người)

Biện pháp tu từ

Câu 4 trang 118 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong những câu sau:

a. Bữa tối, một chú én tò mò sa xuống bàn ăn, cánh bị thương không bay lên được.

b. Sáng hôm sau, tôi vẫn thấy nó thản nhiên đi lại quanh lều với một bên cánh còn hơi sã xuống.

Hướng dẫn trả lời:

a. Hình ảnh nhân hóa: chú én “tò mò”

→ Tác dụng: tăng tính biểu cảm cho hành động của chú chim én, đồng thời khắc họa sự tinh nghịch, ngây thơ, đáng yêu của chú chim én nhỏ tuổi. Từ đó, tăng tính biểu cảm, hấp dẫn cho câu văn, đoạn truyện.

b. Hình ảnh nhân hóa: “thản nhiên” đi lại quanh lều

→ Tác dụng: tăng tính biểu cảm cho hành động đi lại quanh lều của chú chim én, khắc họa sự tự nhiên, tự tại, không chút lo lắng, sợ hãi của chú chim nhỏ. Từ đó, giúp câu văn trở nên hấp dẫn, thú vi, và người đọc dễ dàng cảm nhận được trạng thái của chú chim én.

Câu 5 trang 118 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng:

a. Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi.

b. Chúng đậu thành từng vạt như những đám hoa lá ai ngẫu hứng xếp trên mặt đất.

c. Cửa hang thứ hai thông lên mặt đất như cái giếng khổng lồ đón khí trời và ánh sáng.

Hướng dẫn trả lời:

a. Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi.

BPTT: nhân hóa (gọi én là “bạn thiếu niên” với hành động như con người “ngủ nướng”)

→ Tác dụng: tạo sự đáng yêu, tinh nghịch cho những chú én, từ đó tăng tính biểu cảm, gợi hình và sinh động cho câu văn

b. Chúng đậu thành từng vạt như những đám hoa lá ai ngẫu hứng xếp trên mặt đất.

BPTT: so sánh (chim đậu thành từng vạt – đám hoa lá xếp trên mặt đất)

→ Tác dụng: giúp người đọc dễ liên tưởng, tưởng tượng hình ảnh những chú chim xếp thành từng đàn, từ đó tăng tính tượng hình và biểu cảm cho câu văn

c. Cửa hang thứ hai thông lên mặt đất như cái giếng khổng lồ đón khí trời và ánh sáng.

BPTT: so sánh (cửa hang thông lên mặt đất – giếng khổng lồ)

→ Tác dụng: giúp người đọc dễ dàng liên tưởng, tưởng tượng hình dáng và chứa năng của cửa hang Én, từ đó tăng tính biểu cảm cho câu văn

————————————————-

>> Tiếp theo: Soạn Cửu Long Giang ta ơi

Ngoài bài Soạn Ngữ văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 118 trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Tài liệu tham khảo:

  • Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về hang Én
  • Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)
  • Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ.