Soạn bài Sự sống và cái chết KNTT được TaiLieuViet.vn tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Trước khi đọc

Câu hỏi trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, những điều đã khiến tôi suy nghĩ, băn khoăn hoặc tò mò như: thứ gì trên Trái Đát đã giúp duy trì sự sống của sinh vật, những thứ Trái Đất có thì các hành tinh khác có không; vì sao các sinh vật chỉ có tuổi thọ nhất định…

Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Dự đoán nội dung cụ thể sẽ được triển khai trong bài viết qua nhan đề và đoạn thứ nhất?

Dựa vào nhan đề và đoạn thứ nhất, bài viết bàn về sự sống của các loài trên Trái Đất.

2. Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến “du hành” ngược thời gian có ý nghĩa gì?

Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến “du hành” ngược thời gian để giới thiệu về sự sống trên Trái Đất trong quá khứ, trước khi có mặt loài người, khi các sinh vật chưa đa dạng như ngày nay.

3. Chú ý các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn (3), đoạn (4) và tác dụng của chúng.

– Các thuật ngữ chuyên ngành sinh học: động vật, thích nghi, đào thải, sinh vật đơn bào, động vật nguyên sinh, động vật đa bào, tuyệt chủng, tên một số loài sinh vật, ổ sinh thái, tiến hóa, sinh tồn, vật vô sinh, chọn lọc tự nhiên.

– Việc sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành nhằm tăng sức thuyết phục và độ chính xác cho các thông tin về sinh học (cụ thể là sự sống, sự đa dạng và phát triển của các sinh vật trên Trái Đất) được nêu ra trong đoạn văn.

4. Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là gì?

Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là: các vật vô sinh không phải đấu tranh để sinh tồn, không bị đe dọa tuyệt chủng, không phải tuân theo chọn lọc tự nhiên, tức là không có sự sống và cái chết như các sinh vật.

Sau khi đọc

Nội dung chính:

Văn bản bàn về sự sống và cái chết của muôn loài trên Trái Đất, thông qua việc tái hiện tiến trình phát triển của các loài sinh vật, bài viết chỉ ra sự song hành của sự sống và cái chết cũng như ý nghĩa của cái chết đối với sự sống.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

– Văn bản viết về đề tài sự sống của muôn loài trên Trái Đất.

– Văn bản đã tiếp cận vấn đề từ lịch sử tồn tại và biến mất của các loài trên Trái Đất, tìm ra ý nghĩa của những “cái chết” đối với việc hình thành các “sự sống”.

Câu 2 trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

– Những thông tin chính trong văn bản: lịch sử sự sống diễn ra theo 2 hướng; sự hiện diện của các loài sinh vật trên Trái Đất vào 3 tỉ năm trước và 140 triệu năm trước; các sinh vật đơn bào, đa bào đã xuất hiện trên Trái Đất; một số loài sinh vật đã tuyệt chủng; các loài tiến hóa và hoàn thiện để sinh tồn; sự khác nhau giữa sinh vật và vật vô sinh.

– Tác giả sắp xếp các thông tin theo trật tự:

+ Khái quát về lịch sử sự sống trên Trái Đất.

+ Sự sống trên Trái Đất cách đây 3 tỉ năm và 140 triệu năm thông qua sự có mặt của các sinh vật.

+ Sự ra đời và tuyệt chủng của một số sinh vật.

+ Tìm ra nguyên nhân vì sao các loài tiến hóa và tự hoàn thiện.

Câu 3 trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

Sự sống và cái chết

Câu 5 trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

– Thông điệp: Con người không nằm ngoài quy luật sinh tồn của vạn vật, không những có cái chết mà còn bị đe dọa tuyệt chủng. Vậy nên, nếu không tự hoàn thiện mình, con người sẽ rơi vào nguy cơ bị xóa sổ.

– Thông điệp: Trong nghịch cảnh thường sẽ phát kích sức sáng tạo để tìm ra giải pháp cho các vấn đề.

– Thông điệp: Cái chết là một phần của sự sống, cuộc sống này hữu hạn. Do đó, con người cần sống một cuộc đời có ích.

Câu 6 trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

– Văn bản “Sự sống và cái chết” cung cấp thông tin khoa học về Trái Đất, lịch sử sự sống trên Trái Đất.

– Tính chính xác, khách quan thể hiện ở việc:

+ Trong văn bản “Sự sống và cái chết” có rất nhiều những thông tin xác thực: số liệu về thời gian (3 tỉ năm trước, 500 triệu năm, 140 triệu năm trước, 65 triệu năm, 300000 năm, 13,7 tỉ năm), tên các loài động vật, kỉ địa chất, vụ nổ Bích Beng

+ Ngôn ngữ của văn bản “Sự sống và cái chết” sáng rõ, đơn nghĩa, sử dụng nhiều câu đơn; thuật ngữ khoa học của các lĩnh vực sinh học, địa lý, hóa học…

– Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng làm tăng tính hiệu quả tác động đối với người đọc.

+ Tác giả kể lại một phần quá trình sự sống diễn ra trên Trái Đất thông qua các mốc thời gian và các sinh vật xuất hiện trong thời điểm đó.

+ Tác giả miêu tả sự sống trên Trái Đất (như trong đoạn “cảnh tượng đa sắc của hoa … len lỏi trong rừng rậm”)

+ Yếu tố biểu cảm lồng ghép trong những cụm từ chỉ thái độ (được chiêm ngưỡng, được nghe, thích thú, sợ cứng người…) và trong giọng điệu của từng đoạn văn.

+ Yếu tố nghị luận thể hiện ở những lí lẽ đưa ra để lập luận, làm sáng tỏ vấn đề (đặc biệt ở đoạn 3 – bàn về thực trạng xuất hiện và tuyệt chủng của sinh vật, và đoạn 4 – bàn về mối quan hệ giữa sự sống và cái chết), thể hiện ở những dẫn chứng xác đáng, tiêu biểu (các con số cụ thể, tên các loài động vật).

Câu 7 trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

– Có thể đổi nhan đề của văn bản thành “Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất”, vì nội dung chính của văn bản được trích ở đây chủ yếu xoay quanh sự xuất hiện và biến mất của các loài sinh vật trên Trái Đất. Tuy nhiên, nếu đổi nhan đề sẽ làm mất sự cô đọng, mất những ý nghĩa sâu xa của văn bản.

Câu 8 trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

Văn bản đã giúp tôi nhận ra sự hữu hạn và nhỏ bé của con người trong lịch sử sự sống của Trái Đất. Đồng thời, giúp tôi hiểu rằng con người cũng nằm trong trật tự của vạn vật, bị cái chết – sự tuyệt chủng đe dọa. Con người không phải sinh vật sẽ vĩnh viễn tồn tại. Văn bản giúp tôi suy ngẫm nhiều hơn đến ý nghĩa của cuộc sống, và bản thân cần làm gì để duy trì sự sống.

Kết nối đọc – viết

Bài tập trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu. Trình bày thông tin đó bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ).

Đoạn văn tham khảo:

Trĩ sao là một loài chim lớn, trên bộ lông đen lấm tấm những đốm trắng như các vì sao, đầu nhỏ và quanh mào có lông vũ màu trắng dựng đứng. Người ta biết rất ít về loài này trong tự nhiên, chỉ biết rằng trĩ sao là loài chim nhút nhát và hay lảng tránh người. Trĩ sao chủ yếu ăn lá cây, hoa quả, sâu bọ, dòi, nhộng và các động vật nhỏ. Chúng sinh sống trong các khu rừng thuộc Việt Nam, Lào và Malaysia ở Đông Nam Á. Chúng có hai phân loài: Trĩ sao Việt Nam và trĩ sao Mã Lai. Ở Việt Nam, trĩ sao sống ở độ cao lên đến 1700-1900m, tập trung ở Nam Trung Bộ. Trĩ sao được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, và do sự mất môi trường sống đang diễn ra cũng như việc săn bắn thái quá trong một số khu vực nên loài sinh vật này được đánh giá là sắp bị đe dọa.

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Sự sống và cái chết KNTT. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 10 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 KNTT…