Soạn bài Ôn tập trang 30 – Ngữ văn 7 CTST Tập 1 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 30 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau bằng cách điền vào bảng dưới đây (làm vào vở):

Văn bản

Phương diện
so sánh

Lời của cây Sang thu
Điểm giống nhau
(nội dung, nghệ thuật)
Điểm khác nhau
(nội dung, nghệ thuật)

Hướng dẫn trả lời: Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản như sau:

Văn bản

Phương diện
so sánh

Lời của cây Sang thu
Điểm giống nhau
(nội dung, nghệ thuật)

– Nội dung:

  • những cảm nhận, rung cảm của con người về thế giới thiên nhiên
  • sự giao cảm, tương giao giữa con người và thiên nhiên

– Nghệ thuật:

  • sử dụng thể thơ bốn chữ, dùng nhiều vần chân để gieo vần
  • sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nhân hóa
Điểm khác nhau
(nội dung, nghệ thuật)
– Đề tài: sự phát triển của mầm cây, tình yêu và nâng niu của tác giả đối với sự sống bé nhỏ – Đề tài: những biến chuyển thong thả và tinh tế của đất trời trong thời khắc giao mùa, chuyển từ mùa hạ sang mùa thu
– Chủ đề: tình yêu và sự bảo vệ dành cho mầm cây, sự sống trên Trái Đất – Chủ đề: tình yêu thiên nhiên đất trời từ những biến chuyển nhỏ nhặt nhất

Câu 2 trang 30 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về thể thơ, vần, nhịp của khổ thơ sau:

Hướng dẫn trả lời: Nhận xét như sau:

– Thể thơ: năm chữ

– Vần thơ:

  • Vần chân: nghé – nhẹ; đây – đầy
  • Vần lưng: không óc

– Nhịp thơ: 3/2

Câu 3 trang 30 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Đọc đoạn văn sau và cho biết có thể lược bỏ ba từ được gạch dưới hay không. Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

– Không thể lược bỏ các từ gạch chân (mãi, vẫn, không)

– Bởi vì: các từ này đều là các phó từ bổ sung ý nghĩa quan trọng trong câu:

  • Phó từ “mãi” bổ sung ý nghĩa về thời gian cho “rền rĩ” → Cho thấy được sự kéo dài rất lâu của hành động gọi rền rĩ của chú voi
  • Phó từ “vẫn” bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn, kéo dài và lặp lại của sự kiện sau đó “không thấy người quản tượng đi ra”
  • Phó từ “không” bổ sung ý nghĩa phủ định cho hành động “thấy” → Con voi không thể nhìn thấy được hình ảnh người quản tượng đi ra

➜ Nếu thiếu các phó từ này, nội dung của câu sẽ bị thay đổi.

Câu 4 trang 30 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Em rút ra được bài học gì khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?

Hướng dẫn trả lời:

Điều rút ra khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ là cần phải:

  • Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận của người viết về cuộc sống
  • Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm nhận của bản thân về cuộc sống
  • Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị
  • Giao vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ
  • Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản
  • Đảm bảo đủ số chữ (bốn hoặc năm chữ) ở mỗi dòng thơ theo yêu cầu của thể loại

Câu 5 trang 30 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Hãy chọn một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của mình về bài thơ đó.

Hướng dẫn trả lời:

Ngoài ra, HS tham khảo thêm nhiều đoạn văn mẫu hay khác tại đây:

  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ ngắn gọn
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ: Lời của cây
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ: Sang thu
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ: Con chim chiền chiện
  • Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ: Nắng hồng

Câu 6 trang 30 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Vì sao khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ?

Hướng dẫn trả lời:

Khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ vì chúng sẽ giúp bản tóm tắt trở nên ngắn gọn, khoa học, logic và dễ hiểu. Như vậy, ta sẽ nắm bắt được nội dung cốt lõi của bài nói, chủ động trong việc ghi chép cũng như trao đổi, đặt câu hỏi hoặc phản biện ý kiến của người nói.

Câu 7 trang 30 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên giúp chúng ta hiểu hơn về vẻ đẹp và ý nghĩa của thiên nhiên đối với cuộc sống này. Từ đó biết quan tâm hơn và bảo vệ cho thiên nhiên, môi trường xung quanh xanh sạch đẹp.

————————————————-

>> Tiếp theo: Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.