Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống nằm trong chương trình học môn Ngữ Văn lớp 12, giúp các bạn biết cách soạn bài lớp 12, biết thế nào là một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, nắm được các làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. Chúc các bạn học tốt môn Ngữ văn 12 với bài soạn Nghị luận về một hiện tượng đời sống dưới đây.
- Soạn bài Tây Tiến
- Soạn bài lớp 12: Mấy ý nghĩ về thơ
- Soạn bài lớp 12: Đô-xtôi-ép-xki
- Soạn bài lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Nghị luận xã hội về hiện tượng nghiện Internet
Mục Lục
Toggle1. Soạn bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống mẫu 1
1.1. Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)
a, Tìm hiểu đề
– Hiện tượng: việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân – vì tình thương “dành hết chiếc bánh thời gian của mình” – chăm sóc cho mẹ và những người bị bệnh hiểm nghèo.
– Những ý chính cần có:
+ Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên.
+ Lấy dẫn chứng về những tấm gương sáng về lòng vị tha: thế hệ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.
+ Bên cạnh đó, vẫn còn một số lối sống ích kỷ, vô tâm của một số thanh niên…
+ Dẫn chứng: Từ thực thế cuộc sống.
+ Cần vận dụng các thao tác: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.
b, Lập dàn ý
* Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân rồi dẫn đề văn, nêu vấn đề “chia chiếc bánh mì của mình cho ai ?”
* Thân bài
– Tóm tắt hiện tượng Nguyễn Hữu Ân.
– Phân tích hiện tượng.
– Ý nghĩa, bài học rút ra.
– Mở rộng vấn đề
* Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của mình.
1.2. Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)
– Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
– Diễn đạt cần cần chuẩn xác, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.
1.3. Luyện tập
Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
a,
* Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng: Nhiều thanh niên, sinh viên VN du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ để học tập, rèn luyện để trở về góp phần xây đất nước.
* Hiện tượng ấy diễn ra: Diễn ra vào đầu thế kỉ XX.
b, Các thao tác lập luận
– Phân tích: mải chơi bời, không làm gì cả, sống già cỗi, thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai đất nước.
– So sánh: nêu hiện tượng thanh niên sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù.
– Bác bỏ: “Thế thì thanh niên của chúng ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả”.
Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Lập dàn ý
a, Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận
b, Thân bài
– Giải thích vấn đề
+ In-ter-net là một phương tiện thông tin bổ ích giúp cho con người – đặc biệt là sinh viên, học sinh có thể tra cứu những thông tin cho việc học tập.
+ Ka-ra-ô-kê là một loại hình giải trí lành mạnh, sinh viên sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng.
– Thực trạng vấn đề
+ Bên cạnh những lợi ích mà hai loại hình trên mang lại, ở nhiều bạn trẻ thì Ka- ra – ô – kê và in – ter – net vẫn bị lạm dụng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
+ Tình trạng nghiện đang là “phong trào” sôi nổi trong giới trẻ hiện nay.
– Nguyên nhân
+ Chủ quan: Do ham chơi thiếu ý thức học tập…
+ Khách quan: Do bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo, thiếu sự quan tâm của gia đình…
– Hậu quả:
+ Ảnh hưởng đến thời gia, sức khỏe, tiền bạc.
+ Ảnh hưởng xấu đến tác phong đạo đức, lối sống..
– Biện pháp giải quyết:
+ Cần phải có những biện pháp thích hợp
+ Phụ huynh cần quan tâm tới con em nhiều hơn.
+ Nhà trường cần có các biện pháp kỉ luật.
+ Bản thân mỗi học sinh cần có ý thức…
– Liên hệ và mở rộng vấn đề
c. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân trước hiện tượng trên.
2. Soạn bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống mẫu 2
2.1. Cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
2.1.1. Dạng đề bài (xem SGK)
- Đề bài nêu lên một hiện tượng trong đời sống qua một số thông tin vắn tắt về một câu chuyện lạ lùng của một con người có thật (chàng thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007 Nguyễn Hữu Ân).
- Yêu cầu của đề: bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng đó.
2.1.2. Các bước thực hiện
Có thể thực hiện theo 3 bước sau đây:
a) Tìm hiểu đề bài
- Xác định hiện tượng cần bàn luận: một tấm gương tốt của tuổi thanh niên rất đáng học tập.
- Suy nghĩ về nội dung bàn luận:
- Bàn luận những ý gì: (luận điểm)
- Minh họa những dẫn chứng nào? (luận cứ)
- Xác định cách lập luận: vận dụng những thao tác lập luận nào?
b) Lập dàn ý
- Mở bài: giới thiệu hiện tượng cần nghị luận, nhấn mạnh đặc điểm của nó.
- Thân bài: bàn luận về hiện tượng đó:
- Đúng, đẹp như thế nào? vì sao lại là câu chuyện lạ lùng?
- Đáng ghi nhận, ngợi ca, đáng học tập như thế nào?
- Ớ góc độ riêng của mình (học sinh lớp 12), sẽ đi sâu bàn luận điều gì đặc biệt?
- Có cho đó là hiện tượng “phi thường”, cá biệt, khó có thể học tập không?, vv…
- Kết bài: Nêu suy nghĩ sâu sắc nhất của bản thân trước hiện tượng đó.
c) Viết bài
- Dựa vào dàn ý đã lập (có thể khác dàn ý này) để viết thành bài văn mang suy nghĩ riêng của mình.
- Có thể bàn luận toàn diện, cũng có thể chỉ đi sâu vào suy nghĩ tâm huyết nhất của mình. (Để bài viết cập nhật, cần đọc kĩ tư liệu tham khảo về câu chuyện của Nguyễn Hữu Ân).
2.1.3. Rút ra kết luận
Có thể rút ra hai kết luận sau:
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội.
- Bài nghị luận cần nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết bằng các thao tác lập luận phù hợp; cần chọn góc độ riêng để bàn luận nhằm nêu lên những suy nghĩ của riêng mình.
2.2. Luyện tập
2.2.1. Đọc văn bản của Nguyễn Ái Quốc và trả lời câu hỏi.
a) Điều mà tác giả Nguyễn Ái Quốc bàn là hiện tượng thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ (những năm 20 của thế kỉ XX): sống không có lí tưởng, mục đích, thiếu nghị lực, chí tiến thủ, chỉ biết vui chơi, hưởng thụ cá nhân mà không biết học tập cho bản thân, cho nước nhà, cho dân tộc. Ngày nay, hiện tượng đó không phải không còn ở một số thanh niên nhất định, cần phải cảnh báo và chấn chỉnh lại.
b) Trong văn bản, Bác Hồ đã sử dụng các thao tác lập luận: so sánh, phân tích và bình luận.
c) Cách viết của Bác rõ ràng, trong sáng, lập luận chặt chẽ, giọng văn tâm huyết, đầy thuyết phục.
2.2.2. Bàn về hiện tượng “nghiền” ka-ra-o-kê và in-tơ-net trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
Bài này anh (chị) tự làm và cần nêu rõ chủ kiến của mình trước hiện tượng đời sống đó.
Nghị luận xã hội về hiện tượng nghiện Internet
2.3. Tư liệu tham khảo
Tư liệu tham khảo này là một tài liệu tốt, giúp ích thiết thực cho việc làm đề tài trên đây. cần đọc kĩ, tự rút ra những điều cần thiết (về ý, về dẫn chứng) cho bài làm của mình.
Bài văn mẫu 1: Nghị luận về hiện tượng ăn mặc sexy của giới trẻ hiện nay
Trước đây, khi đời sống kinh tế còn khó khăn, con người chỉ nghĩ đến việc “ăn no, mặc ấm”. Còn ngày nay, khi nền kinh tế xã hội phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng lên và phải hội nhập với văn hóa thế giới nên con người hướng đến “ăn ngon, mặc đẹp”. Những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của phong cách thời trang hiện đại là các bạn thanh niên, đặc biệt là các bạn nữ sinh.
Trước đây, phụ nữ Việt Nam luôn tự hào mang trong mình vẻ đẹp đẹp đằm thằm, dịu dàng trong trang phục áo dài truyền thống hoặc chiếc áo bà ba thướt tha. Những trang phục truyền thống đó làm toát lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam – một vẻ đẹp rất riêng biệt, khác biệt với những người phụ nữ ở các quốc gia khác. Dần dần tà áo dài trở thành nét đẹp văn hóa – biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Đến bây giờ, khi nền văn hóa Việt Nam hội nhập với nền văn hóa thế giới thì người phụ nữ Việt Nam bên cạnh vẻ đẹp dịu dàng cũng phải rất hiện đại và năng động. Các bạn nữ sinh ở lứa tuổi 15 – 18 hội nhập văn hóa thời trang rất nhanh. Bên cạnh đồng phục trường, lớp các bạn cũng chọn cho mình những trang phục rất trẻ trung và hợp với lứa tuổi, đó là áo phông, quần jean hoặc những chiếc váy rất cá tính. Nhưng có một hiện tượng chúng ta cần quan tâm là các bạn nữ ăn mặc sexy, đó là các chiếc áo ngắn nửa thân, những chiếc quần bò mài rách ngắn chỉ đến ngang đùi hoặc những chiếc váy chỉ dài chưa được 30 cm. Các bạn nữ sinh diện các trang phục này, có thể họ nghĩ rằng đó là sành điệu, hợp thời trang, hoặc đó mới là phong cách trẻ trung, hội nhập với thời trang châu Âu, quốc tế. Mặc các trang phục đó sẽ giúp các bạn ấy thu hút được sự chú ý của mọi người, và sẽ làm cho các bạn thực sự nổi bật giữa đám đông.
Tuổi trẻ vốn thích những điều mới lạ và khác biệt. Đúng là khi mặc trên người những trang phục đó các bạn sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người, thậm chí là những sự chầm chồ hoặc những cái nhìn tò mò. Chỉ có điều đó không phải là sự khen ngợi rằng bạn xinh đẹp, bạn trẻ trung mà đó là sự đánh giá về con người bạn rằng bạn là người không lịch sự và là người không biết cách ăn mặc. Những trang phục đó, xét về một mặt nào đó, thì chúng không lịch sự bởi chúng quá ngắn hoặc quá rách, đó không phải là thời trang mà đó là thảm họa. Những trang phục đó được đánh giá là thời trang chỉ khi chúng được trình diễn bởi các người mẫu trên sàn catwalk, chứ chúng không thể mặc khi ra ngoài. Có những bạn nữ sinh mặc áo có cổ quá thấp có thể hở ngực hoặc những chiếc quần siêu ngắn chỉ cần ngồi xuống là sẽ nhìn thấy cơ thể bên trong hoặc có những bạn còn mặc những chiếc áo ren mà nhìn rõ cả nội y. Đó thực sự là những trang phục gây phản cảm bởi chúng thực sự không hợp với văn hóa người Việt là kín đáo và nữ tính. Những người mặc những trang phục đó, chính họ đã tự làm mất đi giá trị bản thân mình bởi người khác sẽ đánh giá bản chất con người họ thông qua trang phục mà họ đang mặc trên người. Mọi người sẽ đánh giá họ không hiểu thế nào là thời trang và không hiểu thế nào là văn hóa. Hơn thế nữa, họ là nữ sinh, là những người hơn ai hết phải biết tiếp thu những văn hóa hiện đại và xu hướng quốc tế, họ phải ăn mặc đẹp và hợp thời trang để tạo nên phong cách trẻ trung, năng động cho thế hệ trẻ Việt Nam, nhưng ngược lại dần dần họ đang đánh mất đi chính mình.
Trang phục tạo nên vẻ đẹp của một con người và chúng góp phần tạo dựng hình ảnh của một người trong con mắt của người khác và của toàn xã hội nhất là đối với người phụ nữ. Các bạn nữ sinh ở tuổi mới lớn, các bạn hãy chọn cho mình phong cách thời trang hợp với lứa tuổi và hợp với văn hóa xã hội. Dù các bạn muốn mình trở thành một người thu hút mọi ánh nhìn đi chăng nữa thì các bạn cũng nên chú ý đến giới hạn xã hội vốn có để bạn không làm mất đi hình ảnh của chính mình. Trang phục đẹp là trang phục phù hợp với vóc dáng của người mặc và phù hợp với văn hóa của từng đất nước, vùng, miền.
Xem thêm các bài văn mẫu Hãy nêu suy nghĩ của em về trang phục của giới trẻ hiện nay
Bài văn mẫu 2: Nghị luận xã hội về hiện tượng ô nhiễm môi trường hiện nay
Hàng ngày trên các phóng sự, bản tin đâu đâu cũng thấy nói những cụn từ như băng tan, Trái Đất nóng lên, mưa axit, biến đổi khí hậu toàn cầu hay lại thêm những vùng đất mới trở thành bãi rác công nghiệp. Tất cả đều là những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây nên. Còn rất nhiều, rất nhiều những cụm từ khác liên quan đến môi trường mà luôn được cập nhật hàng ngày. Đã từ lâu những thông tin về ô nhễm môi trường được mọi người trong xã hội quan tâm và đăc biệt chú ý. Bởi mọi người đã ý thức được những tác hại mà nó gây ra. Và ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng hiện nay.
Tại sao tôi lại nói rằng ô hiễm môi trường là một vấn đề nóng. Bởi vấn đề ấy ngày càng trở nên trầm trọng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người cũng như các loài động thực vật sinh sống trên Trái Đất. Nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về ô nhiễm môi trường. Có người vẫn chỉ hiểu đơn thuần nó như một hiện tượng xấu nào đó ma không biết những tác nhân, hậu quả hay cụ thể hơn là những biểu hiện của nó. Chính vì thế hôm nay tôi sẽ giúp họ hiểu hơn về những nội dung này. Trước tiên là khái niệm ô nhễm môi trường. Môi trường là khái niệm chỉ toàn bộ mọi thứ xung quanh con người, được hiểu như tất cả điều kiện tự nhiên và vật chất mà Trái Đất có được. Nhưng thông thường về ô nhiễm môi trường, người ta chỉ chia ra thành ba loại chính đó là đất, nước và không khí. Ba thành phần này là những bộ phận cơ bản nhất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người cũng như các loài động thực vật khác. Thật vậy, chẳng ai hay bất kì sinh vậ nào có thể sống thiếu những thành tố trên. Đất là nơi sinh sống, là nơi trú ngụ của mọi sinh vật. Nước là sự sống. Con người có thể không ăn nhưng không thể thiếu nước. Bạn cứ tưởng tượng một ngày bị “mất” nước cuộc sống của bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh như thế nào?. Hay không khí. Mất không khí bạn sẽ không thể thở. Chỉ cần ngừng thở hơn một phút, tim bạn sẽ ngừng hoạt động và bạn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo rồi đó. Khi ba thành tố này bị ô nhiễm, bạn cũng có thể hiểu như chúng đang dần mất đi. Sự tàn phá của ô nhiễm môi trường cũng không khác gì so với hậu quả của chiến tranh thế giới. Ô nhiễm môi trường cứ từng bước gây hại, một cách từ từ và lâu dài. Đầu tiên, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của các sinh vật trên Trái Đất. Sức khỏe con người, sự tồn tại và phát triển của các loài động thực vật khác. Tại sao nó ảnh hưởng thì tôi đã nói ở trên rồi. Vậy ảnh hưởng như thế nào? Thì trước hết là về vấn đề sức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường gây ra hiện tượng thủng tầng ozon mà ai cũng biết tầng ozon là lá chắn bảo vệ Trái Đất của chúng ta khỏi những tác nhân gây hại như tia cực tím, tia uv, các xung cường độ sóng có hại. Lá chắn này bị hủy hoại đã gây ra rất nhiều những vấn đề về môi trường. Tia cực tím, tia uv.. là các tác nhân chính gây ra các bệnh khó chữa ở người mà điển hình là ung thư. Mặc dù nhiều căn bệnh hiện nay đã có phương pháp chữa trị tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được cao. Sức khỏe con người bị đe dọa là vậy, các loài động thực vật khác cũng không tránh khỏi. Ô nhiễm môi trường với những đợt mưa axit ảnh hưởng trực tiếp đến thực vật, cháy rừng thiêu rụi biết bao đa dạng sinh học, làm mất đi nơi cư trú của biết bao loài động vật hoang dã. Biến đổi khí hậu đột ngột dẫn đến sự tuyệt chủng của biết bao loài động vật quý hiếm. Nước biển dâng còn mang nguy cơ nhấn chìm nhiều nên văn minh nhân loại.
Vậy chẳng lẽ con người lại để cho môi trường cứ tiếp tục ô nhiễm mà đe dọa sự sống của chính mình? Không! Con người không như vậy. Họ đã tìm ra những nguyên nhân và giải pháp phù hợp nhằm cải thiện cũng như cải tạo và phục hồi môi trường. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có thể kể đến là ý thức con người, sự phát triển công nghiệp như vũ bão kéo theo nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Như nước thải công nghiệp, khí thái, rác thải không xử lý được. Và nguy hiểm hơn là rác thải của lò điện nguyên tử, rác thải của chiến tranh còn tồn đọng nguy hại trực tiếp đến con người. Ngoài ra, môi trường ngày càng ô nhiễm cũng một phần do sự quản lý của nhà nước đối với người dân quốc gia là chưa chặt chẽ. Cụ thể đối với Việt Nam, những điều luật liên quan đến môi trường còn chưa thiết thực hoàn toàn, vẫn còn chưa phù hợp đối với hành vi vi phạm khiến cho những hành động làm tổn hại đến môi trường vẫn cứ thế mà tiếp tục diễn ra bất chấp sự can thiệp của nhân tố bên ngoài. Môi trường bị hủy hoại, đồng nghĩa cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất cũng bị hủy hoại. Để tình trạn ấy không diễn a, con người đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục. Chẳng hạn như đưa ra những sáng kiến cải tạo môi trường, những phát minh cải tạo môi trường, những biện pháp để nâng cao ý thức môi trường của mọi người. Đã có rất nhiều cuộc vận động vì môi trường như ngày Trái Đất, giờ Trái Đất, chiến dịch trồng cây xanh để bảo vệ môi trường, lên án những hành động gây hại nghiêm trọng đến môi trường, xử phạt những hành vi gây nguy hại, thường xuyên có những hoạt động giáo dục ý thức con người, làm những hồi chuông báo động cảnh tỉnh con người….. Rất nhiều, rất nhiều những biện pháp nhằm cải thiện môi trường trong sạch hơn.
Môi trường rất quan trọng với mọi sinh vật trên Trái Đất này. Môi trường bị ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến con người mà còn cả các loài động thực vật khác. Không bảo vệ môi trường, nguy cơ cuộc sống của chúng ta bị hủy hoại càng lớn. Trái Đất bị hủy diệt kéo theo sự sống cũng lụi tàn. Chính vì vậy hãy tự vấn bản thân mình để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của chính bạn và lan tỏa bầu nhiệt huyết bảo vệ môi trường ấy cho mọi người xung quanh. Hãy chung tay bảo vệ môi trường vị chính cuộc sống của bạn và những người thân yêu.
Xem thêm các bài văn mẫu Nghị luận xã hội về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay
Bài văn mẫu 3: Nghị luận xã hội về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay
Mỗi thời đại sẽ có những cách khác nhau để liên lạc, trao đổi thông tin. Ngày xưa, con người thường viết thư và chờ đợi những bức thư phản hồi, thời gian rất rất là lâu vì khoảng cách xa xôi, vì phương tiện,… Nhưng ngày nay, khi nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, thì những bức thư chờ đợi đó được thay thế bằng những cú click những dòng enter của phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng cũng vì quá lạm dụng bởi tốc độ nhanh chóng đó, sự tiện lợi đó mà các bạn trẻ hiện nay tự tập cho mình một lối sống không lành mạnh- sống ảo.
Chúng ta hãy tự đặt câu hỏi, Sống ảo là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ chìm đắm, đêm mê vào lối sống không hiện thực này?
Sống ảo là một cách sống không thực tế, hoang tưởng, mờ hồ, không tồn tại trong cuộc sống. Sống ảo khiến cho các bạn trẻ đánh mất đi quyền giao lưu, quyền được vui chơi tham gia vào những chương trình, vào những hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Và bạn ngồi đó và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người trên khắp thế giới. Đây cũng chính là lẽ mà rất nhiều bạn đam mê nó. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram, Zalo, Twitter…và vô số trang mạng xã hội khác nữa. Việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Nhưng nếu nó trở nên quá mức. Hàng giờ, hàng ngày bạn ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những nguwoif xa lạ. Nhưng! Những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất họ, bỏ qua sự tồn tại của họ. Một thế giới ảo, tạo cho bạn một viễn tưởng về cuộc sống vô cùng tươi đẹp và hấp dẫn. Trên đó, mỗi người có thể xây dựng cho mình một hình tượng trong mơ, những ngôi nhà, những hình ảnh tuyệt đẹp, và có vô số vô số những người bạn nhưng chưa bao giờ gặp mặt ở ngoài cuộc sống. Và vì thế, nhiều hệ lụy đã xảy ra, vì muốn được tung hô, nổi tiếng, nhiều bạn trẻ đã biến mạng xã hội là một bước đã tiến thân, đăng những hình ảnh không lành mạnh để mong nhận được sự chú ý của mọi người, hay sử dụng những lời nói không văn mình nhằm thể hiện bản lĩnh của mình. Những anh hùng bàn phím được ra đời từ đây. Những người đó đã gây ra không ít những mâu thuẫn, những thông tin sai lệch cho mọi người, Hệ lụy cao hơn, đó chính là làm ảnh hưởng xấu đến người khác, mang một lối sống lệch lạc, tinh thần không ổn định, khiến không ít người đi theo vết xe đổ này. Việc giao lưu, kết bạn trên mạng đã xuất hiện nhiều tình yêu online. Đây không hẳn là tình trạng xấu, điều sai, nhưng nó cũng gây ra nhiều trường hợp không tốt, như dễ bị lợi dụng, lừa lọc, và trở thành mục tiêu của rất nhiều kẻ xấu. Kết quả để lại là sự hối hận, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Thật sự đây là điều nguy hiểm mà các bạn khó có thể lường trước được.
Khi các bạn dành thời gian lên mạng, chìm đắm vào một thế giới ảo không hiện thực thì đến lúc bước ra thế giới thật, các bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy lạ lẫm, không thể nào xác định cho mình được một hướng đi đúng đắn. Đôi khi trầm trọng hơn, là lúc bạn nhận ra, tình cảm của mình và bố mẹ ngày càng bị rạn nứt, bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn. Xã hội phát triển là điều tốt, một thế giới mà sự kết bạn và giao lưu được nhanh chóng và xích lại gần nhau hơn nhưng hãy cho nó đi vào một hường đúng và hợp lý. Đừng sống ảo.
Sống ảo chính là một căn bệnh khó có thể chữa được. Nó như con sâu đang ăn dần sức khỏe và tinh thần của các bạn trẻ. Vì vậy, hãy sống lành mạnh, sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn. Đừng để nó giết chết đi tâm hồn của bạn.
3. Soạn bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống mẫu 3
3.1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Câu 1:
– Hiện tượng: việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân – vì tình thương “dành hết chiếc bánh thời gian của mình” – chăm sóc cho mẹ và những người bị bệnh hiểm nghèo.
– Những ý chính cần có:
+ Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên.
+ Lấy dẫn chứng về những tấm gương sáng về lòng vị tha: thế hệ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.
+ Bên cạnh đó, vẫn còn một số lối sống ích kỷ, vô tâm của một số thanh niên…
+ Dẫn chứng: Từ thực thế cuộc sống.
+ Cần vận dụng các thao tác: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.
b, Lập dàn ý
* Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân rồi dẫn đề văn, nêu vấn đề “chia chiếc bánh mì của mình cho ai ?”
* Thân bài
– Tóm tắt hiện tượng Nguyễn Hữu Ân.
– Phân tích hiện tượng.
– Ý nghĩa, bài học rút ra.
– Mở rộng vấn đề
* Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của mình.
Câu 2
– Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
– Diễn đạt cần cần chuẩn xác, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.
3.2. Luyện tập
Câu 1. Đọc văn bản và trả lời câu hỏi
a. Nội dung:
Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng: sự lãng phí thời gian của thanh niên An Nam. Hiện tượng này diễn ra vào những năm đầu thế kỉ XX với hoàn cảnh xã hội nước ta ngày nay, hiện tượng ấy vẫn còn.
b. Các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bình luận.
Chẳng hạn: thao tác lập luận, so sánh.
Tác giả so sánh thanh niên An Nam với thanh niên Trung Hoa.
c. Các dùng từ giản dị không hoa mĩ, câu văn chuẩn mực gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước một mạch suy luận. Cách diễn đạt trong sáng, mang tính thuyết phục cao.
Ví dụ: “Nhưng chúng ta… mà thôi”
Câu 2. Bàn về hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-ter-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
Ka-ra-ô-kê và in-ter-nét là một trong những trò giải trí đặc biệt được nhiều bạn trẻ ưa thích hiện nay; đến mức có thể gọi là “nghiện”.
b. Thân bài:
– Thực trạng việc sử dụng ka-ra-ô-kê và in-ter-nét trong thời đại ngày nay.
– Ý nghĩa tích cực và mặt trái tiêu cực của nó đối với thế hệ trẻ.
– Nguyên nhân của hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-ter-nét.
– Những hậu quả của hiện tượng này.
– Thái độ đúng đắn cần có của thanh niên trước hiện tượng nay là gì.
c. Kết bài
Bày tỏ suy nghĩ riêng của mình, kêu gọi mọi người (nhất là các bạn học sinh) biết làm chủ trước những cám dỗ của những trò chơi, giải trí trên.
4. Một số dàn ý nghị luận về hiện tượng đời sống
Dàn ý Nghị luận về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay.
2. Thân bài
a. Thực trạng
Ngày nay, mạng xã hội Facebook vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng Facebook, người người sử dụng Facebook.
Mỗi người đều có cho mình một tài khoản Facebook riêng để truy cập, kết nối với bạn bè, người thân, có người có đến hai hoặc nhiều tài khoản Facebook.
Facebook là mạng xã hội lớn nhất hiện nay, hàng ngày có một lượng lớn người dùng truy cập, đâu đâu cũng bắt gặp người sử dụng Facebook, từ đó dẫn đến hiện tượng lạm dụng mạng xã hội Facebook.
b. Nguyên nhân
Do nhu cầu của con người: muốn kết nối với bạn bè, người thân, chia sẻ những khoảnh khắc, kỉ niệm của mình.
Do tính hiếu kì, muốn biết “hình thù” Facebook, muốn đua đòi theo bạn bè.
c. Hậu quả
Hậu quả của việc sử dụng Facebook hiện nay phải kể đến đó chính là con người lãng phí quá nhiều thời gian cho Facebook mà không còn quan tâm đến những hoạt động bên ngoài.
Sử dụng Facebook nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người như: cận thị do ánh sáng xanh và nhiều bệnh khác,…
Việc sử dụng Facebook quá nhiều vô hình tạo ra khoảng cách giữa con người ngày càng lớn.
d. Phản đề
Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ định những lợi ích mà Facebook mang lại: nó giúp chúng ta liên lạc, kết nối với những người bạn ở xa một cách rõ ràng, trên mạng cũng có rất nhiều thông tin hữu ích mà con người có thể tra cứu ở mọi nơi,…
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay; đồng thời liên hệ bản thân.
Dàn ý nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay.
2. Thân bài
a. Thực trạng
Tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra.
Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách.
Bài tập được giao về nhà các em không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, gian lận trong thi cử…
b. Nguyên nhân
Chủ quan: do ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,…
Khách quan: thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…
c. Hậu quả
Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức.
Gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,…
Nền giáo dục ngày càng đi xuống.
d. Giải pháp
Mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử.
Gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình.
Nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
—————————
Xem thêm các bài văn mẫu Nghị luận xã hội về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay
Trên đây TaiLieuViet.vn đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết đã cho chúng ta thấy được nội dung kiến thức của bài học. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 12, Soạn văn 12, Soạn bài lớp 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)