Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ giúp các em học sinh nhanh chóng củng cố, nâng cao những hiểu biết về văn nghị luận, có kĩ năng làm bài văn nghị luận về một bài thơ, một đoạn thơ. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 12 qua bài soạn mẫu này.
Mục Lục
ToggleSoạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ mẫu 1
Dàn ý Phân tích bài thơ Cảnh khuya
1. Mở bài
Giới thiệu về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
2. Thân bài
a. Vẻ đẹp thiên nhiên trong hai câu đầu
Tiếng suối thì thầm, róc rách, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca ngọt ngào.
Trăng mang ánh sáng chở che, toả rạng nơi rừng núi chiến khu
Ánh trăng bao trùm lấy cảnh vật, bao trùm những bóng cổ thụ già, bóng cây lại bao bọc lấy những lùm hoa
→ Thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, đẹp đẽ gợi cảm, có âm thanh, có hình sắc.
b. Vẻ đẹp tâm hồn người cách mạng
– Bác không ngủ:
Bởi thiên nhiên quá đẹp
Bởi lòng vẫn đang nặng trĩu nỗi lo toan cho dân tộc
→ Một trái tim chưa giây phút nào thôi lo cho Tổ quốc, cho dân tộc → Tình yêu nước tha thiết, mãnh liệt.
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về bài thơ.
Dàn ý Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc và dẫn dắt vào đoạn thơ.
2. Thân bài
Động từ mạnh “rầm rập, đất rung, nát đá”: diễn tả ngày Việt Bắc ra trận tràn đầy khí thế, tưởng như mặt đất đang rung chuyển dưới những bàn chân của những người chiến sĩ trong cuộc hành quân vĩ đại từ khắp các ngả đường.
Từ láy “điệp điệp, trùng trùng”: miêu tả khí thế, quyết tâm, sức mạnh tinh thần của hàng nghìn con người ra trận.
“Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”: tinh thần yêu nước, quyết tâm đánh giặc tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc có thể làm bất cứ điều gì lớn lao.
Hình ảnh đối lập “thăm thẳm sương dày/ Đèn pha bật sáng…”: khẳng định niềm tin, lạc quan, luôn tin tưởng vào thắng lợi của cuộc chiến đấu, của ngày mai tươi sáng.
Sau những khó khăn, những giờ phút cùng nhau chiến đấu vất vả, khổ cực, đến cuối cùng quân và dân ta đã dành được những chiến thắng to lớn từ khắp các mặt trận trên cả nước (Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên, Ðồng Tháp, An Khê, Việt Bắc, đèo De, núi Hồng).
→ Khẳng định vai trò của Việt Bắc: là quê hương, là căn cứ địa vững chắc của cách mạng, là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ bao tình cảm, suy nghĩ, niềm tin và hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước.
3. Kết bài
Khái quát lại nội dung, ý nghĩa đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung.
Dàn ý phân tích đoạn cuối bài thơ Tràng Giang
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”: không gian như được mở rộng hơn với cảnh bầu trời với những đám mây trắng chen chúc nhau như sà xuống đỉnh núi, nỗi buồn của con người đang lan tỏa ra mạnh mẽ hơn.
“Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”: trong khoảng không gian rộng lớn, yên tĩnh đó là hình ảnh chú chim nghiêng đôi cánh như đổ bóng chiều tà xuống không gian bên dưới.
“Lòng quê dợn dợn vời con nước”: “dợn dợn’ là cách dùng từ mới mẻ của tác giả, nó không chỉ là tâm trạng nhớ nhung, buồn bã mà đó còn là những băn khoăn, trăn trở mong mỏi cho quê nhà sớm được độc lập tự do, nỗi nhớ luôn lăn tăn như con nước của dòng sông.
“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”: vào lúc mặt trời lặn cũng là lúc con người ta thường cảm thấy bâng khuâng, nhớ nhà đặc biệt là khi các nhà lên khói nấu cơm chiều. Tuy nhiên, nỗi nhớ nhà của tác giả không đợi khi có khói của bữa cơm chiều mà nó luôn luôn thường trực.
3. Kết bài
Khái quát lại vẻ đẹp của đoạn thơ nói riêng, bài thơ nói chung và vị trí của bài thơ trong kho tàng văn học.
Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ mẫu 2
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
– Đối tượng của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ rất đa dạng, phong phú: một đoạn thơ, một bài thơ, một hình tượng thơ,…
– Cách làm bài: bài viết thường có các ý chinh sau
+ Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ
+ Bàn luận về những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ
+ Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ
2. Luyện tập
Câu 1 (trang 86, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
I. Mở bài
Giới thiệu về tác giả Huy Cận và đoạn thơ (xuất xứ, nguyên văn đoạn thơ)
II. Thân bài
– Nêu hoàn cảnh ra đời và khái quát cảm xúc trong toàn bộ bài thơ Tràng giang
– Phân tích đoạn thơ:
+ Hai câu thơ đầu: vẽ nên bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà, mang nét buồn nhưng vẫn tráng lệ, kì vĩ với hình ảnh mây cao, núi bạc,… Qua đó, cho thấy sự rung cảm tinh tế của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên
+ Hai câu còn lại: nỗi lòng nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả được bộc lộ một cách trực tiếp, chân thực, tự nhiên, không cần sự tác động của yếu tố ngoại cảnh – “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
– Đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ:
+ Nội dung: khổ thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà, từ đó khắc họa nỗi niềm nhớ quê, nhớ nhà của tác giả
+ Nghệ thuật: sử dụng từ láy, hình ảnh thơ cổ điển mang phong vị đường thi
III. Kết bài
Cảm nghĩ của bản thân về đoạn thơ
Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ mẫu 3
1. Cách viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
a. Nghị luận về một bài thơ
Đề: Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. (Xem toàn văn bài thơ trong SGK).
Đối với một bài thơ, các bước làm bài có thể như sau:
a) Đọc chậm nhiều lần bài thơ để có cảm nhận chung về tác phẩm: bài thơ nói về vấn đề gì, tình cảm của tác giả bộc lộ trong bài thơ như thế nào?,…
b) Tìm hiểu sâu về bài thơ.
- Về nội dung: đề cập đến những ý gì, điều gì trong cuộc sống của con người.
- Về nghệ thuật: có những điểm nào cần chú ý: về hình ảnh, âm điệu, ngôn ngữ, thể thơ,..
- Điểm đặc sắc nhất của bài thơ là gì?
(Về bước b, có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý trong SGK để tìm hiểu bài thơ).
c) Lập dàn ý cho bài phân tích của mình:
- Nêu các luận điểm để phân tích bài thơ. Có thể có nhiều luận điểm khác nhau tùy theo cảm nhận và suy nghĩ của từng người viết. Các luận điểm đó được sắp xếp trong một lập luận lôgic của bài làm.
- Trình tự bài có thể có nhiều cách.
Ví dụ:
- Cách 1: Theo trình tự các đoạn thơ, câu thơ
- Cách 2: Theo trình tự nội dung – nghệ thuật – đánh giá bài thơ.
- Cách 3: Nêu nét đặc sắc nổi bật của tác phẩm – phân tích cái hay, vẻ đẹp – đánh giá bài thơ.
d) Viết bài theo dàn ý đã lập bằng phong cách nghị luận văn học với cảm hứng của mình.
Chú ý:
- Nghị luận về một bài thơ không chỉ đơn thuần làm công việc giảng giải, phân tích bài thơ đó mà quan trọng hơn là phải phẩm bình, thưởng thức, đánh giá bài thơ bằng những cảm nhận riêng, rung động riêng và chủ kiến của mình về bài thơ đó.
- Nghị luận về một bài thơ (mà đề bài không nêu yêu cầu cụ thể), người viết có thể nghị luận về toàn bộ bài thơ đó, hoặc chỉ chọn một hoặc vài ba điểm đáng nói nhất, thích thú nhất để bình luận.
b. Nghị luận về một đoạn thơ
Đề: Phân tích đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu (xem văn bản trong SGK).
Nghị luận về một đoạn thơ, xét chung, về cách làm cũng giống như nghị luận về một bài thơ. Chỉ có điều, ở một tác phẩm thơ thì ý tưởng và chủ đề trọn vẹn hơn, còn ở một đoạn thơ thì có khi cũng là một ý tiêu biểu cho cả bài thơ, nhưng cũng có trường hợp nó lại là một ý đặc sắc nào khác chưa hẳn đã là ý bao trùm cho chủ đề của tác phẩm. Vì vậy, điều căn cứ vào để nghị luận chính là văn bản của đoạn thơ chứ không phải bài thơ. Bài thơ ở đây chỉ là một tài liệu để giúp ta soi sáng thêm đoạn thơ nhằm hiểu sâu sắc thêm đoạn thơ. Vì vậy, trong điều kiện có thể, cũng nên tìm đọc bài thơ có đoạn thơ cần nghị luận. Anh (chị) có thể dựa vào các bước làm bài của dạng bài nghị luận về một bài thơ trên đây đề làm dạng bài này (nghị luận về một đoạn thơ).
Thông thường, người ta có thể ra đề: Phân tích về đoạn thơ A hoặc Suy nghĩ về đoạn thơ B,…; anh (chị) cần theo yêu cầu đó (phân tích hoặc suy nghĩ) để làm bài cho đúng.
Anh (chị) cần đọc kỹ, tham khảo những gợi ý trong SGK để làm bài này và cố gắng tập viết thành một bài nghị luận văn học bằng cảm hứng và những suy nghĩ riêng của mình.
2. Luyện tập
Phân tích đoạn thơ trong bài Tràng giang của Huy Cận (xem văn bản trong SGK).
Gợi ý:
- Cảnh chiều xuống trên sông: đẹp nhưng đượm buồn.
- Tâm trạng thi nhân: nỗi buồn nhớ nhà dâng lên sâu thăm thẳm.
- Nghệ thuật:
- Hình ảnh đối lập, gợi cảm: núi mây hùng vĩ / cánh chim bé nhỏ.
- Âm điệu phù hợp: dập dềnh như sóng nước trên Tràng giang.
- Tứ thơ mới mẻ: học tập thơ xưa và sáng tạo thêm cái mới.
- Nét đặc sắc: sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp lãng mạn của Thơ mới.
Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ mẫu 4
1. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 85 SGK Ngữ văn 12 tập
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Lời giải chi tiết:
Đề 1: Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
Đề 2: Phân tích đoạn thơ trích trong bài Việt Bắc của Tố Hữu.
Tìm hiểu đề |
Lập dàn ý |
|
Đề 1 |
+ Hoàn cảnh ra đời bài thơ: viết vào mùa đông 1947, năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. + Phân tích tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ trong hoàn cảnh lớn và hoàn cảnh nhỏ của bài thơ để thấy hết giá trị. |
Mở bài: Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Thân bài: + Vẻ đẹp huyền ảo, lung linh của núi rừng đêm trăng (trăng, hoa, cây cổ thụ, tiếng suối). + Nhân vật trữ tình mải mê lo việc nước đến tận khuya, tình cờ bắt gặp tiếng suối dưới trăng (khác các ẩn sĩ tìm đến thiên nhiên để lánh đời, dưỡng tính). + Bài thơ hiện đại ở chỗ con người nổi bật giữa bức tranh thiên nhiên, cổ điển ở bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ trong bài thơ. |
Đề 2 |
Khí thế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dũng mãnh, hào hùng (thể hiện qua lực lượng tham gia, những con đường và thời điểm tổng tiến công sôi nổi,…) |
Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (xuất xứ, trích dẫn nguyên văn đoạn thơ). Thân bài: + Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc: 8 câu đầu. + Khí thế chiến thắng của các chiến trường khác: 4 câu sau. + Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ tài tình của tác giả trong đoạn thơ. Kết bài: Đoạn thơ thể hiện thành công cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. |
Câu 2 (trang 86 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Từ các đề bài và kết quả thảo luận, anh (chị) hãy cho biết đối tượng, nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Lời giải chi tiết:
– Đối tượng của bài nghị luận rất đa dạng (bài thơ/đoạn thơ/hình tượng thơ…).
– Nội dung bài nghị luận bao gồm: giới thiệu khái quát về bài thơ/đoạn thơ, bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ, đánh giá chung về bài thơ/đoạn thơ.
2. Luyện tập
Câu hỏi (trang 86 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tràng giang của Huy Cận:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dờn dờn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Lời giải chi tiết:
1. Mở bài: Giới thiệu chung
Tràng giang được in trong tập Lửa thiêng (1940) là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất trong sáng tác của Huy Cận. Tứ thơ Tràng giang được hình thành vào một buổi chiều mùa thu 1939, khi nhà thơ đứng bờ nam bến Chèm (Hà Nội), nhìn cảnh sông Hồng mênh mông sông nước bốn bề bao la thuần tuý tả cảnh thiên nhiên, mô tả cái vô hình, cái vĩnh viễn. Đó là cái “thế giới bên trong”, cái linh hồn của tạo vật trong nỗi 1 xa vắng mênh mông. Khổ thơ kết cũng vừa là cảnh, vừa là tâm hồn.
2. Thân bài
Câu 1:
Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tác giả không viết về “núi cao”, “mây bạc”, mà viết “mây cao”, “núi bạc”. Đó là cách làm lộn dòng cảm giác khiến người đọc choáng ngợp…
Động từ “đùn” tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ.
Câu 2: Cánh chim chiều hôm mang theo nắng chiều sa xuống mặt sông. Hình ảnh cánh chim chiều hôm gợi nỗi nhớ nhà và cái buồn cô liêu của người lữ khách (so sánh).
Câu 3: Lòng quê: nỗi nhớ quê hương gợi lên theo sóng nước.
Câu 4: Xuất xứ từ câu thơ của Thôi Hiệu đời Đường: “Nhật mô hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu.” (“Quê hương khuất bóng hoàng hôn – Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” – Tản Đà dịch thơ). Tứ thơ mới mẻ, học tập thơ xưa và sáng tạo thêm cái mới.
=> Đoạn thơ nói lên được nỗi niềm bơ vơ, buồn bã của “cái tôi” trữ tình. Cảm xúc hướng về quê hương cũng là một cách gửi gắm nỗi niềm yêu nước thầm kín của nhà thơ.
Nét đặc sắc nghệ thuật: Sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp lãng mạn của Thơ mới.
3. Kết bài
Tâm hồn nhà thơ đôn hậu, tinh tế. Đáng quý là cảnh vật và tâm trạng tác giả tuy buồn cô liêu nhưng rất đẹp, thể hiện tài năng và sự tinh tế trong cảm nhận thế giới tự nhiên và cuộc sông con người.
Trên đây TaiLieuViet.vn đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 12, Soạn văn 12, Soạn bài lớp 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.
- Soạn bài lớp 12: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Soạn bài lớp 12: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS
- Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận
- Soạn bài lớp 12: Tây Tiến
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)